Bài giảng 2 – Tara – Phật Mẫu nhanh đáp lại – tất thảy đều tôn kính

Từ năm nay trở đi, tôi cũng hy vọng rằng Phật tử từ khắp nơi trên thế giới có thể kết hợp việc tụng Lời Tán Thán này vào lịch trình của họ. Đừng thỏa mãn với sự hiểu về nghĩa đen của bản văn mà hãy cố gắng đưa vào thực hành, chẳng hạn bằng cách tụng đọc.

Chúng ta đã hoàn mãn bài giảng thứ nhất về Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara; bây giờ, hãy cùng nhau tiếp tục. Lời Tán Thán có hai mươi mốt đoạn kệ; mỗi đoạn kệ tán thán một vị Cứu Độ Mẫu Tara tương ứng; vì thế, người ta có thể có ấn tượng rằng bản văn tán thán 21 vị Tara. Như chúng ta đã tuyên bố trước đó, về bản chất, Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara giống nhau, tức là, chư vị chỉ là những hình tướng khác nhau của cùng một Phật Mẫu. Đấy là lý do mà đề cương bản văn ở đây gợi ý rằng các đoạn kệ trong Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara là những lời tán thán cho các khía cạnh khác nhau của cùng một vị Tôn. Để điều phục những hữu tình chúng sinh khác nhau, các hóa hiện của Cứu Độ Mẫu Tara xuất hiện thành hai mươi mốt hình tướng độc đáo; mỗi hóa hiện hiển bày những phẩm tính, vẻ ngoài, tư thế tay, màu da và v.v. khác nhau. Về màu da, các hóa hiện khác nhau của Cứu Độ Mẫu Tara xuất hiện là trắng, xanh lá, đỏ, vàng, vàng cam, xanh dương hay đen, với mỗi màu đại diện cho một đặc tính của vị Tôn như sau: Trắng đại diện cho thân của Cứu Độ Mẫu Tara; đỏ – khẩu, xanh dương và đen – ý, vàng và vàng cam – phẩm tính và xanh lá – hoạt động.

Như tôi đã đề cập trong bài giảng đầu tiên, ngoài Lời Tán Thán đặc biệt này, Kinh Điển Phật Giáo còn bao gồm nhiều bản văn khác liên quan đến Cứu Độ Mẫu Tara. Nhiều ngày trước, tôi đã xem Kangyur và tìm thấy nhiều nghi quỹ về Tara, bao gồm nhiều nghi quỹ liên quan đến các thực hành về bốn hoạt động – tức taităng íchkính ái và điều phục. Cũng có nhiều Terma Phật giáo Tây Tạng miêu tả các thực hành Tara. Bên cạnh đó, nếu bạn xem xét kinh điển Phật Giáo Trung Quốcđặc biệt là những trước tác liên quan đến Phật Giáo Mật Tông Trung Quốc, bạn sẽ thấy rằng có các bản văn với sự hướng dẫn cho những thực hành sùng kính về Cứu Độ Mẫu Tara, điều cũng có thể được tìm thấy ở đó. Mặc dù nhiều bản văn được tìm thấy trong những tuyển tập này được xem là Kinh, chúng thực sự có thể được xếp vào Mật. Lời Tán Thán đặc biệt này là một minh chứng tốt đẹp về điều này. Chúng ta đã nhắc đến trong bài giảng đầu tiên rằng trong khi một số đạo sư phân loại Lời Tán Thán này là một phần của Kriya Tantra, số khác thấy rằng chuẩn xác hơn thì Lời Tán Thán thuộc về Vô Thượng Du Già. Thực sự, cả hai cách phân loại đều có thể chấp nhận được. Mặc dù đã nhắc đến trước đó, tôi cũng muốn nhấn mạnh lại rằng chúng ta không nên cho rằng các thực hành Tara chỉ tồn tại trong Phật Giáo Tây Tạng. Chúng cũng có sẵn trong bối cảnh của Phật Giáo Trung Quốc và có lịch sử lâu dài về việc được truyền bá ở Trung Quốc đại lục từ Triều Đường.

DROLMA TSUKTOR NAMGYAL – ngọc báu trên đỉnh Như Lai vĩ đại

Bây giờ, hãy cùng tiếp tục với Lời Tán Thán. Trước đó, chúng ta đã dừng lại khi học phần thứ hai của Lời Tán Thán Các Khía Cạnh Thân An Bình. Bây giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu phần thứ ba, điều tán thán Cứu Độ Mẫu Tara về khía cạnh rằng Bà không chỉ là sự quy y cho chúng sinh bình phàm trong sáu cõi mà cũng là đối tượng nương tựa, tán thán và tôn kính của chư Phật và Bồ Tát thành tựu.

Lời Tán Thán Đối Tượng Quy Y Cho Chư Phật Và Bồ Tát

Đỉnh lễ Ngài, vị với chiến thắng bất tận,

Ngọc báu trên đỉnh của Như Lai vĩ đại,

Được phụng sự bởi chư vị kế thừa Phật 

Những vị viên thành tất cả ba la mật.

[Đỉnh lễ Ngài, vị với chiến thắng bất tận,

Ngọc báu trên đỉnh của Như Lai vĩ đại.

Đã hoàn thành tất cả các ba la mật,

Ngài được chư vị kế thừa Phật phụng sự.]

Đây là Tara Usnisavijaya hay Drolma Tsuktor trong Tạng ngữ, vị Tara hoàn toàn chiến thắng hay Tara Ushnisha. Vị Tara này màu vàng cam, với tay phải trong ấn thắng thí. Nhìn chung, tay phải của mỗi vị Tara đều trong ấn thắng thí, chỉ ra rằng hoạt động của Cứu Độ Mẫu Tara là giải thoát tất cả hữu tình chúng sinh, những kẻ đang đau khổ trong luân hồi. Nói cách khác, Cứu Độ Mẫu Tara sẵn sàng giúp đỡ và giải thoát chúng sinh bằng tay Bà. Trong đời sống hằng ngày, khi ai đó giúp đỡ người khác, chúng ta cũng thường nói rằng họ sẵn lòng giúp một tay. Vì thế, tư thế này biểu tượng cho hoạt động giải thoát hữu tình chúng sinh. Tay trái của vị Tara này cầm bình trường thọ chứa cam lồ thọ mạng bất tử, điều biểu tượng rằng Cứu Độ Mẫu Tara liên tục trút cam lồ Giáo Pháp, thứ xua tan mọi điều ác, chẳng hạn cảm xúc phiền não, khổ đau gây ra bởi nghèo đói và đặc biệt hơn cả, những kẻ thù của sáu ba la mật.

Vị Tara này được gọi là “ngọc báu trên đỉnh của Như Lai vĩ đại” bởi tất cả Như Lai, với sự tôn kính lớn lao, xem vị Tara này là Ushnisha hay nhục kế. Từ đó, chúng ta có thể thấy được sự phi phàm của vị Tara này, bởi thậm chí chư Phật, những vị đáng kính nhất trong tất thảy, cũng tôn kính Bà là ngọc báu vương miện của chư vị. Vị Tara này cũng tiến hành vô số hoạt động chiến thắng. “Chiến thắng bất tận” liên quan đến việc chiến thắng trước mọi nghịch cảnh và chướng ngại – từ các chướng ngại trong đời sống thế tụccho đến những cản trở trong thực hành tâm linh hay từ những vấn đề trong luân hồi cho đến các thử thách trong việc đạt Niết Bàn. Bà chiến thắng mọi tổn hại gây ra bởi những kẻ thù và ma quỷ bên ngoài và bên trong. Đấy là những hoạt động chiến thắng của Bà. “Đã hoàn thành tất cả các ba la mật” nghĩa là Bà đã đạt được tất cả mười ba la mậtbao gồm sáu ba la mật của bố thítrì giớinhẫn nhụctinh tấnthiền định và trí tuệ cũng như bốn ba la mậtba la mật phương tiện thiện xảo, lực, nguyện và trí nguyên sơ. Theo Kinh Thập Địa, người ta có thể được xem là hoàn toàn giác ngộ sau khi đạt được mười ba la mậthoàn toàn và viên mãn. Sự thành tựu mười ba la mật cho thấy rằng vị Tara này đã đạt được mười kiểu tự do và viên mãn và như thế, đạt được con đường vô lậu học và sự viên mãn hoàn toàn. Cùng nhau, điều này chỉ ra rằng Cứu Độ Mẫu Tara không phải là một thiên nữ bình phàm hay một nữ Bồ Tát, mà là vị vốn đã đạt Phật quả. Bên cạnh đó, tất cả chư Phật và Bồ Tát có thể được cho là sinh ra từ Cứu Độ Mẫu Tara. Vì những lý do này, Bà “được chư vị kế thừa Phật phụng sự”. Nói cách khác, tất cả chư Bồ Tát từ sơ địa Hoan Hỷ cho đến thập địa Pháp Vân đều tán thán, nương tựa và phụng sự Cứu Độ Mẫu Tara.

Với điều đấy trong tâm, còn cần gì phải nhắc đến rằng tất cả Phật tử, bất kể họ thuộc về trường phái nào, đều cần kính lễ Cứu Độ Mẫu Tara với sự kính trọng lớn lao và thường xuyên tham gia vào các thực hành tôn vinh Bà? Về mặt này, không cần phải giữ tri kiến bộ phái về Phật Giáo Tây TạngPhật Giáo Trung Quốc hay Phật Giáo Theravada. Thực tế là, bất kỳ vị tôn quý nào trong Phật Giáo, dù chư vị xuất hiện là thuộc về trường phái nào, đều đáng được sự cung kính và đỉnh lễ của mọi người bởi chư vị vượt xa chúng sinh bình phàm về các phẩm tính, khả năng và trí tuệ. Về khía cạnh này, thật vô ích khi những người từ các truyền thốngchủng tộc hay bộ tộc khác nhau lại tranh cãi hay đánh nhau. Nếu người ta hẹp hòi gắn chặt với nhánh riêng của bản thân thì họ chẳng thể tôn kính những vị cao quý, xứng đáng từ các nhánh khác. Lấy ví dụ, một số người theo Tịnh Độ TôngThiền Tông hay bất kỳ ai khác nghĩ rằng chỉ một số đạo sư Ấn Độ mới xem Cứu Độ Mẫu Tara là sự nương tựa tâm linh hay chỉ một lượng nhỏ đạo sư Tây Tạng tham gia vào các thực hành sùng kính đến Bà. Vì thế, họ cảm thấy rằng với họ, không cần tham gia vào các thực hành Tara. Thực sự, đây là quan điểm kém hiểu biết và thiếu lý lẽ.

Cứu Độ Mẫu Tara ở Trung Quốc đại lục và Phật Jowo ở Lhasa 

Trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng, có nhiều bức tượng Tara thù thắngnổi tiếng được tạo ra hay đem đến từ nơi khác. Một số màu xanh lá trong khi số khác màu vàng. Tại Tu viện Jokhang ở Lhasa, có nhiều bức tượng Tara nổi tiếng mà thân tỏa ánh sáng vàng. Các bức tượng Tara với sức mạnh lớn lao cũng có thể được tìm thấy ở Trung Quốc đại lục. Ví dụ, trong Triều Đường, Vua Tây Tạng Songtsen Gampo đã bổ nhiệm một thượng thư vĩ đại tên là Gar Tongtsen du hành đến vương quốc Trung Hoa để liên minh kết hôn. Sứ giả đã mang theo một bức tượng Tara, thứ được làm bằng sáu ki lô gam vàng, như là món quà cho hoàng đế Trung Quốc. Bức tượng này rất nổi tiếng ở Tây Tạng bởi khả năng ban gia trì lớn lao và hoàn thành những mong ước của các tín đồMang theo bức tượng Tara, Gar Tongtsen đến Trường An (ngày nay là Tây An), khi ấy là kinh đô của Trung Quốc, để diện kiến hoàng đế Trung Quốc Đường Thái Tông. Nhờ những nỗ lực ngoại giao của Gar Tongtsen, hoàng đế Thái Tông đồng ý kết đồng minh với vua Tây Tạng Songtsen Gampo và như thế, đồng ý gả công chúa Văn Thành cho vua Tây TạngCông chúa thỉnh cầu bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni 12 tuổi kích cỡ người thật, thứ được lưu giữ trong Chùa Khai Nguyên (Kaiyuan) hoành tráng ở Trường An và thậm chí khi ấy đã được xem là quốc bảo, làm của hồi môn. Để đảm bảo mối liên hệ thuận hòahoàng đế Thái Tông chấp nhận thỉnh cầu của công chúa Văn Thành. Nhờ đó, bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được đưa đến Tây Tạng và đặt trong Chùa Jokhang ở Lhasa, nơi mà bức tượng được biết đến là Phật Jowo. Kể từ đó, tôn tượng Jowo vẫn luôn được kính trọng lớn lao và mỗi ngày, người ta đến Tu viện này để cúng bái trước bức tượng oai nghiêm này.

Nhưng trong khi bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đã được đưa đến Tây Tạngliên hoa tòa mà trên đó, bức tượng vốn an tọa, bị bỏ lại trong Chùa Khai Nguyên. Cùng lúc, bức tượng Tara, được Gar Tongtsen đem theo cùng như là món quà của vua Tây Tạng, cũng được lưu giữ trong Chùa Khai Nguyên. Trong một chuyến viếng thăm đến Tu việnhoàng đế Thái Tông nhận thấy liên hoa tòa trống không và trong lúc ông ấy xem xét xem bức tượng nào sẽ thích hợp để đặt trên đó, bức tượng Tara bắt đầu nói chuyện, “Thưa Ngài, xin đừng lo lắng về bức tượng Phật nào để đặt trên liên hoa tòa trống không. Hãy đặt Ta ở đó. Ta có thể giải thoát hữu tình chúng sinh thay cho Phật Thích Ca Mâu Ni”. Như vậy, hoàng đế hạ lệnh rằng bức tượng Tara cần được đặt trên liên hoa tòa còn trống, nơi mà bức tượng vẫn duy trì cho đến khi việc xây dựng Chùa Quảng Nhân (Guangren) được hoàn tất. Khởi xướng bởi hoàng đế Khang Hy vào năm 1703, việc xây dựng là một nỗ lực của hoàng đế Trung Quốc để an ủi Tây Tạng và cung cấp điểm đến thuận tiện cho các Lama và thượng thư Tây Tạng, những người thỉnh thoảng du hành đến Trường An để diện kiến lãnh tụ chính trị của Trung Quốc. Khi hoàn thành, bức tượng Tara, thứ được lưu giữ trong Chùa Khai Nguyên, đã được chuyển đến Chùa Quảng Nhân. Người ta nói rằng tượng gỗ của hai Phật Mẫu khác – Phật Mẫu Đại Quang và Ekadzati, vị nữ Hộ Pháp với một búi tóc, cũng được chuyển từ Chùa Khai Nguyên đến Chùa Quảng Nhân và được đặt bên cạnh bức tượng Tara mới được an vị ở đó. Cho đến ngày nay, ba bức tượng này vẫn được trân trọng là những di sản lịch sử quý báu. Bởi việc an vị bức tượng Tara đặc biệt này ở đó, Chùa Quảng Nhân trở thành trung tâm Giáo Pháp chính yếu để hoằng dương về Cứu Độ Mẫu Tara tại Trung Quốc đại lụcChúng ta biết rằng trong hầu hết các chùa chiền ở Trung Quốc, một bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thường được đặt trong Mahavira hay Chính Điện. Tuy nhiên, bởi những lý do lịch sử đặc biệt kể trên, Chính Điện tại Chùa Quảng Nhân thờ bức tượng Tara, được đem đến như là quà cho hoàng đế Đường Thái Tông từ vua Tây Tạng Songtsen Gampo. Kể từ khi Chùa Quảng Nhân được xây dựng, các thế hệ đạo sư Tây Tạng, Panchen Lama và Dalai Lama, thường du hành đến đó như một phần trong các nỗ lực hoằng dương Giáo Pháp. Người ta nói rằng năm 1954, Panchen Lama và Đức Dalai Lama đã sống ở đó một thời gian trên đường đến Bắc Kinh. Đạo sư Tây Tạng nổi tiếng – Geshe Sherab Gyatso cũng từng đến đó và ban giáo lý cho các học trò Trung Quốchành giả cư sĩ và tu sĩ. Như vậy, trong hơn 300 năm qua, ngôi chùa này đã được công nhận là trung tâm Giáo Pháp có sức ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc về thực hành Tara. Vì vậymột lần nữa, tôi muốn nhắc nhở các bạn đừng nghĩ rằng không có sự hoằng dương thực hành Tara ở Trung Quốc đại lục. Chỉ là trong các cộng đồng Trung QuốcCứu Độ Mẫu Tara không phổ biến như ở Tây Tạng, nơi mà mỗi gia đình và mỗi ngôi chùa đều có nhiều hình hay tượng Tara.

Trong tương lai, nếu các bạn có cơ hội đến Trường An, tôi nghĩ thật xứng đáng khi thêm chuyến viếng thăm đến Chùa Quảng Nhân để đỉnh lễ và cúng dường đến bức tượng Tara được lưu giữ ở đó. Tôi từng thấy những bức ảnh của tôn tượng này nhưng vẫn chưa được trực tiếp diện kiến. Trong các bức ảnh mà tôi thấy, có rất ít đồ cúng dường trên bàn thờ phía trước [tượng] Tara, ngoại trừ vài bình để cúng dường đèn. Và tôi không chắc liệu chúng có được đốt không. Dẫu sao, chúng ta cần viếng thăm và dâng cúng dường khi có cơ hội. Không giống bức tượng Phật Jowo ở Lhasa, nơi nhiều người vẫn thờ phụng mỗi ngày, không nhiều người đến thờ cúng bức tượng Tara được lưu giữ ở Quảng Nhân, bất chấp sự thật rằng chúng có cùng tầm quan trọng trong lịch sử Phật giáo. Điều này chủ yếu là bởi sự thật rằng người Trung Quốc không sùng mộ với sự thờ cúng Phật Giáo như người Tây Tạng, điều có thể là bởi nhiều yếu tố lịch sử khác nhau ở Trung Quốc đại lục.

Ngày nay, nhìn chung, nhiều tín ngưỡng tôn giáo của người Trung Quốc đang suy giảmbao gồm cả niềm tin của họ với Phật GiáoKhổng Giáo và các tôn giáo khác. Điều này góp phần vào hành vi vô trách nhiệm của nhiều người, bao gồm nhiều sinh viên đại học và các nhà trí thức khác, điều lại trở thành ảnh hưởng tiêu cực với xã hội nói chung. Lấy ví dụ, các nhà máy đang sản xuất thức ăn gây hại cho sức khỏe con người, cũng như tạo ra nhiều sản phẩm giả. Hơn thế nữa, nhiều người không còn hỗ trợ hay kính trọng cha mẹ; họ cũng không đối xử với động vật và chúng sinh khác bằng lòng từ ái và tôn trọng. Về nhiều mặt, ngày nay, người ta hành xử rất thô lỗ. Từ điều này, chúng ta có thể thấy rằng, không có niềm tin tâm linh, người ta hành xử theo cách có thể được xem là điên cuồng và cuối cùng hành xử kỳ quặc như con vật. Chứng kiến điều này thực sự thật khủng khiếp. Thời gian trước, tôi đọc được rằng khi xá lợi xương đỉnh của Đức Phật ở Nam Kinhxá lợi xương ngón tay của Đức Phật ở Trường An và xá lợi răng của Đức Phật ở Bắc Kinh được triển lãm ở Thái Lan, Ma Cao, Hồng Kông, Đài Loan và những nơi khác, hàng nghìn người đến viếng thăm để bày tỏ sự tôn kính mỗi ngày. Thật khác biệt! Vì thế, từ quan điểm của tôi, một niềm tin tâm linh thực sự quan trọng. Trong Triều Đường, mọi người, từ hoàng đế đến dân chúng bình phàm, đều có niềm tin với Phật Giáo và lòng sùng mộ của họ với Phật Giáo thực sự đáng tán dương. Không may thay, tôi lấy làm tiếc khi nói rằng trong một thế kỷ hay thậm chí ít hơn, niềm tin của mọi người với Phật Giáo đã phai mờ đáng kể.

Hãy trưởng dưỡng niềm tin chân chính và cầu nguyện Cứu Độ Mẫu Tara 

Tôi nghĩ rằng người ta thực sự cần có một niềm tin tâm linh và trong tâm tôi, chẳng có gì đáp ứng được yêu cầu như Phật giáo. Điều cốt yếu là phát khởi sự kính trọng và tâm hoan hỷ hướng về chư Phật và Bồ Tát, lấy ví dụ, Cứu Độ Mẫu Tara và Quán Thế Âm. Nhưng sự hoan hỷ và tin tưởng của các bạn cần đến từ một nguồn đáng tin cậy. Nếu không, chỉ đơn giản cảm thấy xúc động, bởi “Thầy ơi, Ngài thật bi mẫn và oai nghiêm về hình tướng!” hay “Chao ôi, bức tượng Phật đó trông thật oai nghiêm!” có thể không phải sự biểu lộ của niềm tin chân chính. Gendun Chopel chia sẻ câu chuyện liên quan đến chính Ngài, khi mà lần nọ, Ngài cố tình đến một ngôi đền ngoại đạo và cầu nguyện thành tâm với mắt nhắm chặt. Sau một hồi, Ngài xúc động đến mức òa khóc. Nghĩ về câu chuyện này, tôi cảm thấy rằng Gendun Chopel là một người thích đùa cợt đến mức Ngài muốn cầu nguyện đến một vị thần ngoại đạo với sự chân thành như vậy, rằng khi Ngài chắp tay cầu khẩn, Ngài xúc động rớt nước mắt. Dẫu sao, điều này cho thấy rằng mặc dù chúng ta đôi lúc có thể thật xúc động, đấy không nhất thiết là một dấu hiệu chân chính của niềm tin đáng tin cậy. Nó là kiểu cảm giác có thể dễ dàng xảy ra trong môi trường đặc biệt hay vào những dịp nhất định. Nói về những Tirthika hay ngoại đạo, tôi không có ý nói rằng chẳng có bất kỳ sự gia trì nào trong thực hành của họ. Có nhiều tôn giáo và các nhánh liên quan trong lịch sử nhân loại và chắc chắn, nhiều trong số đó đã và vẫn đang cung cấp cho môn đồ sự gia trì và năng lượng phi phàm, cũng như sự hiển bày của các chiến công diệu kỳ đáp lại sự cầu nguyện. Nhiều tôn giáo trên thế giới này có phương tiện thiện xảo của riêng họ để làm lợi và giúp đỡ hữu tình chúng sinh. Thật vô lý khi các Phật tử nghĩ rằng chỉ giáo lý Phật mới đúng đắn trong khi tất cả [giáo lý] khác đều sai. Đó là lý do trong truyền thống Mật thừa, chỉ tríchnói xấu hay bác bỏ bất kỳ trường phái dị giáo nào, bao gồm cả Vaisheshika – một trường phái ngoại đạo giảng dạy sự vĩnh cửu, đều bị cấm. Dù chúng ta thấy được hay không, chắc hẳn phải có ý nghĩa và mục đích ẩn giấu nào đó khi truyền thống Mật thừa thiết lập một sự hạn chế như vậy.

Tôi hy vọng rằng các bạn có thể phát triển sự hoan hỷ và lòng sùng mộ với chư Cứu Độ Mẫu Tara, bởi chư vị chan chứa ân phước gia trì thù thắng và những phẩm tính vĩ đại. Tôi tin rằng điều này là cốt yếu. Tôi đang nghĩ rằng bởi tất cả chư Phật và Bồ Tát đều kính lễ Cứu Độ Mẫu Tara, Phật tử chúng ta, bất kể theo trường phái nào, đều chẳng có lý do để chối bỏ Bà. Sẽ là một hành động vô minh khi khăng khăng rằng bởi bạn là môn đồ của Tịnh Độ Tông hay bất kỳ tông phái nào khác, bạn không phải tôn kính Cứu Độ Mẫu Tara. Như được nhắc đến trong đoạn kệ này, Bà được “chư vị kế thừa Phật phụng sự”, cho thấy rằng thậm chí Quán Thế Âm và Văn Thù Sư Lợi cũng cung kính đỉnh lễ Cứu Độ Mẫu Tara. Do đó, chúng ta, những chúng sinh bình phàm, chẳng có lý do để không đi theo chư vị trong việc kính lễ Bà. Vì vậymột lần nữa, tôi hy vọng rằng mọi người sẽ ôm trọn Cứu Độ Mẫu Tara bằng một tâm thế thanh tịnh.

Từ năm nay trở đi, tôi cũng hy vọng rằng Phật tử từ khắp nơi trên thế giới có thể kết hợp việc tụng Lời Tán Thán này vào lịch trình của họ. Đừng thỏa mãn với sự hiểu về nghĩa đen của bản văn mà hãy cố gắng đưa vào thực hành, chẳng hạn bằng cách tụng đọc. Sẽ thật tuyệt nếu mỗi trung tâm Giáo Pháphiệp hội Phật giáo và chùa chiền có thể bắt đầu tụng Lời Tán Thán này. Về kỹ thuật tụng Lời Tán Thán này, chúng tôi, người Tây Tạng, thường tụng rất nhanh. Trong vài ngày vừa qua khi chúng ta tụng bằng Tạng ngữ, sự trì tụng diễn ra với tốc độ khá chậm và vẫn có những học trò người Hán không thể theo kịpChúng ta không thể tụng chậm hơn được, bởi theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, Lời Tán Thán cần được tụng rất nhanh, nếu không, sự gia trì nhanh chóng của Cứu Độ Mẫu Tara không thể hiển bày trọn vẹn. Ở một số chùa Gelug, chư Tăng tụng Lời Tán Thán cực kỳ nhanh. Khi mới bắt đầu khóa học này, chúng ta tụng ở tốc độ chậm nhất có thể, bởi nó không thể được tụng chậm hơn để sự gia trì có thể hiển bày trọn vẹn. Tôi đề xuất rằng các bạn có thể tìm một giai điệu để tụng Lời Tán Thán này bằng ngôn ngữ của chính các bạn. Ví dụ, Tăng đoàn Trung Quốc ở đây có thể tìm ra một giai điệu để tụng bằng tiếng Trung vào lần sau. Liệu văn phòng các vấn đề giáo dục có thể xem xét liệu có một giai điệu phù hợp hay không và tôi cũng sẽ xem liệu có giai điệu nào tốt đẹp để hoằng dương Lời Tán Thán trong tương lai ở Trung Quốc đại lục? Cho đến nay, chưa có bất kỳ giai điệu đặc biệt nào để Lời Tán Thán được tụng bằng tiếng Trung; vì thế, có lẽ các bạn có thể cố gắng tạo ra một [giai điệu]. Hãy giữ trong tâm rằng Cứu Độ Mẫu Tara ban gia trì nhanh chóng, giai điệu không nên quá chậm. Lời cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara cần được tụng thật hăng hái và nhanh chóng. Chúng ta sẽ thử vào bài giảng tiếp theo chứ? Tôi sẽ xem liệu các bạn có thể tạo ra điều gì tốt hay không và cũng sẽ quán sát xem duyên khởi có thuận lợi. Về thời khóa hôm nay, chúng ta vẫn sẽ tụng bằng tiếng Tạng.

DROLMA RIKCHEMA – TARA KURUKULLE – vị đem đến tự do và thoải mái

Đoạn kệ này tán thán Cứu Độ Mẫu Tara vì điều phục hữu tình chúng sinh trong tam giới.

Lời Tán Thán Điều Phục Mọi Chúng Sinh Trong Tam Giới

Đỉnh lễ Ngài, bằng Tuttara và Hum

Tràn ngập cõi Dục đến tận cùng hư không.

Ngài đạp lên bảy thế giới dưới chân và

Có sức mạnh câu triệu tất cả không sót.

[Đỉnh lễ Ngài, bằng Tuttara và Hum

Tràn ngập cõi Dục, các phương và hư không.

Ngài đạp lên bảy thế giới dưới chân và

Có sức mạnh câu triệu tất cả không sót.]

Đây là Tara Kurukulle hay Drolma Rikchema trong Tạng ngữ. Vị Cứu Độ Mẫu Tara này màu đỏ, cầm hoa sen trong tay trái mà trên đó là cung và tên.

“Ngài, bằng Tuttara và Hum” nghĩa là vị Tara này đầy quở trách phát ra âm thanh TUTTARA và HUM. Ở đây, HUM biểu tượng cho tâm bi mẫn của Bồ đề tâm và TUTTARA biểu tượng cho trí tuệ tính Khôngthoát khỏi mọi bám chấp. “Hư không” liên quan đến Vô Sắc giới. Vì thế, hai dòng đầu tiên nghĩa là vị Tara này phát ra âm thanh TUTTARA và HUM, thứ là âm thanh hợp nhất của trí tuệ và lòng bi và tràn khắp tam giới – Dục giớiSắc giới và Vô Sắc giới.

Hai dòng cuối miêu tả tư thế của vị Tara này: Bà đạp lên cả bảy thế giới dưới chân. Các học giả Phật giáo cung cấp cho chúng ta hai sự giải thích về bảy thế giới. Một sự giải thích là bảy thế giới này liên quan đến:

Cõi Bardo; sáu cõi bao gồm:

  • Ba cõi thấp hơn: địa ngụcngạ quỷ và súc sinh;
  • Ba cõi cao hơn: con người, A tu la và chư thiên.

Một sự giải thích khác là:

  • Ba cõi thấp hơn: địa ngụcngạ quỷ và súc sinh;
  • Cõi người;
  • Cõi của chư thiên trong Dục giới;
  • Sắc giới;
  • Vô Sắc giới.

Trong trường hợp này, bảy thế giới liên quan đến sáu cõi. Xin nhắc lại, bảy thế giới liên quan đến Sắc giớiVô Sắc giới và Dục giới, điều có thể được chia nhỏ thành năm cõi gồm địa ngụcngạ quỷsúc sinhcon người và chư thiên. Cõi của chư thiên ở đây chỉ liên quan đến các cõi trời trong Dục giới. Vì thế, “đạp lên bảy thế giới dưới chân” nghĩa là tất cả chúng sinh trong bảy thế giới, không ngoại lệ, đều bị điều phục bởi Cứu Độ Mẫu Tara nhờ trí tuệ và lòng bi của Bà, được biểu tượng bằng âm thanh bao trùm khắp. Do đó, mọi chúng sinh, thậm chí cả các thế lực ma quỷ và ngoại đạo, có thể dễ dàng bị câu triệu, đánh bại và thu hút bởi vị Tara này.

Kurukulle [Tác Minh Phật Mẫu] là một trong chín vị Tôn của hoạt động kính ái mà chúng ta thực hành trong Pháp hội Trì Minh, điều diễn ra hằng năm trong giai đoạn Chotrul Duchen, “Lễ Hội Thần Thông”. Trong nghi quỹ được sử dụng trong [Pháp] Hội này, Terma với tựa đề “Thực Hành Sâu Xa Thòng Lọng Hư Huyễn Của Chín Vị Tôn Căn Bản Quán Thế Âm” do Lerab Lingpa phát lộ, có một số dòng nhắc đến Rikchema. Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche cũng biên soạn những lời tán thán và nghi thức về Tác Minh Phật MẫuSự quán tưởng và thực hành Tác Minh Phật Mẫu giúp người ta giữ gìn giới luật thanh tịnh. Với những hành giả gặp khó khăn trong việc giữ gìn giới luật thanh tịnh, nếu họ cầu nguyện đến Tác Minh Phật Mẫu hay đơn giản quán tưởng Bà trong tâm, ham muốn của họ sẽ tự nhiên tiêu tan và họ sẽ dễ dàng có thể trì giới thanh tịnh. Các thực hành Tác Minh Phật Mẫu cũng giúp thu hút và câu triệu mọi hữu tình chúng sinhhữu hình và vô hình. Nếu muốn hoàn thành hoạt động kính áichúng ta cần nương tựa Tác Minh Phật Mẫu. Nhiều đạo hữu khát khao hoàn thành mục tiêu hoằng dương Giáo Pháp và làm lợi chúng sinh. Trong trường hợp đó, nếu bạn cầu nguyện đến vị Tara này, ngay cả khi thọ mạng ngắn ngủi, bạn chắc chắn có thể vượt qua mọi nghịch duyên, cũng như chấp nhận và làm lợi lạc vô số hữu tình chúng sinh có kết nối nghiệp với bạn.

Bắt đầu từ năm nay, tôi hy vọng chúng ta có thể hoàn thành hoạt động kính ái bằng cách nương tựa sức mạnh và sự gia trì của chín vị Tôn, đến mức chúng ta có thể thu hút nhiều chúng sinh và làm họ lợi lạc. Hãy để những vị không tin Phật giáo hướng về Phật giáo. Hãy để những vị vốn đã tin tưởng Phật giáo đạt được sự tự do thực sự, cả thân lẫn tâm, thay vì chỉ duy trì là có niềm tin đơn thuần. Vì mục đích đó, trong quá khứchúng ta đã làm nhiều cờ đỏ với lời cầu nguyện Wangdu. Năm nay, chúng ta cũng làm nhiều cờ cầu nguyện như vậy và treo chúng ở nhiều nơi, bao gồm cả những ngọn núi ở quê nhà của tôi. Nói về cờ cầu nguyện, nếu bạn muốn treo chúng, tốt hơn là không treo chúng từ những nhánh cây. Tôi nghe nói rằng nhiều đạo hữu ở Larung thường treo cờ trên nhánh của cây trên núi nơi mà chúng ta dâng cúng dường đến chư Hộ Pháp. Người ta nói rằng có các tinh linh sống trong cây, cũng như tinh linh đất trong vách đá và tinh linh núi trong núi. Do đó, nếu bạn treo cờ từ các nhánh cây, tinh linh cây sống trong những cây này sẽ bị hạn chế khỏi việc tự do di chuyển. Vì thế, sẽ tốt hơn nếu bạn treo chúng ở nơi khác ngoài ngọn núi của chư Hộ Pháp và bằng phương pháp khác hơn là trên nhánh cây. Tôi đã đi qua sân nhà của một số đạo hữu và nhận ra rằng họ trang trí sân nhà bằng cờ cầu nguyện Wangdu; cứ như thể là họ đang dùng cờ cầu nguyện để ngăn gió hay gì khác. Điều này không thích hợp và sẽ dẫn đến việc tích lũy ác nghiệp nặng nề. Tốt hơn thì các bạn di chuyển những cờ cầu nguyện này đến nơi sạch sẽ.

Ngày nay, rất hiếm Phật tử tận hưởng được cả sự thoải mái và tự tại về cả thân lẫn tâm. Họ thường cảm thấy hỗn loạn và mất phương hướng hơn là được gia trì và thư giãn. Điều này là bởi họ chưa hoàn thành được hoạt động kính ái. Nếu hoạt động kính ái được thành tựuchúng ta có thể giúp đỡ và giải thoát hữu tình chúng sinh, chứ đừng nói đến việc có thể hoàn toàn chiến thắng phiền não của bản thân. Thực sự, khi chúng ta nghĩ nhiều hơn về cách mà chúng ta có thể làm lợi chúng sinh khác, chúng ta trải qua ít phiền não hơn. Không may thay, nhiều người nghĩ về phiền não của bản thân họ mỗi ngày, nhưng chẳng bao giờ nghĩ đến việc làm lợi lạc chúng sinh khác. “Tôi đang gặp rắc rối. Làm sao mới thoát khỏi được?” hay “Tôi lại gặp chướng ngại khác! Chướng ngại nối đuôi nhau xảy đến!”. Thực sự thì bạn càng nghĩ về bản thân, những hoàn cảnh không mong muốn càng khởi lên trong cuộc sống của bạn. Bạn càng ít nghĩ về tình cảnh của bản thânchướng ngại càng ít khởi lên. Điều này chỉ ra cho chúng ta rằng khổ đau và các chướng ngại ma quỷ được tạo ra bởi ý nghĩ quan niệm của chính chúng ta. Vì thế, nhờ cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara và khẩn nài Bà gia trì để chúng ta hoàn thành hoạt động kính ái, Bà sẽ ban gia trì cho chúng ta.

Sự gia trì của Cứu Độ Mẫu Tara - câu chuyện của Đức Atisha và Shantideva 

Nếu bạn đọc tiểu sử của những đạo sư trong quá khứ, bạn sẽ thấy mức độ đáp lại nhanh chóng của Bổn tôn Cứu Độ Mẫu Tara. Hãy lấy Đức Atisha làm ví dụ: từ tiểu sử của Đức Atisha, chúng ta thấy rằng Cứu Độ Mẫu Tara đã trao cho Ngài những chỉ dẫn và tiên tri vào nhiều dịp. Điều sớm nhất là một nhân tố góp phần vào việc Ngài xuất gia. Đức Atisha vốn là hoàng tử của Đông Bengal, nơi ngày nay thuộc về Pakistan. Khi Ngài là một chàng trai trẻ lịch thiệpcan đảm và mạnh mẽ và đang tận hưởng mọi kiểu hạnh phúcCứu Độ Mẫu Tara xuất hiện trước Ngài và hướng dẫn Ngài không trở nên quá bám chấp vào hạnh phúc luân hồi của cuộc đời thế tục. Nhờ cuộc thăm viếng này, Ngài từ bỏ cuộc đời vương giả và trở thành tu sĩ.

Câu chuyện thứ hai xảy ra khi Đức Atisha ở Kim Cương Tòa, Bồ Đề Đạo Tràng và đang tinh tấn tham gia vào các thực hành như đi nhiễu quanh bảo tháp Mahabodhi [Đại Giác], tranh luận với những vị khác về triết học Phật giáo và v.v. Trong lúc Ngài Atisha đang đi nhiễu quanh các thánh địa này, Cứu Độ Mẫu Tara hiển bày trước Ngài trong nhiều hình tướng, chẳng hạn thành những cô gái trẻ, người ăn xin, bà lão, v.v. để dẫn dắt Ngài về tầm quan trọng của thực hành Bồ đề tâm. Mỗi lần, Ngài thấy hai hóa hiện trao đổi với nhau, những vị mà sự trao đổi diễn ra dưới dạng sự dẫn dắt và chỉ dẫn khác nhau. Lần nọ, Ngài thấy hai bức tượng đá bên dưới bảo tháp trao đổi với nhau, nói rằng, “Nếu người ta muốn nhanh chóng đạt giác ngộ, hãy rèn luyện về Bồ Đề Tâm”. Lúc khác, một bức tượng ngà nói với Ngài, “Nếu con muốn nhanh chóng tiến bộ từ Bồ Tát địa đến quả vị Phật, hãy rèn luyện về Bồ Đề Tâm”. Theo cách này và bằng nhiều kiểu hóa hiện như vậy, Cứu Độ Mẫu Tara đã nhiều lần thúc giục Đức Atisha cho đến khi Ngài cuối cùng nhận ra được tầm quan trọng của Bồ Đề Tâm. Khi ấy, một trong những đạo sư nổi tiếng nắm giữ toàn bộ giáo lý về cách phát triển Bồ Đề Tâm là Dharmakirti (Serlingpa), đạo sư tôn quý từ Suvarnadvipa, Đảo Vàng. Đức Atisha đã trải qua vô số khó khăn trong hành trình đến Suvarnadvipa để tìm kiếm vị đạo sư này và cuối cùng dành mười hai năm để học hỏi những giáo lý về Bồ Đề Tâm từ Ngài Dharmakirti, cho đến khi Bồ Đề Tâm chân chính khởi lên trong dòng tâm thức Ngài; sau đấy, Ngài trở về Ấn Độ.

Câu chuyện thứ ba liên quan đến sự truyền bá Giáo Pháp của Đức Atisha ở vùng Tây Tạng. Sau cuộc khủng bố Phật Giáo của Langdarma, Tây Tạng ở trong giai đoạn giữa Sự Truyền Bá Trước và Sau của Phật Giáo, một giai đoạn khi mà Phật giáo suy yếu. Vua Tây Tạng – Yeshe Wo nhiều lần thỉnh mời Đức Atisha từ Ấn Độ đến Tây Tạng để chấn hưng Phật Giáo ở đó. Nhiều lần, đức vua gửi đại diện đến gặp Đức Atisha, nhưng bởi Đức Atisha đang ngày một lớn tuổi và có nhiều trách nhiệm và tu viện phải chăm sóc ở Ấn Độ, Ngài ban đầu không chấp nhận những khẩn nài của đức vua. Cuối cùngxúc động trước những hy sinh của vua Tây Tạng, các nỗ lực của những vị đại diện và vì lòng bi mẫn, Ngài bày tỏ với các đại diện Tây Tạng rằng Ngài sẽ xem xét liệu Ngài có thể tiến hành hành trình gian khổ đến Xứ Tuyết hay không. Như thế, Ngài hỏi Cứu Độ Mẫu Tara ba câu hỏi: “Liệu con có thể làm lợi lạc hữu tình chúng sinh ở Tây Tạng? Liệu con có thể hoàn thành các mong ước của vua Tây Tạng? Liệu thọ mạng của con có còn đủ thời gian?”. Cứu Độ Mẫu Tara lần lượt trả lời những câu hỏi của Ngài theo cách như sau: “Nếu đi, con sẽ đem lợi lạc đến cho vô lượng chúng sinh ở đó. Con sẽ hoàn thành các mong ước của vua Tây Tạng, bởi mong ước duy nhất của Ngài là hoằng dương Phật Giáo Đại thừa và biến Tây Tạng thành đất nước Phật giáoTuy nhiên, con đáng lẽ có thể sống thọ 92 năm. Nhưng nếu con đến Tây Tạngcuộc đời con sẽ giảm 20 năm, tức là con sẽ qua đời năm 72 tuổi”. Nghe được tiên tri này, Đức Atisha quyết định hy sinh 20 năm cuộc đời và du hành đến Tây Tạng. Khi ấy, Cứu Độ Mẫu Tara cũng trao cho Ngài tiên tri sau đây: “Sau khi đến Tây Tạng, con sẽ gặp được một đệ tử phi phàm tên là Dromtonpa, con phải chấp nhận ông ấy”. Người ta nói rằng vào đêm trước khi Dromtonpa đến, Cứu Độ Mẫu Tara lại nói với Đức Atisha, “Ngày mai, một hành giả cư sĩ tên Dromtonpa sẽ đến gặp con, con phải chấp nhận ông ấy”. Hôm sau, Đức Atisha chờ rất lâu, nhưng Dromtonpa vẫn chưa xuất hiện, Ngài tự nhủ: “Liệu Cứu Độ Mẫu có lừa mình? Sao ông ấy chưa đến”. Cuối buổi chiều, Đức Atisha được mời đến nhà một thí chủ để dùng bữa. Ngài vẫn đang nghĩ về Dromtonpa khi dùng Tsampa và bơ. “Bởi đệ tử của Ta vẫn chưa đến, Ta phải để dành chút đồ ăn cho ông ấy”. Tuy nhiên, đến cuối bữa ăn, Dromtonpa vẫn chưa xuất hiện. Đức Atisha đi về nhà trong thất vọng, không nhận ra rằng trong lúc Ngài viếng thăm nhà của thí chủ, Dromtonpa đã đến nhà của Đức Atisha và nóng lòng được gặp đạo sư, đã chạy nhanh về phía nhà của thí chủ. Họ gặp nhau trên đường và bởi họ đã có kết nối nghiệp thân thiết trong nhiều đời, họ nhận ra nhau ngay lập tứccảm thấy hoan hỷ và trưởng dưỡng sự kính trọng dành cho nhau.

Hơn thế nữa, sau khi Đức Atisha đến Tây Tạng, Ngài làm Tsa-tsas (những bức hình linh thiêng nhỏ từ đất sét) mỗi ngày, điều cũng đến từ những chỉ dẫn của Cứu Độ Mẫu Tara cho Ngài. Câu chuyện này bắt nguồn từ thời mà Đức Atisha là vị đứng đầu về giới luật ở Vikramashila, giám sát sự trì giới và hành vi của các tu sĩ. Trong nhiệm kỳ của Đức Atisha ở Vikramashila, có một đạo sư tên là Maitripa hay “Đấng Từ Ái”, vị thực sự là một Bồ Tát vĩ đại. Trong khi tham gia vào các thực hành du già, điều liên quan đến việc dâng cúng dường lên chư Hộ Pháp và Không Hành Nữ, Ngài bị bắt gặp đang uống rượu và Đức Atisha, với tư cách là người đứng đầu về giới luật, phải trục xuất Ngài khỏi Tăng đoànChấp nhận sự trục xuất, Maitripa lựa chọn không rời đi qua cửa mà đi xuyên qua tường bằng cách dùng sức mạnh diệu kỳ của mình. Sau khi Ngài rời đi, Đức Atisha cảm thấy vô cùng ân hận và hỏi Cứu Độ Mẫu Tara cách thức sửa chữaCứu Độ Mẫu Tara bảo Ngài: “Trước hết, hãy đến Tây Tạng để hoằng dương Giáo Pháp”. Điều này là bởi, sau cuộc khủng bố Phật giáo do Langdarma khởi xướng, Phật giáo ở Tây Tạng ở trong tình trạng khủng khiếp và nếu Đức Atisha có thể nhóm lại ngọn đèn Giáo Pháp ở đó, Ngài sẽ tích lũy công đức lớn lao. “Bên cạnh đó, con phải làm bốn mươi chín Tsa-tsas mỗi ngày và theo cách này, ác nghiệp của con sẽ được tịnh hóa”. Đấy là lý do Đức Atisha làm bốn mươi chín Tsa-tsas mỗi ngày sau khi Ngài đến Tây TạngLời Vàng Của Thầy Tôi có nhắc đến rằng, khi những môn đồ thấy Ngài làm Tsa-tsas mỗi ngày, họ xin Đức Atisha để họ làm thay cho Ngài. “Các con đang nói gì vậy chứ? Các con có định bắt đầu ăn thức ăn của Ta thay cho Ta luôn không?”. Như thế, Ngài không để người khác làm thay. Việc Ngài làm Tsa-tsas là để sửa chữa những lỗi lầm của việc xúc phạm một hành giả đại thành tựu trong nhiệm kỳ làm người đứng đầu về giới luật. Vì thế, nếu những vị giám sát của chúng ta ở Larung muốn trục xuất bất kỳ ai, đầu tiên xin hãy đảm bảo rằng họ không phải là những vị thành tựu. Nếu họ là [những vị thành tựu], các bạn cần đặc biệt cho phép họ làm bất cứ điều gì họ muốn, thậm chí nếu điều đấy bao gồm cả việc uống rượu. Tất cả những vị còn lại thì đều cần tuân theo yêu cầu và quy tắc của Tăng đoàn.

Một ví dụ khác về những đạo sư vĩ đại nhận được hướng dẫn từ Cứu Độ Mẫu Tara là Ngài Shantideva [Tịch Thiên], vị đã viết Nhập Bồ Tát Hạnh (Bodhicharyavatara). Câu chuyện được ghi lại trong tiểu sử của Ngài, điều có thể được tìm thấy trong Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ của Tôn giả Taranatha. Ngài Tịch Thiên là hoàng tử của Saurashtra. Đêm trước khi Ngài đăng quang trở thành vua, Ngài nằm mơ thấy Văn Thù Sư Lợi ngồi trên ngai tòa của Ngài, nói rằng, “Con trai, đây là chỗ của Ta và Ta là thầy con. Làm sao mà hai chúng ta có thể ngồi cùng một chỗ?”. Cũng trong giấc mơ, Ngài Tịch Thiên thấy Cứu Độ Mẫu Tara dưới dạng mẹ của chính Ngài, rót nước nóng vào đầu Ngài (một nghi thức được cử hành trong lễ đăng quang). Khi Ngài hỏi nguyên nhânCứu Độ Mẫu Tara nói, “Một vương quốc cũng chẳng gì khác hơn nước sôi không thể chịu đựng của địa ngục. Vì thế, Ta đang thánh hóa con bằng thứ này”. Điều này muốn chỉ ra cho Ngài rằng nếu Ngài được tấn phong và trở thành vua, Ngài sẽ phạm phải ác hạnh dẫn Ngài đến tái sinh vào địa ngục; tại đó, nước sôi mà Ngài trải qua sẽ ít dễ chịu hơn nhiều so với nước nóng trong giấc mơ.

Ngài sau đó nhận ra rằng sẽ là không thích hợp nếu Ngài chấp nhận vương quốc và thay vào đó, Ngài từ bỏ ngai vàng và bỏ trốn. Sau đấy, dưới sự dẫn dắt của một người phụ nữ là hóa hiện của Cứu Độ Mẫu Tara, Ngài đến gặp một Yogi ở hang động trong rừng, vị lại là hóa hiện của Văn Thù Sư Lợi. Bằng cách tuân theo các thực hành tâm linh của Yogi này, Ngài Tịch Thiên đã đạt được thành tựu tâm linh chẳng thể nghĩ bàn.

Trên đây chỉ là ví dụ về hai đạo sư vĩ đại được lợi lạc lớn lao từ sự gia trì và hướng dẫn của Cứu Độ Mẫu Tara. Từ những câu chuyện này, chúng ta cần nhận ra rằng nhiều đạo sư vĩ đại có kết nối mật thiết với Cứu Độ Mẫu Tara và thọ nhận gia trì lớn lao từ Bà.

DROLMA JIKCHE CHENMO – TARA khiến lực tiêu cực khiếp sợ 

Lời Tán Thán Việc Được Tôn Kính Bởi Thần Thế Gian Vĩ Đại

Đỉnh lễ Ngài, được tán thán bởi Đế Thích

Thần Lửa, Phạm Thiên, Thần Gió, Tự Tại Thiên.

Tất cả tập hội quỷ mị và yêu ma,

Càn Thát Bà và Dạ Xoa đều tôn kính.

Đây là Tara Mahabairava hay Drolma Jikche Chenmo trong Tạng ngữ, vị Tara gây khiếp sợ cho các thế lực tiêu cực hay Cứu Độ Mẫu được tất cả tôn kính. Bà màu đỏ và cầm dao Phổ Ba trong tay trái. Mặc dù nhìn chung Bà mang thân an bình, để biểu tượng cho khả năng phá hủy mọi sự hiểu và tri kiến sai lầm, Bà hiển bày là được bao quanh bởi lửa. Đoạn kệ này nghĩa là: Tôn kính ai? [Tôn kínhCứu Độ Mẫu Tara, vị được kính trọng bởi những vị thần thế gian như Đế ThíchPhạm Thiên, Thần Lửa (Agni), Thần Gió (Marut) và Shiva (Tự Tại Thiên), vị mà trong một số bản dịch khác được nhắc đến là Varuna (Thần Nước). Bên cạnh đó, Bà được tôn kính bởi tập hội quỷ mị (Bhuta), yêu ma (Vetala), Càn Thát Bà (Gandharva), Dạ Xoa (Yaksha, một trong tám bộ thiên và ma) và La Sát (Rakshasa, một kiểu tinh linh ác độc ăn thịt người). Như thế, chúng ta được giải thích rằng Bà được họ tán thán và tôn kính.

Theo một số bản văn Mật thừa, thế giới của chúng ta nằm dưới sự kiểm soát của mười vị bảo vệ chính yếu. Mỗi vị dẫn dắt một trong mười phương, điều bao gồm bốn phương chính, bốn phương trung gian, bên trên và bên dưới. Cụ thểĐế Thích là vị bảo vệ của phương Đông. Veruna, Thần Nước, là vị bảo vệ phương Tây. Càn Thát Bà, vị mặc dù được giải thích trong A-tỳ-đạt-ma-câu-xá là chúng sinh trong Bardo ăn mùi hương, ở đây được nhắc đến là vị bảo vệ của phương Nam. Tỳ Sa Môn (Vaishravana), vị đứng đầu chư Dạ Xoabảo vệ phương Bắc. Phạm Thiên dẫn dắt thiên đỉnh, tức thế giới phía trên và Thần Đất dẫn dắt đế, tức thế giới bên dưới. Agni, Thần Lửa, dẫn dắt Đông Nam; Marut, Thần Gió, Tây Bắc; chúa tể của ma quỷ – Đông Bắc và chúa tể của Vetala – Tây Nam. Mười vị bảo vệ của mười phương thường được tìm thấy trong các bản văn của “Giải Thoát Nhờ Nghe”. Ngoại trừ những vị tôn quý như chư Phật và Bồ Tát, những vị bảo vệ này, chúa tể của tập hội chư thiêncon ngườima quỷ, v.v. cùng tùy tùng vô số môn đồ vây quanh, nhận được thanh thế cao nhất trong thế giới của chúng ta. Thậm chí những vị đầy thanh thế này cũng thấy được các phẩm tính của Cứu Độ Mẫu Tara và bị ấn tượng bởi lòng bi mẫn và trí tuệ của Bà. Do đó, họ tôn kính Bà thật thành kính và thường tán thán các phẩm tính khác nhau của Bà với sự kinh ngạc và cung kính. Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng Cứu Độ Mẫu Tara thực sự phi phàm.

Những bức tranh tường Cứu Độ Mẫu Tara biến thành thật

Vì thế, nếu tai ương xảy ra, bao gồm các thiên tai như động đất, lũ lụt, hỏa hoạn và bão tố, chúng sẽ lập tức biến mất nếu chúng ta cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara. Những trường hợp như vậy được ghi chép rõ ràng ở cả Ấn Độ và Tây Tạng. Ví dụ ở Tây Tạng, có nhiều trường hợp tai ương được ngăn chặn nhờ dân chúng cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara.

Có một câu chuyện tuyệt vời về xưởng in Derge. Xưởng in Derge được xây dựng vào khoảng hơn 270 năm trước bởi một vị vua Derge xuất chúng. Sau khi hoàn thành xưởng in và trong khoảng một thời gian khá dài sau đó, có quy tắc là nữ giới không được phép vào trong. Lúc đó, người ta nói rằng quy tắc được tạo ra để giữ gìn những tấm gỗ in Kinh được giữ ở đó. Đêm nọ, người ta nghe thấy tiếng thét của một người phụ nữ từ xưởng in, “Cháy! Giúp! Mọi người mau đến!”. Bà ấy hét to đến mức mọi người đều chạy đến. Thấy rằng xưởng in thực sự bị cháy, mọi người dồn hết sức dập lửa. Sau khi lửa bị dập tắt và mọi người xem xét sự việc, họ thấy rằng thật kỳ quặc bởi xưởng in được bao quanh bởi tường rất cao, nghĩa là chẳng ai có thể vào tòa nhà trừ phi cửa được mở. Mọi người băn khoăn, “Sao lại có một phụ nữ bên trong, người có thể phát hiện ra cháy?”. Khi tìm kiếm xung quanh, họ đến góc mà có bức tranh Cứu Độ Mẫu Tara trên tường. Khi họ đứng đó, bức tranh Tara sống dậy và nói những lời sau, “Các con cần canh giữ chống lại lửa, chứ không phải nữ giới”. Từ đó trở về sau, quy tắc cấm nữ giới được loại bỏCho đến ngày nay, cả nam và nữ đều được hoan nghênh vào xưởng in và rằng bức tranh Cứu Độ Mẫu Tara giờ được biết đến là “Tara Nói Chuyện”. Vị Tara này đáp lại rất nhanh, như dân chúng thường kể. Bức tranh vẫn ở đó. Tôi đã thấy bức tranh khi thăm nơi ấy không lâu trước đây. Năm ngoái, tôi tham dự một hội nghị Phật giáo tại xưởng in và tận dụng cơ hội để tham quan quanh khu liên hợp. Trong chuyến viếng thăm đó, tôi đã mang về một bức tranh Tara, thứ mà mặc dù không phải bản sao của bức tranh Tara cứu xưởng in khỏi bị thiêu rụi, vẫn là bản sao của một vị Tara đặc biệt khác, vị cũng được biết đến là ban gia trì lớn lao. Nó được in trên giấy, thứ được làm bằng tay từ các chất liệu trong vùng và trông giống như hình được sao chụp lại. Tôi có thể cho các bạn xem vào lúc khác bởi giờ tôi đang đặt bức hình trên bàn thờ của mình.

Có một câu chuyện khác về một bức tranh tường Cứu Độ Mẫu Tara, điều xảy ra tại tu viện Drepung. Lần nọ, khi chư Tăng trong tu viện đang tiến hành tranh luận, một nhóm những cô gái Ấn Độ xinh đẹp, trong y phục Ấn Độxuất hiện. Khi theo dõi cuộc tranh luận, họ nghiêm khắc phê bình các tu sĩ, nói những điều như, “Đấy thực sự là một luận cứ tồi tệ”, “Vị này thiếu sự hùng biện”, “Vị kia sai lầm” và v.v. Họ cứ như vậy suốt thời gian họ ở đó, trò chuyện và cười khúc khích với nhaucho đến khi cuối cùng, các tu sĩ không thể chịu đựng thêm nữa và yêu cầu những cô gái rời đi, bảo rằng, “Các cô không được phép ở lại đây, hãy đi đi!”. Khi bị đuổi đi, họ chạy về vài góc trong Tu viện, nơi mà họ dường như biến mất. Mọi người đều sửng sốt và nhận ra rằng các cô gái này có lẽ không phải những vị khách thông thường. Sau đấy, những bức hình Tara bắt đầu xuất hiện ở góc mà các cô gái biến mất. Về sau, người ta đếm những bức hình và thấy rằng có chính xác hai mươi mốt. Khi người hành hương viếng thăm, họ có thể thấy những bức hình này rõ ràng từ xa. Người ta nói rằng những bức hình này vẫn ở đó trong Cách mạng Văn hóa, nhưng tôi không chắc liệu chúng có còn cho đến ngày nay, bởi một số chùa chiền ở Lhasa đã bị phá hủy nghiêm trọng trong cuộc cách mạng, trong khi số khác vẫn tương đối tốt.

Cởi mở với sự đa dạng về quan điểm và cố gắng giữ lời hứa 

Những vị không có niềm tin chân thành có thể thấy những câu chuyện này là không thể chấp nhận. Bởi tà kiến hay ảnh hưởng của một nền giáo dục vô thần, nhiều người sẽ nghĩ rằng miêu tả về các sự kiện này chỉ là huyền thoại hay truyện cổ tíchtuy nhiên, những vị với niềm tin và sự hiểu đúng đắn về những sự việc lạ kỳ như vậy sẽ biết rằng các câu chuyện này không lừa dối chút nào. Chắc chắn là, sự gia trì từ những vị tôn quý như Cứu Độ Mẫu Tara thật khó lĩnh hội với người bình phàm, nhưng chúng ta không nên phủ nhận chúng chỉ bởi vì tự thân chúng ta chẳng có bất kỳ trải nghiệm nào về chúng. Thực sự, thậm chí chẳng cần nói về kinh nghiệm tâm linh siêu việt, trong trải nghiệm thông thường, chẳng hạn trong mơ hay trong đời sống hằng ngày, nhiều việc lạ thường vẫn xảy ra nằm ngoài tầm hiểu biết của chúng ta.

Những chuyện này thỉnh thoảng vẫn xảy ra trong trải nghiệm của mọi người. Vì thế, về các hiện tượng khác thường, tốt hơn thì chúng ta giữ tâm cởi mở và xem xét cẩn thận và với trí tuệ trước khi đưa ra đánh giá.

Sự gia trì của chư Tôn cao quý thực sự chẳng thể nghĩ bàn. Đó là lý do mà trong suốt lịch sử nhân loại, có nhiều câu chuyện thú vị vẫn được ghi lại trong sách vở. Từ những câu chuyện của nhiều đạo sư giác ngộ hay hành giả cao cấp, chúng ta thấy rằng trong khi chư vị xuất hiện là bình phàm như mọi người khác, chư vị sở hữu những năng lực phi phàm. Điều này là bởi chư vị nương tựa sức mạnh của những vị cao quý như Yidam (Bổn tôn), Dakini (Không Hành Nữ) và Hộ Pháp. Nhờ cung kính nương tựa những vị cao quý này và sùng kính dâng cúng dường, những người như vậy nhận được sự hỗ trợ từ chư Tôn và nhờ đó, có được sức mạnh lớn lao để thành tựu nhiều điều. Mipham Rinpoche trong Luận Lối Sống nói rằng:

Một người như vậy, kẻ được bảo vệ bởi chư vị linh thiêng,

Thậm chí khi tự mình,

Những khả năng của anh ta về mọi mặt vẫn ngang với

Nhiều nghìn người cộng lại.

Một số người có thể không tin tưởng tính chân thật của những sự kiện lạ kỳ như vậy hay về các hình tướng như vậy và thậm chí còn xem thường. Sự hoài nghi hay xem thường như vậy chỉ đem đến tổn hại và phá hủy cho bản thân, chứ chẳng bao giờ đến cho kẻ khác. Trong Cách mạng Văn hóa, nhiều người phỉ báng Phật Giáo và phạm phải vô vàn ác hạnh, điều cuối cùng đem đến bất hạnh cho chính họ. Thực sự, luật về nghiệp là không sai lầm và kết quả có thể thật khủng khiếp. Có một người đàn ông ở quê tôi, người bị bắt vì nhiều vụ kiện khác nhau. Ở Tây Tạng, trong những trường hợp như vậy, nếu người đã làm sai đến một ngôi chùa nổi tiếng và thề không bao giờ tái phạm lỗi lầm, họ sẽ thoát được vài sự trừng phạt. Người đàn ông từ quê tôi đã đến Larung Gar và thề không bao giờ lặp lại những ác hạnh. Tôi và một số đạo sư khác đã có mặt để chứng minhTuy nhiên, trong chưa đến một năm, ông ấy lại phạm một tội khác. Sau đấy, mọi chuyện trở nên tồi tệ và cuối cùng, ông ấy bị tuyên tử hình. Tôi không chắc ông ấy có được tha bổng hay không bởi điều đấy được cho là không thể. Điều tôi đang muốn nói là nếu bạn thề trong một ngôi chùa hay trước chư Phật hoặc Bồ Tát nhưng bạn không thể giữ lời, bất hạnh và tai ương có thể xảy đến với bạn ngay trong đời này.

Trung thành với niềm tin hay lời thề rất quan trọng. Trong thực hànhchúng ta cần cố gắng hết sức để giữ gìn giới luật. Đó không phải chỉ là nghi thức và trong khi điều này có thể nằm ngoài chủ đề một chút, tôi muốn nhân cơ hội này để nhấn mạnh nó. Hôm nay, tôi gặp phải chút chuyện làm tôi khá ấn tượng. Năm trước, sau trận động đất Yushu (Ngọc Thụ), tôi đến Yushu để giúp đỡ đôi chút. Chúng tôi tìm được một trẻ mồ côi ở đó; cha, mẹ và chị của nó đều đã qua đời trong trận động đất. Đứa bé nói rằng nó chỉ còn người bà lớn tuổi và không người họ hàng nào khác còn sống. Sau đấy, tôi quyết định đưa cậu bé theo cùng, nhưng trước khi đưa cậu bé đi, chúng tôi đến thăm người bà, khi ấy khoảng ngoài bảy mươi. Nghĩ rằng cậu bé không có họ hàng nào khác, tôi đã đưa cậu bé theo cùng và gửi đến trường của tôi ở Drakgo và yêu cầu một trong những người chị của tôi chăm sóc cậu. Trong khi chúng tôi nghĩ rằng cậu bé không còn người họ hàng nào còn sống, hóa ra là cậu thực sự có một người cậu, em trai của mẹ. Người cậu này là một tu sĩ và khi động đất xảy ra, thầy ấy nghe tin trong lúc nghỉ giữa các thời thiền định và biết rằng chỉ có người mẹ già còn sống sót trong khi chị gái, anh rể và một trong những đứa con của họ đều qua đời trong tai họa. Thầy ấy cũng nghe nói rằng một đứa con khác của chị gái được một tu sĩ Phật Giáo đưa đi. Bởi thầy đã phát nguyện nhập thất ba năm ba tháng và vẫn chưa hoàn tất, thầy chọn tiếp tục nhập thất. Khoảng một tháng trước, vị tu sĩ này đã hoàn mãn khóa nhập thất và hôm nay, thầy ấy đến gặp tôi, nói rằng thầy đang tìm kiếm đứa cháu trai mồ côi và hy vọng được biết tình hình hiện nay của cậu bé. Tôi nói với sự ngưỡng mộ rằng, “Thầy là một hành giả tốt. Lời hứa của thầy không dao động. Nếu con là thầy, biết rằng chị gái đã qua đời trong động đất, chỉ còn lại mẹ già, con có thể đã xả thất ngay lập tức. Con có lẽ chẳng thể ở lại thêm một ngày”.

Thực sự, nếu có thể tuân thủ những lời thềchúng ta sẽ ít bám chấp với nhiều xao lãng của cuộc đời và thay vào đó, sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ gìn giới luật hay lời hứa mà chúng ta đã phát và xem chúng là những điều giá trị nhất trong đờiTuy nhiên, người bình phàm không trân trọng những điều này như họ cần và thay vào đó, lại xem trọng những thứ mà họ không nên. Ngày nay, đây là chuyện thường. Trong quá trình nghiên cứu và thực hành Giáo Pháp, bất kể khi nào chúng ta dự định làm gì đó, dù là nhập thất hay một thực hành đặc biệtchúng ta cần phát nguyện vững chắc và tuân thủ không dao động. Mipham Rinpoche nhiều lần nhấn mạnh, trong các bản văn liên quan, rằng chúng ta cần giữ lời hứa. Điều này cũng áp dụng với việc làm tình nguyện. Một số tình nguyện viên ở đây hăng hái trong một hay hai ngày đầu tiên; không lâu sau, khi gặp phải chút thử thách hay chướng ngại, họ thốt lên rằng, “Ôi không! Tôi không thể làm điều đấy. Tôi từ bỏ,” và họ rời đi luôn. Bạn sẽ chẳng đạt được gì bằng cách hành xử như vậy, dù đó là công việc tình nguyệnnghiên cứu Giáo Pháp, làm lợi lạc hữu tình chúng sinh hay bất kỳ điều gì khác. Đấy là lý do mà chư đạo sư đáng kính luôn nhấn mạnh rằng chúng ta cần ổn định, đáng tin cậy và tuân thủ những lời hứa và nguyên tắc. Điều này vô cùng quan trọng.

Bây giờ, khi chúng ta học hỏi về các phẩm tính của Cứu Độ Mẫu Tara, tôi hy vọng rằng mọi người đều có thể hoan hỷ và phát khởi lòng sùng mộ lớn lao với Bà. Đặc biệt, ngày nay, có nhiều nữ Phật tử và tôi nghĩ rằng Cứu Độ Mẫu Tara, là một vị Tôn nữ, có lẽ sẽ đặc biệt quan tâm đến các bạn. Bởi thế, vì lý do này, nữ giới đặc biệt cần cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara. Trên thế giới này, nữ giới chắc chắn gặp phải nhiều nghịch duyên và nghiệp chướng hơn nam giới. Điều này cũng được Đức Phật được nhắc đến trong các Kinh điển; đấy không phải là sự thành kiến với nữ giới. Do vậy, nếu các nữ hành giả sùng kính cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara, nhiều nghịch duyên có thể được loại bỏ hoàn toànDĩ nhiên, các hành giả nam cũng cần cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara và chắc chắn cũng sẽ nhận được sự gia trì nhanh chóng và lớn lao. Hy vọng rằng, tất cả các bạn sẽ trân trọng cơ hội này để tinh tấn nghiên cứu và thực hành Cứu Độ Mẫu Tara.

Đức Khenpo Sodargye Rinpoche

Việt dịch: Pema Jyana 

Nguồn Anh ngữ: Praises to the Twenty - One Taras 

Nguồn Việt ngữ: Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Đức Tara - Bài giảng 2 - Tara - Phật Mẫu Nhanh Đáp Lại - Tất Thảy Đều Tôn Kính

 

Comments are closed.