Tổ Chokgyur Dechen Lingpa

 Tổ Chokgyur Dechen Lingpa Bậc nắm giữ kho tàng Terma Chokling Tersar

Cách đây 2500 năm, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lần đầu tiên đã giảng dạy giáo lý con đường giác ngộ cho chúng sinh trong cõi giới này. Khi âm vang Giáo Pháp của Đức Phật lan truyền khắp muôn nơi, vị Thầy giác ngộ vô song này đã dành cả đời mình để truyền bá Phật Pháp khắp đất nước Ấn Độ. Hàng thế kỉ sau khi Đức Phật nhập niết bàn, các giáo lý của Ngài phát triển sâu rộng khắp Ấn Độ và lan truyền tới hầu hết các quốc gia châu Á. Những giáo lý của Ngài đã mang lại hạnh phúc, lợi lạc và giải thoát cho tất cả những ai thực hành chúng.

Tại Tây Tạng, những lời dạy của Đức Phật luôn được giữ gìn với lòng sùng mộ mãnh liệt xuyên suốt lịch sử. Trong một thời gian ngắn, tất cả các dòng phái nghiên cứu và thực hành Phật giáo đều được đồng nhất và trì giữ một cách không gián đoạn từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Đạo sư vĩ đại Ấn Độ thế kỉ thứ 8, Đức Liên Hoa Sanh, đã đến Tây tạng và chịu trách nhiệm hoằng truyền giáo lý Kim Cương Thừa khắp Tây Tạng, Ngài được biết đến là Guru Rinpoche, nghĩa là “ Đạo sư Tôn quý”.

Toàn bộ giáo lý Phật giáo và các phương pháp thực hành như Đại Toàn Thiện (Dzogchen) chính là thị hiện từ giác tánh của Đạo sư Liên Hoa Sanh. Trong suốt thời gian ở Tây Tạng, Guru Rinpoche đã trao truyền những giáo lý thâm diệu tới các đệ tử thân cận nhất của Ngài. Ngài tin tưởng các đệ tử của mình và giao phó bảo vệ các giáo lý Dzogchen vì lợi lạc của thế hệ tương lai. Guru Rinpoche đã hướng dẫn các đệ tử đem giáo lý đến với chúng sinh trong không gian và thời gian thích hợp chỉ sau khi người thọ nhận chin muồi về mặt tâm thức, để đem lại lợi lạc cho chúng sinh mau chóng đạt giác ngộ từ sức mạnh vô tận của giáo lý Dzogchen.

Nhờ những hiển lộ phi thường của Đức Chokgyur Dechen Lingpa (1829-1870), tu viện Ka-Nying Shedrub Ling chính là nơi trực tiếp thọ nhận giáo lý Đại Toàn Thiện. Khai Mật Tạng vĩ đại của phái Nyingma là vị cuối cùng trong số 108 vị Khai mật tạng khám phá  Kho Tàng Tâm được cất giấu của Đức Liên Hoa Sanh. Dòng truyền thừa của Chokgyur Lingpa, được biết đến là Chokling Tersar đã trải qua ít nhất 15 thế kỉ. Các giáo lý hai dòng phái Kagyu và Nyingma của Phật giáo Tây Tạng được đem vào thực hành.

Cách mà Tu viện Ka-Nying Shedrub Ling kết nối với phái Kagyu của Phật giáo Tây Tạng như thế nào? Tu viện được thiết lập dựa trên mối liên kết Pháp với Đức Pháp Vương Gyalwang Karmapa đời thứ 16. Người sáng lập tu viện, Đức Kyabje Tulku Urgyen Rinpoche chính là vị hộ trì chính của dòng Barom Kagyu. Hơn nữa, ba trong số sáu người con trai của Ngài Chökyi Nyima Rinpoche, Tsoknyi Rinpoche và Yongey Mingyur Rinpoche là những vị Lama đáng tôn kính lần lượt thuộc các dòng truyền thừa Drikung Kagyu, Drukpa Kagyu và Karma Kagyu. Hơn nữa, dòng họ của các Lama cao cấp chính là hậu duệ của Đức Terchen Chokgyur Dechen Lingpa. Bởi vậy, huyết thống của họ là thuộc phái Nyingma trong khi Hóa thân lại thuộc dòng Kagyu.

Hơn nữa, con trai lớn của Đức Tsikey Chokling Rinpoche, Đức Phakchok Rinpoche chính là Bậc trì giữ phái Taklung Kagyu và con trai nhỏ, Khyentse Yangsi Rinpoche, là Hóa thân của một trong số các Vị Khai Mật Tạng Nyingma vĩ đại nhất của thế kỉ 20, Đức Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche, và đều các hậu duệ trực tiếp của Terchen Chokgyur Dechen Lingpa. Do đó, Ka chính là từ Kagyu và Nying chính là từ Nyingma – tạo thành tên Ka-Nying Shedrub Ling.

Cách mà tu viện Ka-Nying Shedrub Ling đã trì giữ các dòng phái Nyingma và Kagyu như thế nào? Là một địa điểm  dành cho việc nghiên cứu và thực hành chuyên sâu các giáo lý và các pháp tu của cả hai dòng phái cũng như các bản Kinh và các pháp thực hành tu tập của Đức Phật khi chúng đã được trao truyền trong dòng truyền thừa không gián đoạn, với một truyền thống thực hành tâm linh hết sức thanh tịnh và Kinh điển, Mật điển được truyền giữ thông qua các hoạt động vì lợi lạc giáo Pháp của Đấng Giác Ngộ đều diễn ra sống động tại Tu viện Ka-Nying Shedrub Ling.

http://www.shedrub.org/page.php?page=lineage

Việt dịch : Nhóm Rigpa Lotsawas

Hiệu đính : Giác nhiên

Mọi sai sót đều do người dịch và người hiệu đính. Có chút phước đức nhỏ nhoi nào xin hồi hướng cho những ai có duyên với truyền thống Ka-Nying đều được lợi lạc và cầu mong nhờ công đức này truyền thống Ka-Nying sẽ nở rộ tại Việt nam

Comments are closed.