Sơ lược về truyền thống Kathok

Tu viện truyền thống Kathok

Tu viện Kathok tọa lạc ở độ cao 4800 m so với mực nước biển, nằm ở trung tâm Núi Do- Nian tại Bai Long Gou (Kênh Bạch Long) thuộc vùng Ho Po, tỉnh Bai Yu (Bạch Ngọc), nằm về phía Tây tỉnh Tứ Xyên, Trung Quốc. Tu viện được đặt tên như vậy vì một hòn đá trắng khổng lồ với ký tự Tây Tạng“Ga”hình thành tự nhiên được tìm thấy tại khu vực Tu viện. Phật giáo Tây Tạng được truyền bá tới vùng Kathok, Bai Yu trong suốt thời gian trị vì của vua Trisong Detsen.

Theo những ghi chép lịch sử, Đạo sư Liên Hoa Sinh cùng đoàn tùy tùng gồm vua và quan lại của Ngài đã ở lại để thực hành Pháp trong 25 ngày. Thậm chí, Đạo sư Liên Hoa Sinh đã làm lễ gia trì cho tự viện này13 lần. Sự chuyển hóa kỳ diệu cùng dấu chân, dấu tay linh thiêng của họ đã làm cho thánh địa Kathok siêu việt và độc đáo như là cõi Tịnh Độ xứ Oddiyana của Đức Liên Hoa Sinh. Năm 755 sau Công Nguyên, khi Đại dịch giả Vairochana tới Gyalrong, Ngài đã thực hành tu tập tại Kathok trong 1 tháng và ban truyền giáo lý của Ngài cho những đệ tử chân truyền. Phần còn lại của Bảo tháp mà Ngài xây dựng dùng để giam giữ những tinh linh xấu ác. Theo các ghi chép lịch sử, suốt thời gian trị vì của Hoàng đế Trung Hoa Đường Huyền Tông, Kathok đã có những phương pháp thực hành nghi quỹ Trường Thọ và Tịnh Hóa.

Năm 1159 sau Công Nguyên ( Theo Tạng lịch, Chu kì thứ Ba, Năm Thổ Mão), Hóa thân của Đức Văn Thù – Tampa Deshe, đệ tử tâm truyền của Đại Thành Tựu giả với những bản dịch cổ xưa về Kinh điển của dòng Nyingma, Hư huyễn và Tâm thức, Ngài Zang Zhuo Wei Gonpo đã đặt chân đến thánh địa nơi mà Đại Dịch Giả Vairochana đã từng thực hành tu tập và xây dựng Tu viện Kham đầu tiên. Tu viện Kathok là nền tảng để truyền dạy các giáo lý và thực hành Kinh điển và Mật điển. Sở hữu 6 phẩm tính độc đáo và siêu việt của phái Nyingma, Kathok Dorje Den, nguồn lưu giữ các bản dịch cổ xưa về các giáo lý Nyingma bí truyền vĩ đại, được biết đến như là Thánh Địa Tối Cao của Xứ Tuyết – Bồ Đề Đạo Tràng (Vajra Seat) thứ hai. (Bồ Đề Đạo Tràng thứ nhất là ở Bodhgaya, Ấn Độ nơi Đức Phật Thích Ca thành Đạo, Bồ Đề Đạo Tràng thứ hai là Ngũ Đài Sơn , Trung Quốc nơi Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đã thực hành Pháp, Bồ Đề Đạo Tràng thứ ba là tại Kathok nơi thực hành Pháp của Đạo sư Liên Hoa Sinh.

Theo những ghi chép lịch sử, Đạo Sư Yi Xi Beng Pa thuộc Triều đại Nguyên là một người có tài năng siêu phàm, học rộng hiểu sâu; Pháp Vương đời thứ 5 của dòng Sakya – Đức Drogon Chogyal Phagpa (Ba Si Ba) đã trở thành đệ tử của Ngài trong lần Ngài đi ngang qua tư viện Kathok trên đường tới Bắc Kinh. Ngài đã viết những dòng này trong sự kinh ngạc: “Với tuyển tập những giáo lý bí truyền về bản chất tối thượng của những giáo lý thuộc Dòng truyền thừa Nyingma, Tu viện trưởng Tu viện Kathok ở phía Đông - Đạo sư Yi Yi Beng pa, Ngài giống như tia sáng của hàng tỷ mặt trời chiếu lên miền đất vĩ đại này”. Dựa vào Pháp truyền của phái Nyingma Kathok, một lễ hội lớn sẽ được tổ chức vào ngày đản sinh của Đức Liên Hoa Sanh, tức ngày 10 tháng thứ 6 theo lịch Tây Tạng. Vào thời của Đạo sư Yi Xi Beng Pa, 180,000 tu sĩ khoác y màu đỏ thẫm tập hợp tại Tự viện Kathok và các sườn đồi xung quanh giống như biển đỏ tỏa sáng trên bầu trời xanh, đồng thanh tụng kinh. Cảnh tượng huy hoàng của khoảnh khắc kỳ diệu này trở thành câu chuyện được nhắc đến rất nhiều tại hai miền đất Ấn Độ và Tây Tạng.

Khi tu viện Kathok bị chiếm giữ bởi các tinh linh xấu ác, Ngài Ning Gong Lama Sang Jie Zha Xi đã một mình ở lại để thực hành Pháp để xua đuổi các tinh linh xấu ác này. Sau đó, Ngài đã thọ nhận học thuyết Kathok và những giáo lý nhĩ truyền từ Khai Mật Tạng Longsar Nyingpo và những vị Đạo sư khác. Sau đó, Ngài tiếp tục hoằng truyền giáo Pháp và tích lũy vô lượng công đức.

Khai mật tạng lừng danh, Đức Longsar Nyingpo sinh năm 1625 sau Công Nguyên tại vùng Thánh địa Gang Bo gần vùng Zha Wa. Ngài đã gặp vị Đạo sư chứng ngộ vĩ đại của Kathok, Đức Drubwang Tempa Gyatso khi còn nhỏ và đã thọ nhận các giáo lý Kathok từ Ngài. Pháp danh của Ngài là Wang Zha Jia. Trong chiếc hòm của Ke Mi Jiu Dorje (nghĩa là ngọn núi Kim cương vững chãi) gồm rất nhiều bảo vật thuộc sở hữu của Ngài, 17 bản văn bí truyền về giáo Pháp Tây Tạng, mở đầu là bản văn Longsar Dorje Nyingpo (Kho Báu Kim cương ...), nhiều tượng Phật, Bảo tháp và các linh vật đã được lần lượt khám phá. Suốt cuộc đời mình, Đức Longsar Nyingpo đóng vai trò tích cực trong việc mang lại những giá trị to lớn cho Tu viện Kathok; Công đức vĩ đại của Ngài đáng để chúng ta luôn vinh danh và tôn kính.

Hóa thân đời thứ 3 của Đức Zhi Mei Xin Xiong Khenpo đã được Hoàng đế Khang Hy mời đến cung điện Hoàng gia khoảng vào giai đoạn 1686 - 1746 sau Công Nguyên và được ban tặng danh hiệu “ Cố vấn Hoàng gia”. Đức Vua đích thân ban tặng cho Ngài vương miện hoàng gia, một cỗ xe ngựa với 4 cửa sổ, một đội quân danh dự bảo vệ cung điện, nhạc khí và nhiều quà tặng khác- gồm 19 món đồ, để thể hiện lòng kính trọng của Người đối với Ngài. Zhi Mei Xin Xiong Khenpo đã tổ chức ấn tống Kinh điển - sử dụng vàng nguyên chất để viết “Kho tàng Kinh điển vĩ đại” hay Tam tạng Kinh điển (Tripitaka). Đó là ngôi đền in dấu Kinh điển đầu tiên xuất hiện ở vùng Bai Yu.

Năm 1760 sau Công nguyên, vào thời của Hóa thân đầu tiên của Kathok là Ge Ze - vị học giả vĩ đại Gong Qin ji Mei Cai Wang Que Zhu, đệ tử của Đức Zhang Jia (vị Phật sống) đã được Hoàng đế Ung Chính mời tới cung điện để làm cố vấn. Vị Hóa thân đầu tiên, Đức Ge Ze Rinpoche đã ghi chú chi rất tiết về sự tồn tại cổ xưa của Kinh điển, Luật Tạng, Vi Diệu Pháp Tạng và những cuốn sách của trường phái Nyingma về thế hệ kế tục; Ngài trạm khắc để lưu giữ và viết bình luận để minh chứng cho sự tồn tại của chúng. Ngôi chùa mà Ngài giữ trọng trách xây dựng cho Đức Zhi Mei Xin Xiong được biết đến là “Ngọc Báu trong Núi Tuyết”. Vị Hóa thân thứ 3 của Đức Ge Ban Wu Jin Qie Ji Jian Can đã thực hành tu tập và đạt tới trạng thái không còn gặp chướng ngại. Ngôi đền in dấu Kinh điển mà Ngài đảm nhiệm việc xây dựng là nơi tập hợp hơn 7000 danh hiệu { của các bậc chứng ngộ} và trên 60,000 quyển sách; đó là ngôi đến in dấu Kinh điển và lưu giữ nhiều sách và với quy mô lớn nhất tại tỉnh Kham lúc bấy giờ.

Suốt mười năm biến động ở Trung Quốc, Lễ đường Kathok, Thánh đường, Hội trường để thực hành và tu học, Đền in dấu Kinh điển, Trung tâm nhập thất & thiền định và khu sinh hoạt của các tu sĩ đã bị thiệt hại nặng nề đến nỗi gần như trở thành một đống đổ nát. Sau tình hình bất ổn này, các vị Phật sống và Chư Tăng của Tu viện đã cùng nỗ lực làm việc, và chỉ sau 10 năm, họ gần như hoàn thiện việc gây dựng lại Tu viện. Gỗ được sử dụng làm vật liệu xây dựng và các họa tiết được trạm khắc theo phong cách Tây Tạng. Trên bốn bức tường của Tu viện là những hình ảnh về Cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và những câu chuyện về Tiền thân của Ngài (Jataka). Tại đại sảnh sẽ được trưng bày hình ảnh về Các vị Bổn tôn thị hiện dưới nhiều hình tướng khác nhau, ảnh các vị Phật và bảo tháp để cúng dường. Hội trường để thực hành và tu học tại tu viện Kathok có hơn 400 tu sĩ đang tu học và có hơn 5 trung tâm thiền định với nhiều vị tu sĩ rất tài năng. Tu viện Kathok ngày nay là Thánh địa Phật giáo với quy mô đáng kể.

Đạo sư Liên Hoa Sinh đã gia trì cho Tự viện Kathok 13 lần và đã làm cho thánh địa đạt 5 điều toàn hảo: Nơi ở, Thời gian, Đạo sư, Đệ tử và Giáo pháp. Với sự khởi đầu này, giáo lý của Kathog được truyền bá tới nhiều thế hệ. Tam vị Bồ Tát (Đức Quán Tự Tại, Đức Văn Thù và Đức Kim Cương Thủ Bồ Tát) đã thị hiện dưới nhiều hình tướng để thực hiện đại nguyện của các Ngài: "Kathok's Thirteen Supreme Masters Genealogy", "Kathok's Thirteen Zhong Ba Genealogy", "Kathok's Thirteen Mocha Genealogy", "Kathok's Generations of Khenpo Genealogy", "Kathok's Terton Masters and Disciples", "Kathok's Generations of Reincarnated Rinpoches" và 13 tạng Kinh điển của Kathog gồm những chỉ dẫn về Đại Toàn Thiện, giáo lý vẫn được trì giữ và truyền bá cho đến tận bây giờ. Ngày nay, giáo pháp Kathok được hoằng truyền rộng rãi; có 108 Tu viện lớn và 1002 Tu viện nhỏ trên khắp thế giới; Các vị Đạo sư của Dòng truyền thừa này có mặt khắp Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ và nhiều vùng khác trên thế giới.

Từ thời Tampa Deshek cách đây hơn 800 năm tính cho đến thời Ya La Bai Ma hiện tại, những người đặt niềm tin vào những pháp thực hành bí truyền độc đáo của Dzogchen Zuktor Sangwai Mengag, Dzogchen Semde Deun Poa và 13 tập của những giáo lý vô cùng quý báu và đạt được giai đoạn chứng ngộ Hóa thân Cầu vồng tại Bồ Đề Đạo Tràng Kathog, được đánh số 100,000. Không một tu viện nào trên thế giới có thể sánh với tu viện này và Tu viện thực sự xứng đáng được gọi là Tu viện số một ở Tây Tạng, vùng đất của giáo lý toàn hảo và thành tựu. Tu viện Kathok là một trong số 3 nhánh ( Kathog, Dzogchen và Palyul) lớn nhất của Dòng truyền thừa Nyingmapa. Vì có lịch sử lâu đời, hoằng truyền giáo Pháp sâu rộng nhất cũng như tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất màTu viện có tên là Nyingmapa

Nguồn : http://nalandasociety.com/index.php/en/main-monastery-place-of-practice/kathogmonastery

Việt ngữ : Nhóm Rigpa Lotsawas

Hiệu đính : Giác nhiên

Mọi sai sót đều do người dịch và người hiệu đính. Có chút phước đức nhỏ nhoi nào xin hồi hướng cho những ai có duyên với truyền thống Kathok đều được lợi lạc và cầu mong nhờ công đức này truyền thống Kathok sẽ nở rộ tại Việt nam

Comments are closed.