Lịch sử sơ lược truyền thống Barom Kagyu

Tổ Barom Darma Wangchuk

Barom Kagyu Lineag

Cây truyền thừa Barom Kagyu

Trọng tâm của lịch sử Dòng truyền thừa Barom Kagyu là sự thấu hiểu tầm quan trọng của  những nỗ lực mà Đức Sonam Tenzin Rinpoche tôn kính đã truyền giáo lý dòng phái này đến với người phương Tây. Dòng truyền thừa Kagyu được biết đến là dòng truyền thừa thực hành mà giáo pháp tâm yếu là khẩu truyền. Điều này được thể hiện trong ý nghĩa của từ Kagyu. Âm đầu tiên, “Ka”, liên quan đến các bản kinh  Phật và sự khẩu truyền các giáo lý của Đạo sư. Tiếp đến, âm “gyu” có nghĩa là dòng truyền thừa hay truyền thống. Khi kết hợp với nhau, những âm này tạo thành nghĩa là dòng Khẩu Truyền. Dòng truyền thừa Kagyu chính là phương tiện giúp những giáo lý Đức Phật được truyền lại từ đời này sang đời khác.

Từ Phật, có Pháp

Từ Pháp, có Tăng đoàn tỉnh giác

Từ Tăng đoàn, trí tuệ tự nhiên sẽ hiển lộ

Khi sự tỉnh giác cuối cùng hiển lộ

Giác ngộ tối thượng sẽ xuất hiện

Mọi khả năng sẽ được thành tựu

Điều tốt lành sẽ đến với mỗi chúng ta và mọi người

Dòng truyền thừa Kagyu khởi nguồn từ Đạo Sư Vĩ Đại (Yogi) Tilopa, được sáng lập tại Bengal, Ấn Độ năm 988 sau Công nguyên.  Tilopa thọ nhận và tập trung vào những thực hành cá nhân;  những trao truyền  qua Pháp thân Phật Kim Cương Trì- trao truyền Mật điển Guhyasamaja của Đại thành tựu giả Nagarjuna, các học thuyết bardo và tịnh quang của Đại thành tựu giả Lawapa, các dòng heruka Chakrasamvara  từ Đại thành tựu giả Luipada, các dòng Đại ấn thủ của Đại thành tựu giả Shavari, và các học thuyết của Mật điển Hevajra được trao truyền qua Krishnacharya. Ngài đã thực hành tu thiền chuyên sâu trong nhiều năm và cuối cùng đã đạt được giác ngộ viên mãn.

Những giáo lý truyền từ Tilopa tới Naropa được hệ thống lại thành Sáu phương pháp Du già Yogas của Naropa và  được xem là phương pháp thực hành tâm yếu của dòng Kagyu. Naropa, sinh ra trong một gia đình quý tộc vào năm 1016, Ngài rời bỏ đời sống thế tục khi tuổi đời còn rất trẻ và đã dâng hiến cả cuộc đời để nghiên cứu và thực hành {giáo Pháp}. Những cống hiến đầy đam mê và những khó khăn gian khổ mà Ngài phải trải qua trong quá trình hoàn thiện tâm linh  là một huyền thoại đối với  người Tây Tạng. Thời gian cuối đời, Ngài đã đào tạo rất nhiều đệ tử, nổi tiếng nhất trong số đó là dịch giả Marpa.

 Marpa Chokyi Lodoe (1012-1099) đã ba lần tới Ấn Độ và 4 lần tới Nepal để tìm các giáo lý tôn giáo. Ngài đã đảnh lễ và tu học dưới sự hướng dẫn của 108 vị Thầy tâm linh và các bậc thành tựu, đặc biệt là Ngài Naropa và Maitrepa. Sau đó, Ngài trở về Tây Tạng để truyền bá giáo Pháp. Các dòng phái của giáo lý Mật điển mà Ngài thọ nhận từ Naropa đã được truyền lại cho đại đệ tử của mình là Milarepa (1040-1123), bậc thành tựu  được tôn vinh nhất  trong giới hành giả Mật điển Tây Tạng, cũng giống như Naropa Ngài đã đạt giác ngộ chỉ trong một đời.

Thứ tự cây truyền thừa của dòng Kagyu: Ở chính giữa, trên Ngài Milarepa là Ngài Vajradhara, Marpa và 5 chị em Nữ thần Hộ mệnh. Về phía bên phải, trên Ngài Gampop là Ngài Naropa. Về phía bên trái,  trên Ngài Rechung là Ngài Tilopa.

Những trao truyền từ Ngài Milarepa được tiếp nối bởi Ngài Gampopa, một nhà vật lý học tài năng, trước đó đã thọ nhận giáo lý từ Kadampa và sau đó là Đại thủ ấn và 6 phương pháp Yoga của Naropa từ Milarepa. Bậc thầy vĩ đại Gampopa (1040-1123), được biết đến là Dakpo Lhaje, đã thiết lập nền tảngcho dòng truyền thừa Kagyu bằng cách hợp nhất dòng Đại Thủ Ấn của Milarepa với dòng truyền thừa Kadampa. Dòng truyền thừa này được biết đến với tên gọi Dakpo Kagyu, dòng chính của truyền thống Kagyu.

Các đệ tử lừng danh của Gampopa của Truyền thống Dakpo Kagyu đã thiết lập 04 trường phái chính. Dòng truyền thừa Barom Kagyu được sáng lập bởi Barom Dharma Wangchuk, là một trong 4 hành giả lừng danh này. Như vậy, truyền thống được tiếp dẫn thành công từ Tilopa tới Naropa, Marpa, Milarepa và Gampopa đến với phương Tây nhờ Ngài Barom Dharma Wangchuk và các La ma của Dòng truyền thừa Barom Kagyu.

http://www.baromkagyu.org/pageBK1.html

Việt dịch : Nhóm Rigpa Lotsawas

Hiệu đính : Giác nhiên

Mọi sai sót đều do người dịch và người hiệu đính. Có chút phước đức nhỏ nhoi nào xin hồi hướng cho những ai có duyên với truyền thống Barom Kagyu đều được lợi lạc và cầu mong nhờ công đức này truyền thống Barom Kagyu sẽ nở rộ tại Việt nam

Comments are closed.