Diệp Y Độ Mẫu – Vị Bổn tôn của năng lực chữa lành tự nhiên

ཨོཾ་པི་ཤ་ཙི་པརྞ་ཤ་ཝ་རི་སརྦ་ཛྭ་ར་པྲ་ཤཱ་མ་ན་ཡེ་སྭཱ་ཧཱ།
OM PISHATSI PARNA SHAVARI SARVA ZVARA PRASHA MANI SVAHA

Parnashavari (Tib. Loma Gyonma) là một Dakini chữa bệnh, ngài trừ bỏ các bệnh truyền nhiễm và bệnh dịch. Tên của Ngài có nghĩa là người mặc áo lá và Ngài thể hiện mối liên hệ của chúng ta với thiên nhiên và phương pháp chữa bệnh tự nhiên. Ngài là một vị thần dân gian Ấn Độ được tiếp thu vào Phật giáo Mật tông, Ngài được liên hệ với với Đức Phật Amoghasiddhi (Bất Không Thành Tựu) và các hoạt động giác ngộ của chư phật.

Theo quan điểm của Phật giáo, có một năng lượng chữa bệnh trong vũ trụ có thể được truyền thông qua các khả năng của người chữa lành. Sức mạnh chữa bệnh của Diệp Y Độ Mẫu Parnashavari có được thông qua thiền định, nghi lễ hoặc tụng thần chú của Ngài. Là một hiện thân của một trong hai mươi mốt Đức Độ Mẫu Tara, Ngài được biết đến với cái tên là Parnashavari Diệp Y Độ Mẫu trong sự cô độc trên núi, người đã loại bỏ các bệnh truyền nhiễm khác nhau (Tiếng Tạng: Rimne Selwe Ri Throd Loma Gyonma).

Thông thường, Ngài được miêu tả bằng màu vàng hoặc màu cam, với biểu hiện nửa phẫn nộ. Ngoài ra còn có các hình thức phẫn nộ hiếm gặp hơn là trong màu xanh lam, màu đen, màu xanh lá cây hoặc màu đỏ. Hình dạng phổ biến nhất của Ngài là với ba khuôn mặt (vàng, trắng và đỏ); mỗi mặt có ba con mắt. Hình thức này có sáu tay. Trong ba tay phải, Ngài cầm một chày kim cương vajra ở trái tim, một mũi tên biểu trưng cho hoạt động hàng phục, và một chiếc rìu nhỏ, và trong ba tay ở bên trái: một chày kim cương, một cây cung, và một bông sen hoặc một nhánh cây.

Người ta tin rằng chày kim cương của Ngài thu hút những con quỷ bệnh tật, chiếc rìu của Ngài cắt trái tim của chúng, và cây cung và mũi tên của Ngài hút lấy sinh lực của chúng. Chày Kim cương trong tay Ngài tượng trưng cho sức mạnh không thể phá hủy và nhận thức về bản chất ảo tưởng của các hiện tượng. Theo Đạo Phật, Người chữa lành thực sự phải có khả năng nhận ra bản chất ảo tưởng của các bệnh tật và loại bỏ chúng.

Theo truyền thống Ấn Độ, Parnashavari được miêu tả trong tư thế hoa sen (padmasana). Trong hình ảnh Tây Tạng, Ngài xuất hiện trong một tư thế hoàn toàn khác - chân phải của Ngài uốn cong với cơ thể, do đó gót chân Ngài ép xương chậu và đầu gối của Ngài chạm vào sàn. Chân trái của Ngài cong ở đầu gối, với một chân trên sàn nhà. Mục đích của tư thế yoga này là hướng năng lượng quan trọng đến vùng xương chậu và từ đó đi lên qua cột sống. Theo truyền thống của yoga Tây Tạng, điều này đánh thức khả năng chữa bệnh trong cơ thể và dẫn đến trạng thái ý thức cao hơn.

Phục trang và phẩm tính của Ngài thể hiện mối liên hệ của Ngài với thiên nhiên, từ đó sức mạnh chữa lành của Ngài được tạo ra. Váy của Ngài thường được làm bằng lá, đôi khi được trang trí bằng hoa hoặc lông chim công. Con công tượng trưng cho sự chuyển đổi những cảm xúc tiêu cực thành trí tuệ. Một số hình ảnh của Parnashavari, được mô tả với những con rắn quanh cổ hoặc được dệt trên tóc. Chúng tượng trưng cho mục đích của thực hành yoga để nâng cao năng lượng kundalini ở đáy cột sống.

Parnashavari đóng một vai trò quan trọng trong Phật giáo Đại thừa Ấn Độ, được bảo tồn và phát triển hơn nữa trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng nơi nữ thần nhận được địa vị cụ thể và chức năng nghi lễ quan trọng.

Trước ngài Parnashavari, con xin thành tâm đảnh lễ và nguyện cầu

Con và tất cả những sinh mệnh cần được bảo vệ

Bằng cách bình định tất cả bốn trăm lẻ một loại bệnh khác nhau

Cũng như tất cả các bệnh dịch và bệnh truyền nhiễm

Vào thời điểm dịch bệnh trong thời đại mạt pháp này.

Hãy giữ gìn và bảo vệ tất cả chúng con!

Nghi quỹ thực hành Pháp Diệp Y Độ Mẫu Parnashavari từ Chu kỳ Namcho, được khám phá vào thế kỷ 17 bởi Terton Migyur Dorje, người được nhận ban truyền từ Đức Quán Thế Âm Avalokiteshvara và Đức Liên Hoa Sinh Padmasambhava. Diệp Y Độ Mẫu Parnashavari thực hành từ chu kỳ Namchö.

Tiến sĩ Lyudmila Klasanova

Nguồn Anh ngữ: Parnashavari: Goddess of Natural Healing

Comments are closed.