Sự giải thoát tự nhiên của nền tảng – Các hướng dẫn dựa trên kinh nghiệm về tiến trình chuyển tiếp của cuộc sống

Kính lễ đến Bậc Bảo Hộ nguyên sơ, Đức Samantabhadra bất sinh,
Đến các Báo Thân Bổn Tôn hiền minh và phẫn nộ, các vị là sự diễn tả sáng tạo bất tận của Ngài,
Đến vô hạn lưu xuất của nhiều Hóa Thân xuất hiện và giải thoát khác nhau,
Đến những Bổn Tôn hiền minh và phẫn nộ của ba hiện thân.
Vì lợi ích của những chúng sinh tương lai của một thời đại suy đồi,
Ta, Padmasambhava, không bị nhiễm ô bởi một tử cung,
Đã kết hợp tất cả thiền định của Đấng Chiến Thắng
Và đã thiết lập chúng như sáu loại bardo.
Tất cả chúng đều tùy thuộc vào thực hành nền tảng,
Thế nên Ta hiển lộ sự giải thoát tự nhiên qua thiền định này
Các hướng dẫn dựa trên kinh nghiệm của những giáo lý cốt tủy về các bardo.
Này, con người của tương lai, hãy thực hành trong cách này!
Samaya.

Khi tác giả, Đức Padmasambhava nói Ngài “không bị nhiễm ô bởi một tử cung” có nghĩa Ngài không bị nhiễm ô bởi việc sinh ra từ một tử cung, vì Ngài đã sinh ra từ một hoa sen nở rộ. Khi Ngài nói: “Này, những người của tương lai”, Ngài nhắc đến tất cả chúng ta, những chúng sinh đang lang thang trong sinh tử và vẫn chưa giải thoát.

Giữa tất cả hiện tượng của luân hồi và niết bàn, không có gì mà không bao gồm trong sáu bardo, hoặc các tiến trình chuyển tiếp. Cách áp dụng chúng vào thực hành được dạy bằng ba chủ đề chính: (1) hai loại thực hành chuẩn bị làm phát sinh trạng thái thiền định ở những người chưa xuất hiện trạng thái này, (2) những hướng dẫn về chánh hành pháp cho những người đã phát sinh trạng thái thiền định này, và (3) giai đoạn tiếp theo để nâng cao.

Giai đoạn kết thúc; tiếp theo sau này, có mục đích xua tan che ám, để đem lại ân phước, và để nâng cao thực hành.

Trong các thực hành tiên khởi, có những hướng dẫn để rèn luyện dòng tâm thức bạn: gồm bốn phần; các hướng dẫn về quy y và tâm linh tỉnh thức; những hướng dẫn về một trăm âm để tịnh hóa tội lỗi; những hướng dẫn về guru yoga; để cho phép bạn nhận được ân phước; và các hướng dẫn về thực hành Pháp của mandala, làm viên mãn hai tích lũy.

“Một trăm âm tẩy tịnh tội lỗi” ám chỉ mantra một trăm chữ của Đức Phật Vajrasattva. Những hướng dẫn về guru yoga là để nâng cấp sự ban phước cho những người đã hoàn toàn tiếp nhận và đem sự ban phước cho những người chưa được nhận. Liên quan đến thực hành mandala, “hai tích lũy” ám chỉ sự tích lũy công đức và trí tuệ.

Các hướng dẫn để điều phục dòng tâm thức bạn có ba phần: suy niệm về sự khó có được thân người với nhàn rỗi và thuận lợi, suy niệm về những đau khổ của sinh tử, và thiền định về cái chết và vô thườngThực hành tiên khởi bảy bậc này là để áp dụng vào thực hành. Trong cách đó, bạn thiền định và thiết lập trên các thực hành tiên khởi cho đến khi phát sinh kinh nghiệm.

Trong các thực hành tiên khởi, phần thứ hai gắn liền với việc hàng phục dòng tâm thức bạn. Các thực hành bảy bậc này gồm phần đầu tiên có bốn bậc và phần thứ hai có ba bậc. Chúng ta nên thực hành “cho đến khi kinh nghiệm xuất hiện”. Ví dụ, bạn nên tiếp tục thiền định về những đau khổ của luân hồi cho đến khi tâm bạn chuyển khỏi sinh tửTương tự, hãy tiếp tục thiền định về cái chết và vô thường cho đến khi bạn chắc chắn đạt được về các thực tại này. Nói khác đi, hãy thực hành cho đến khi bạn đạt được kết quả.

Nhiều người trong các bạn có thể cảm thấy rất quen thuộc với Bốn Tư Tưởng Làm Chuyển TâmNgoài ra, một số trong các bạn đã thực hiện tụng niệm một trăm ngàn lần thực hành này sang thực hành khác. Một số trong các bạn có thể đã hoàn tất thực hành tiên khởi thậm chí hai hoặc ba lần, và tâm vẫn chưa thực sự thay đổi. Sự chuyển hóa được thiết kế cho điều này chưa chiếm chỗ; hoặc trong một số trường hợp, sự chuyển hóa có chiếm chỗ nhưng sau đó tâm bạn lại quay lại với cách cũ. Bạn vẫn còn bị sinh tử ám ảnh, vẫn bị tham dục thế gian ám ảnh, v.v... Bám chấp và bám luyến lại tiếp tục. Nói riêng, có những hành giả của Pháp lâu năm lúc đầu có một số chuyển hóa tích cực qua thực hành của họ, nhưng khi thời gian trôi qua họ bị thoái bộ khiến bây giờ họ chẳng tốt hơn lúc ban đầu.

Trong sự thực hành giai đoạn thực tế, có sáu phần:

1. Các hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của lúc sống, bao gồm sự giải thoát tự nhiên của nền tảng (các hướng dẫn thực tế giống như chim én bay vào tổ);

2. Các hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của giấc mộngbao gồm sự giải thoát tự nhiên của nhầm lẫn rối loạn (các hướng dẫn thiết thực giống như cầm một ngọn đèn trên cao trong một phòng tối);

3. Các hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của thiền quán an địnhbao gồm sự giải thoát tự nhiên của tỉnh giác (các hướng dẫn thiết thực giống như đứa bé đi lạc tìm thấy mẹ của nó);

4. Các hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của sự cận tử, bao gồm sự giải thoát tự nhiên của việc nhớ lại sự chuyển di tâm thức (các hướng dẫn thiết thực giống như gửi đi mệnh lệnh của một vị vua đã được niêm ấn),

5. Các hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của tự thân thực tạibao gồm sự giải thoát tự nhiên của cái thấy (các hướng dẫn thiết thực giống như đứa bé bò vào lòng mẹ); 

6. Các hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của sự trở thành (các hướng dẫn thiết thực giống như nước trong ống được hòa với mạch).

Sự thực hành tiến trình chuyển tiếp của cuộc sống giống như chim én bay vào tổ. Nếu bạn theo dõi cách một con chim én chuẩn bị tổ của nó, trước tiên nó khảo sát môi trường để chắc rằng gần đó có nước. Sau đó tìm một vị trí an toàn để xây tổ nhằm đem chim con lên. Khi tìm được nó sẽ xây tổ và đem chim con lên, vì chẳng còn lo lắng về bất cứ thứ gì nữa.

Các hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp thứ hai liên quan đến tiến trình chuyển tiếp của giấc mộngbao gồm sự giải thoát tự nhiên của rối loạn nhầm lẫn. Các hướng dẫn này giống như cầm một ngọn đèn trên cao trong một phòng tối. Nếu đi vào một phòng tối tămhiển nhiên rất khó di chuyển vì bạn không thể thấy bất kỳ thứ gì; nhưng nếu một người bạn đồng hành giơ lên một ngọn đèn, bạn có thể thấy rõ ràng. Giống như sự loại suy này, với việc thực hành Pháp, điều rất quan trọng là dấn thân thực hành có hệ thống của lắng nghe, suy niệm, và thiền định. Nhờ làm như vậy, các che ám trong thực hành tâm linh của bạn được loại trừ, và bạn trau dồi những phẩm tính của sự tỉnh thức, nội quan (tự suy xét nội tâm) và sự tận tụy.

Thứ ba, những hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của thiền quán an địnhbao gồm sự giải thoát tự nhiên của tính giác, gồm các hướng dẫn thiết thực giống như đứa bé đi lạc gặp được mẹ của nó. Sự loại suy ở đây là của đứa bé lạc mất mẹ. Không biết mẹ ở đâu, nó tìm quanh, trải qua buồn bã và khổ sở. Tuy nhiêncuối cùng nó gặp được mẹ. Ngay khi người mẹ và đứa con đi lạc gặp nhau, việc đứa con ở bên mẹ là không còn nghi ngờ gì nữa và ngay cả người mẹ cũng vậy. Cả hai phía đều hoàn toàn nhận biếtTương tự, điều quan trọng là chúng ta thực hành việc lắng nghe, suy niệm, và thiền định theo thủ tục hệ thống. Trong việc làm như thế, chúng ta trước hết phải đạt được sự nhận biết của hai loại không đồng nhất, cụ thể là sự không đồng nhất của cá nhân và sự không đồng nhất của hiện tượng. Nhờ dấn thân vào thực hành như vậy, chúng ta tiến đến việc nhận ra tự tính mình, và điều này giống như việc loại suy của đứa bé đi lạc nhận ra mẹ của nó.

Sự loại suy này gắn liền với thực hành Atiyoga trong tổng thể. Nhiều người đọc điều này có thể chưa thọ nguyện quy y của đạo Phật, và điều đó cũng tốt. Bạn vẫn được chào đón để đọc giáo lý này. Nếu có khao khát đạt giác ngộ trong chính đời này, bạn được chào đón để đi vào thực hành này. Nếu bạn làm như vậy và thực hành theo hướng dẫn, tôi bảo đảm rằng điều này sẽ lợi ích cho bạn. Tôi đưa ra bảo đảm này, không chỉ dựa trên nền tảng kinh nghiệm của chính tôi hoặc một vài nhận biết mà tôi có, mà do dòng truyền và khởi nguyên của giáo lý này. Các giáo lý này bắt nguồn từ đức Phật Samantabhadra. Và được đức Padmasambhava soạn thảo. Giáo lý dựa trên nền tảng giác ngộ sâu xa của Phật Samantabhadra, Guru Rinpoche, và dòng truyền từ các Ngài đến hiện nay mà tôi nói hoàn toàn chắc rằng, nếu bạn áp dụng giáo lý này vào thực hành, nó sẽ dẫn đến kết quả trong sự giải thoát của chính bạn. Bạn có thể thực hành giáo lý này dù có thọ nguyện quy y hay không. Lý do tôi muốn đưa ra điều này cho tất cả các bạn, vì chúng ta đều là chủ thể cho cái chết. Tất cả chúng ta sẽ chết. Với những người trong chúng ta đã tụ hội để tiếp nhận giáo lý này, chúng ta sẽ đi về đâu khi rời khỏi đây? Chúng ta định đi đến đâu? Có phải chúng ta bắt đầu đến Nga? Có phải chúng ta bắt đầu chiến tranh? Chúng ta có một số chương trình nghị sự lớn? Rõ ràng là không. Chương trình nghị sự của chúng ta là năm độc có trong tâm thức chúng ta, và đó là kẻ thù thật sự. Thực hành này làm chúng ta có khả năng trở thành một chiến binh có thể chiến thắng phiền não của tâm thức của chính chúng ta. Do làm như vậy, chúng ta đạt giải thoát. Nếu muốn đạt giác ngộ, bạn được chào đón để thực hành giáo lý này.

Thứ tư là các hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp lúc cận tử, bao gồm sự giải thoát tự nhiên của việc nhớ lại sự chuyển di tâm thức. Những hướng dẫn thiết thực này giống như việc gửi đi mệnh lệnh được niêm ấn của nhà vua. Nếu một vị vua phái một sứ thần với mệnh lệnh được niêm ấn, thì vị sứ giả chịu trách nhiệm gửi mệnh lệnh này, và làm đúng như mệnh lệnh của nhà vua. Tương tự, khi mỗi người trong chúng ta ở tiến trình cận tử, thậm chí nếu chúng ta chưa đạt được nhận biết trong hai giai đoạn phát triển và hoàn thiện; và ngay cả nếu chúng ta chưa đạt được nhận biết của Đại Viên Mãn; nếu chúng ta có giáo lý về sự chuyển di tâm thức này, cũng giống như nhận được mệnh lệnh của nhà vua. Đó là, giáo lý này đủ để mang chúng ta qua tiến trình cận tử trong một cách ích lợi và rất ý nghĩa. Bắt đầu từ bây giờ, chúng ta nên tham gia trong sự quán chiếu trên Bốn Tư Tưởng Làm Chuyển Tâm và chuẩn bị tâm thức để có thể thực sự tận dụng trong thời điểm của tiến trình cận tử. Suy nghĩ về cái chết, chúng ta có thể tự hỏi: “Vậy, bạn cần thị thực không? Bạn có cần một thông hành đi qua biên giới không?” Câu trả lời là: “Không, bạn chuẩn bị đi ngay lập tức, có hay không có thị thực, bạn phải đi ngay”. Tuy nhiên, những gì chúng ta chưa chuẩn bị để làm ngay bây giờ là chết với sự giải thoát, và giáo lý này cống hiến cho chúng ta cơ hội đó.

Kế tiếp là hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của tự thân thực tạibao gồm sự giải thoát tự nhiên của cái thấy. Hướng dẫn thiết thực này giống như đứa bé sà vào lòng mẹ. Phép loại suy này gắn liền với rèn luyện từng bước một trong sự nhận biết hai loại không đồng nhất, tiếp nhận hướng dẫn đến bản tính của tỉnh giác của vị thầy tâm linh và tham gia trong hai giai đoạn của Atiyoga – cụ thể là Xuyên Thấu đến thanh tịnh khởi nguyên và Nhảy vọt vào hiện diện tự nhiên. Do làm như vậy, một số người có thể đạt giải thoát trong tiến trình của cuộc sống này, trước khi hấp hối. Người khác có thể đạt giải thoát trong tiến trình cận tử; số khác có thể đạt giải thoát trong tiến trình sau cái chết; và số khác có thể đạt giải thoát vào thời điểm thụ thai. Bất kể người ta đạt được nhận thức, điều này cũng giống như đứa bé sà vào lòng mẹ. Như trong sự loại suy trước đó của đứa bé nhận ra mẹ nó, đây là một nhận thức hoàn toàn thoát khỏi nghi ngờ. Hoặc bạn nghĩ trườn vào lòng đức Phật Samantabhadra, hay bò vào lòng của tính giác, thì đây là con đường để đi theo.

Hướng dẫn cuối liên quan đến tiến trình chuyển tiếp của sự trở thànhbao gồm giải thoát tự nhiên của sự trở thành. Các hướng dẫn thiết thực này giống như việc vá lại chỗ bể trong một ống nước. Sự loại suy đó gắn liền với hoàn cảnh hiện tại đang lang thang trong luân hồi của chúng ta, không nhận ra được tự tính mình. Hiện tại chúng ta bám chấp vào những gì không là “cái tôi” như là “tôi” và những gì không thực sự hiện hữu như thực sự hiện hữu. Do không chống nổi sự nhầm lẫn như vậy, chúng ta có vẻ như cắt rời ống mạch cung cấp sự nối kết giữa đức Phật Samantabhadra với chúng ta. Nhờ dấn thân trong thực hành này, chúng ta tự tái kết nối đến suối nguồn này. Nó giống như đặt một ống nước nối với suối dẫn đến cánh đồng mà bạn muốn tưới. Từ viễn cảnh của vô minh, nó trông giống như thể chúng ta cố gắng tái thiết lập một kết nối giữa đức Phật Samantabhadra với chúng taTuy nhiên, về mặt thực tại, Phật Samantabhadra và chúng ta cùng một bản tính. Do vậy, tiến trình ở đây là là một nhận biết của tự tính tương tự như của Phật Samantabhadra. Điều này kết thúc nguyên tắc chung của sáu tiến trình chuyển tiếp.

Như đã nhắc đến trước đây, cái đầu tiên của của sáu tiến trình chuyển tiếp – cụ thể là tiến trình chuyển tiếp lúc sống, bao gồm sự giải thoát tự nhiên của nền tảng – chứa đựng các hướng dẫn thiết thực giống như chim én đi vào tổ nó. Giống như chim én quan sát chung quanh trước khi xây tổ, với những thực hành cao hơn, bao gồm các giai đoạn của phát triển hay hoàn thiệnXuyên Thấu đến thanh tịnh bổn nguyên, và Nhảy vọt vào hiện diện tự nhiên, thì sự chuẩn bị là yếu tố cần thiết. Về mặt thực hành thì điều đó có nghĩa gì? Chúng ta cần rèn luyện tốt chính mình trong Bốn Tư Tưởng Làm Chuyển Tâm và Tứ Diệu Đế, bằng việc làm như vậy, khiến tâm chúng ta thoát khỏi luân hồi lôi cuốn. Điều này không có nghĩa rằng khi tiến bộ trong rèn luyện này bạn phải từ bỏ vợ hay chồng mình. Những gì bạn phải từ bỏ là ba độc của tâm, và những gì bạn đang chuyển khỏi là luân hồi. Trong tiến trình, thực ra những việc bạn làm là có một người tình mới, đó là sự giải thoát. Điều này trở thành tình yêu thực sự của bạn.

An định

Đặt thân, khẩu, và ý trong trạng thái tự nhiên của chúng

Với sự thực hành các hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của cuộc sống (các hướng dẫn thiết thực giống như chim bồ câu vào tổ của nó, là sự cắt hết những thêm vào bên ngoài và bên trong), đây là một sự thiết lập ý thức nền tảng, và cái đầu tiên của ba phần là sự đặt thân, khẩu, và ý trong trạng thái tự nhiên của nó.

Mục tiêu của thực hành này là chuẩn bị cho tiến trình cận tử của chúng ta khi cái chết sắp xảy đến, chúng ta đã chuẩn bị tốt cho nó, chúng ta vui vẻ tiếp nhận nó, và sẵn sàng đi đến một cõi Tịnh Độ. Đó là mục đích của giáo lý này. Để đi theo hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của cuộc sống, điểm trọng yếu đầu tiên là đặt thân trong trạng thái tự nhiên của nó.

Đặt thân trong trạng thái tự nhiên của nó. Nếu bạn không biết đặt thân bạn trong một tư thế tốt như thế nào, trạng thái thiền định chân thật sẽ không xuất hiện trong dòng tâm thức bạn, hoặc ngay cả có xuất hiện, nó sẽ có vấn đề; do vậy tư thế thật quan trọng. Khi thân thẳng thì kinh mạch thẳng, khi sinh lực tồn tại thẳng, tính giác được đặt trong trạng thái tự nhiên của nó; và trạng thái thiền định xảy ra tự nhiên.

Trạng thái thiền định xuất hiện khi đặt tư thế trong cách đó, vì tâm phụ thuộc trên sinh lực trong thân và trên kinh mạch, v.v... Trên việc hiểu biết về tư thế đúng, với tư thế bảy điểm Vairocana, gồm ngồi kiết già, bạn có thể nghĩ: “Ồ, không chỉ là đau đớn, mà đơn giản là tôi không thể”, hoặc “thân tôi yếu kém không thể ngồi được tư thế đó. Vậy điều đó có nghĩa là tôi không có hy vọng thiền định?” câu trả lời là: “Không, không nên thất vọng”. Hãy tiến hành và thực hiện. Có niềm tin, hãy làm tốt nhất khi bạn có thể, và điều này có thể dẫn đến kết quả hoàn toàn tốt. Đừng bỏ cuộc vì bạn không thể ngồi trong tư thế đặc biệt đó.

Thế nên, để đặt thân trong trạng thái tự nhiên về mặt hoạt động thân thể, người mới xuất gia hay hành giả mới tu nên hoàn toàn từ bỏ mọi hoạt động thế gian, bên ngoài, như nghề nông. Bên trong, cũng ngưng thực hành tâm linh như đảnh lễ và đi nhiễu quanh. Một cách bí mật, hãy thiền định kiên cố và không dao động trong tư thế thích hợpthân thể hoàn toàn không di chuyển. Đó là vì một khi thân được đặt trong trạng thái tự nhiên của nó, trạng thái thiền định phải xuất hiện.
Bên ngoài, hãy làm đơn giản hóa cuộc sống bạn. Bên trong, trạng thái thiền định xuất hiện tự nhiên như kết quả của việc ngồi trong tư thế đúng.

Adhisara thực sự của thân được thấm nhuần bảy thuộc tính thân của Vairocana: hai chân đặt trong tư thế vajrasana (kiết già), tay kết định ấn, xương sống thẳng như một mũi tên, bụng ép vào xương sống, cổ hơi cúi, đầu lưỡi đặt trên vòm miệng, và không tập trung vào bất cứ thứ gì, hai mắt nhìn tập trung vào khoảng không giữa đầu mũi. Tư thế không lỗi của thân bạn theo đúng bảy thuộc tính này. Nếu bạn biết cách thiết lập adhisara tự nhiêntrạng thái thiền định sẽ xảy ra tự nhiên.

Đặt khẩu trong trạng thái tự nhiên của nó. Trong việc đặt khẩu trong trạng thái tự nhiên của nó, cũng có ba phần: hãy hoàn toàn từ bỏ mọi đối thoại và nói chuyện vô íchrối loạn và trụ trong im lặng; bên trong, ngưng lại những hoạt động tâm linh và các chuyển động làm phân tán, trụ trong im lặngbí mật, hãy ngưng hoạt động tụng niệm và mantra. Đặt ngữ của bạn trong im lặng tự nhiên, giống như đàn bị cắt dây.

Đặt ý trong trạng thái tự nhiên của nó. Trong việc đặt tâm trong trạng thái tự nhiên của nó, cũng có ba phần: trong khi giữ thân và khẩu như trước đó, hãy để tâm bạn tỉnh thức, không tham gia bất kỳ tư duy nào liên quan đến các hình tướng lừa dối trước hay sau của ba thời, hãy đặt tâm thăng bằng không tham dự vào bất cứ tư duy thiện nào như thiền quán Bổn Tôn; bí mật, hãy đặt tâm trong trạng thái tự nhiên của nó bằng cách đặt nó đúng như nó là, kiên địnhtrong sáng, và tỉnh thức trong không gian trước bạn, trong cách thức hiện hữu của tâm, không đem tâm tham gia vào bất cứ tư duy tinh thần nào của cái thấy và thiền định đòi hỏi sự chấp bám của tâm thức. Hãy thực hành điều này ba ngày.

Trong giai đoạn thực hành này, bạn đừng đem vào tâm bất cứ tư duy nào của cái thấy – cái thấy của Atiyoga hay cái thấy của tính Không v.v... Đó là, bây giờ bạn không suy niệm hai loại không đồng nhất hoặc tham gia vào sự khảo sát bản tính lan man của tư tưởng xuất hiệntồn tại và biến mất. Giờ đây đơn giản hãy để tâm ở trong trạng thái tự nhiên của nó không có bất cứ bám chấp tâm thức nào. Hãy thực hành hướng dẫn trên trong ba ngày.

Một số người trong các bạn có thể tự hỏi làm cách nào để “đặt tâm trong trạng thái tự nhiên của nó đúng như nó là, một cách kiên địnhtrong sáng, và tỉnh thức trong không gian phía trước, trong cách hiện hữu riêng của tâm”. Nó là tỉnh giác bình thường của hiện tại này, đó là bản tính của tâm, là thật tính của luân hồi và niết bàn. Nó không phải là vật chất trong bản tính, và không bị nhiễm ô bởi ba thời: quá khứhiện tại, và tương lai. Nó không phải là điều gì đó lợi ích hay làm hại bởi sự khái niệm hóa của ba thời. Trạng thái tự nhiên của tâm này là bản chất của tâm. Nó là trạng thái tự nhiên của riêng nó, không phải điều gì đó được tạo tác và không trở thành như nó là theo một số truyền thống đặc biệtNgoài ra đây là bản tính vốn sẵn, tự nhiên của tâm. Đây là những gì lưu xuất khi tâm được để cho an trụ trong trạng thái tự nhiên không rối loạn của nó. Bản tính này là gì? Bản tính vốn sẵn của tâm là một với sự hiện diện tự nhiên.

Người ta có thể nói rằng tâm không phải là điều gì đó hiện hữu như một sự vật. Nó không có hình tướng, cũng không có chất liệu vật chất. Bất cứ vị Phật nào cũng chưa từng thấy nó như một sự việc hiện hữu thật sự. Mặt khác, tâm cũng không phải không hiện hữu. Đúng như tâm không phù hợp với quan điểm quá khích của hiện hữu, cũng không phù hợp với quan điểm cực đoan của không hiện hữu, hay chủ thuyết hư vô. Tâm này là nền tảng của tất cả luân hồi và niết bànBản tính nguyên sơ của nó là của Pháp Thân. Những phẩm tính của tâm là hai tướng hiện thânBáo Thân và Hóa Thân. Về mặt con đường, có ba phẩm tính được trau dồi trong thiền địnhcụ thể là cực lạctrong sáng, và phi khái niệm. Đây là những điểm đặc trưng nổi bật của con đường đến giác ngộ, và tương ứng từng cái một với ba hiện thân của đức PhậtTuy nhiên, nếu xảy ra bám chấp vào ba phẩm tính này – cực lạctrong sáng, và phi khái niệm – khi chúng xuất hiện, sau đó những phẩm tính tương tự sẽ chỉ dẫn đến một chu trình sinh tử bất tận. Trái lại, nếu hành giả không phản ứng với bám chấp vào những phẩm tính này, thì cực lạctrong sáng, và phi khái niệm phát sinh lần lượt với ba hiện thân: Nirmanakaya, Sambhogakaya, và Dharmakaya.

Cái được gọi là tâm của chúng ta, đó là sự tỉnh giác liên tục, bận rộn, và nhớ lại mọi sự, hoạt động như căn bản của toàn bộ luân hồi và niết bàn; nên nó được ban danh hiệu là nền tảng. Gốc rễ của mọi hạnh phúc và đau buồn là chính tâm bạn, nên điều quan trọng trước tiên là thiết lập tâm. Tâm của người mới tu giống như một con ngựa hoang, nếu bạn săn đuổi nó một cách hung hăng, nó sẽ hoảng sợ và không thể bắt được nó. Do vậy, hãy dụ dỗ nó theo nhiều cách khác nhau và giữ nó nhẹ nhàng, sẽ bắt được nó và có thể đưa vào làm việc. Tương tự, nếu tâm hoang dã này bị kiểm soát một cách hùng hổ, thì niệm tưởng càng tuôn chảy nhiều hơn, các chướng ngại sẽ xuất hiện và sản sinh vô số vấn đề như sự mất quân bình của năng lượng sinh lực của trái tim. Bằng cách nhẹ nhàng đặt tâm trong trạng thái tự nhiên của nó, sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau, sự an định đích thực sẽ xuất hiện trong dòng tâm thức bạn.

Tâm này được gọi là nền tảng là căn bản của hạnh phúc và đau khổChúng ta là những người mới tu trong thực hành này. Do vậy, tâm chúng ta như những con ngựa hoang. Ở đây, chúng ta phải chú ý cách tiếp cận quá hăng hái để điều phục tâm. Nếu bạn không có vị thầy tâm linh đã kinh nghiệm hoặc bạn không đi theo một thực hành tốt, thì có thể bạn tiếp cận cố làm tâm yên tĩnh một cách quá mãnh liệt. Nếu bạn làm điều đó với một con ngựa, nó sẽ lồng lên, hí vang, và bắt đầu nhảy chụm bốn vó. Tương tự, tâm phản ứng rất giống vậy khi bị kiềm chế một cách quá hăng hái và phản ứng với việc gia tăng khích động dựa trên khái niệm. Nếu khăng khăng trong cách tiếp cận hùng hổ này để hàng phục tâm, thay vì thành công, bạn sẽ chỉ tạo ra những vấn đề về thân và tinh thần cho chính bạn. Vì các lý do này nên một con đường tiệm tiến đã được dạy, trước tiên bắt đầu điều phục tâm bằng ý nghĩa của Bốn Tư Tưởng làm Chuyển Tâm và sau đó từng bước đi vào thực hành này. Như đức Padmasambhava trình bày ở đây, bằng việc sử dụng nhiều kỹ thuật đặt tâm khác nhau, an định chân thực sẽ phát sinh trong dòng tâm thức bạn.

Liên quan đến tâm này, chúng ta có thể hỏi: “Tâm này là gì? Nó là điều gì đó mà người khác có? Nó là điều gì đó đặc biệt chăng?” câu trả lời là “không”; tâm này là cái tất cả chúng ta đều có. Nếu nghĩ rằng tâm bạn hoàn toàn an bình, thì hãy kiểm tra lần nữa, nếu tâm bạn thường xuyên bị nô dịch hóa bởi bất kỳ ba độc bám luyến, sân hận, hay ảo tưởng, thì điều này chỉ rõ tâm không an bình. Tâm giống như dòng chảy của một con sông. Đôi khi nó xuất phát dưới sự thống trị của tức giận, bám luyến, kiêu mạn v.v... Tâm được thảo luận ở đây chỉ là dòng chảy đang xảy ra của ý thức, mà đó là chủ thể cho những phiền não này.

Sự thực hành an định thực tế

Những hướng dẫn về an định với các dấu hiệu. Trước tiên, hãy trau dồi động cơ của bạn bằng việc nghĩ: “Cầu mong tất cả chúng sinh khắp không gian đạt được tỉnh thức hoàn toàn. Để điều này có thể xảy ra, trong chính cuộc đời này, ngay tại lúc này, và trên chính đệm này, cầu mong con đạt được trạng thái vô songquý báu này. Để thỏa mãn nhu cầu của chúng sinh, tuy họ có thể được rèn luyện, con sẽ trau dồi Giáo Pháp Đại Thừa. Trong việc kết hợp với guru yoga, hãy đặt thân, khẩu, và ý của bạn trong trạng thái tự nhiênNhận thức rằng tư thế thân với bảy thuộc tính của Vairocana phục vụ như căn bản cho mọi đệ tử thiền định. Trong khi duy trì chúng, hãy đặt trước bạn một vật nhỏ như một que hay một hòn sỏi nhỏ. Nhìn chăm chú liên tục vào nó không chớp mắt, và cùng lúc hãy đặt sự chú ý lên nó một cách liên tụcrõ ràng, và sống động, không bị sao lãng bởi bất cứ thứ gì khác. Đừng đẩy mạnh sự tích cực chú ý vào nó. Hãy đặt sự tỉnh thức sống động của bạn chỉ trên sự hỗ trợ thiền quán không dao động không bị sao lãng bởi bất cứ việc thông thường nào. Hãy an trụ trong sáng, nhẹ nhàng giải thoát vào một cảm giác an nhàn, và thư giãn một chút. Trong lúc đó, để tâm thanh thản một cách tự nhiên, không dao động, và kiên định trên thiền quán hỗ trợ đó, không đi vào sự phân tán của tư tưởng. Bản văn sự Chuyển Hóa Lòng Bi vào Con Đường trình bày: “Thiền định trong sự rõ ràng và hoan hỷ, cắt đứt tâm thức phân tán trong nhiều thời ngắn”. Đừng thọc ngọn giáo của sự chú ý của bạn vào đối tượng thiền quán. Ví dụ, bạn có thể tập trung chú ý vào thiền quán như thể bạn giương dây cung nhắm mũi tên vào mục tiêu. Đó không phải là cách tập trung tâm bạn ở đây vì chứa đựng quá nhiều cố gắng và mãnh liệt. Đúng hơn, chỉ thanh thản tâm bạn một cách nhẹ nhàng trên đối tượng đó. Ngài Dudjom Lingpa minh họa điểm này với chú giải: “Hãy đơn giản thanh thản việc nhìn chăm chú của bạn để không bị mất tỉnh giác của không gian bạn. Đánh mất sự tỉnh giác của không gian bạn khi mắt bạn bắt đầu nhìn quanh và nhìn vào sự vật khác. Hãy tập trung đủ để cái thấy của tính giác không bị mất, và không nên mạnh mẽ hơn như vậy".

Do có những thời công phu ngắn, bạn chống lại được các vấn đề của sao lãng và khích động; và nhờ có nhiều thời thiền, trạng thái thiền quán không lỗi xuất hiện, vậy hãy rèn luyện theo cách đó.

Với những người mới bắt đầu như chúng ta, rất khó có được một thời công phu thiền quán dài với chất lượng cao; do vậy tốt hơn nên có nhiều thời ngắn mà chúng ta có thể thực hiện trong một ngày. Bằng việc làm như vậy, bạn tránh được các vấn đề về sao lãng, đó là cảm giác tỉnh giác bị chìm đắm (hôn trầm) khi sự trong sáng bị mất. Đây là một vấn đề chủ yếu trong thiền định. Cái thứ hai là khích động (trạo cử) xảy ra khi mất hoàn toàn sự kiểm soát tâm bạn và đầy rẫy những dạng tư duy khác nhau liên quan đến quá khứhiện tại, và tương lai. Vào những lúc như vậy tâm giống như một cái vạc tư tưởng sôi sùng sục, và điều này chỉ gây ra mất ngủ. Để tránh hai vấn đề hôn trầm và trạo cử này, nên tu hành nhiều thời ngắn, và trong cách này Đức Padmasambhva nói, trạng thái thiền định không lỗi sẽ xuất hiện. Do vậy, đây chính là cách thiết thực để tránh chướng ngại.

Khi kết thúc thời công phu đừng xả thiền một cách đột ngột; mà đúng hơn là với một cảm giác chu đáo, hãy nhẹ nhàng hòa nhập nó với sự cư xử của bạn và chuyển điều này vào con đường. Hãy để mọi công đức của bạn giống như một người có một chấn động vì sợ bị va chạm, và tận tâm hướng dẫn đời bạn trong một kiểu thiền định. Làm điều đó trong ba ngày.

Một người có chấn động thì không chạy quanh, mà di chuyển một cách rất cẩn thậnTương tự, khi bạn xả thiền hãy tránh làm một cách đột ngột. Hãy cố gắng duy trì trạng thái thiền địnhbao gồm sự chú tâm, tự xem xét nội tâm, chu đáo và hòa nhập nó vào tỉnh giác của bạn sau đó. Ý nghĩa của việc làm như vậy vào lúc kết thúc thời thiền là gì? Do duy trì các phẩm tính chú tâm, tự xem xét nội tâm, và chu đáo, chúng ta có thể dần dần kiểm soát tâm mình suốt thời gian ban ngày. Trên nền tảng đó, chúng ta có thể học cách kiểm soát nó suốt đêm, và cuối cùng qua tiến trình chuyển tiếp sau cái chết. Do đó, thực hành này dẫn đến khả năng kiểm soát được tâm vào mọi lúc cả kiếp này và kiếp tới.

Sự quan trọng của việc duy trì trạng thái thiền định này vượt lên thời thiền theo nghi thức không chỉ giới hạn cho thực hành này. Điều này quan trọng cho mọi loại thực hành thiền địnhgiai đoạn phát triển, giai đoạn hoàn thiện, v.v... Tiến trình cũng giống như sự phát triển. Chúng ta không đột ngột chuyển từ trẻ em thành người lớn. Mà đúng hơn chúng ta phải cẩn thận nuôi dưỡng từ ngày này sang ngày khác, từ năm này sang năm khác, và trưởng thành một cách dần dầncho đến khi chúng ta được như bây giờ.

Kế tiếp, hãy đặt thân bạn trong tư thế thích hợp và mọi thứ như trước. Về đối tượng thiền quán, hãy chỉ hướng trực tiếp sự chú tâm một cách sống động của bạn, không dao động, đến một bindu trắng, trong suốtrõ ràngchói sáng, tại điểm giữa hai lông mày. Kích cỡ khoảng một hạt đậu trắng, nó xuất hiện nhưng không có tự tínhThư thả một cách nhẹ nhàng trong hoan hỷ và trong sáng, và đặt tâm bạn trong trạng thái tự nhiên của nó. Đừng bị tư tưởng làm gián đoạn. Hãy thiền định đúng như vậy, với nhiều thời ngắn như trước. Dấn thân vào thực hành đó trong ba ngày hay theo kinh nghiệm riêng của bạn. Bất cứ kinh nghiệm nào xảy ra từ lúc này sang lúc khác, hãy quán sát chúng.

Nhóm từ được phiên dịch ở đây như “điểm giữa hai chân mày, nguyên nghĩa ám chỉ lọn tóc xoăn giữa hai lông mày, đó là một dấu hiệu giác ngộ của một vị Phật. Nếu có được, bạn đã thật sự trong hảo tướngNếu không có, hãy quán tưởng một bindu trắng tại điểm giữa hai chân mày, ở đó sẽ có lọn tóc xoăn khi bạn thành Phật".

Khi tự giải thoát chính bạn khỏi sự thúc đẩy bởi các tư duy làm gián đoạn, bạn phải buông xả hoàn toàn các tư duy, cả tốt lẫn xấu. Đừng giảm bớt cố gắng nếu tư duy sao lãng là điều tốt. Đúng hơn nên tránh hoàn toàn việc bị gián đoạn bởi các tư duy. Đối với hướng dẫn “dấn thân vào thực hành đó trong ba ngày hoặc khi chính kinh nghiệm của bạn ra lệnh”: nếu có thể đạt được nhận biết này trong cả một ngày thì điều đó thật tuyệt vờiNếu có thể đạt trong một giờ thì tốt. Trái lại, có thể bạn cần tiêu tốn cả năm làm thực hành này trước khi kinh nghiệm đích thực xuất hiện, nếu thực sự thành thật về nó. Do đó, có thể bạn muốn tiếp tục trong thực hành này cả năm hoặc lâu đến khi nào kinh nghiệm được truy tìm xuất hiện. Điều này nhắc tôi nhớ lại một kinh nghiệm của chính mình đã xảy ra trong một thời gian dài trước đây ở Ashland. Có người đến thăm tôi ở đó và cho biết sáu tháng trước ông ta đã đạt Phật tính, nhưng trong khoảng thời gian đó ông đã mất nó – điều đó luôn là một sự thất vọng! Kinh nghiệm đích thực thì không giống như vậy. Nó không phải là một trạng thái cao quý bạn đạt được trong một lúc rồi bị mất đi không để lại dấu vết. Sự cố gắng đạt tới ở đây là tính kiên định khởi lên trong tâm. Nó phải được duy trì và trau dồi, không phải kinh nghiệm như một ánh chớp lóe.

Kế tiếp, hãy thực hành các điểm khác như đã trình bày trước đây. Sau đó hãy quán tưởng thân bạn trống rỗng một cách rõ ràng và sống động, giống như một quả bóng căng phồng. Tại ngực bạn, hãy quán tưởng một bindu sáng rực có kích thước khoảng một đèn bơ trung bình của bản tính hợp nhất của tâm và năng lượng cần cho sự sống. Nó có màu xanh dương và cảm nhận của nó là sức nóng. Nó không chạm vào lưng và cũng không đụng vào ngực, mà đúng hơn hãy quán tưởng nó tại vị trí của trái tim. Lập tức hướng ý thức của bạn vào đó. Khi có sự sao lãng, hãy cắt bỏ mọi ý thức tán loạn một cách rõ ràng và hoan hỷ, hãy quán tưởng đối tượng thiền quán. Nếu tâm thức bạn bị khích động và không thể duy trì đối tượng thiền quánnguyên tố của năng lượng cần cho sự sống sẽ trở nên ưu thế; vậy hãy ăn những thực phẩm bổ dưỡng, buông xả đối tượng thiền quán một chút, và thư giãn. Trong lúc đó, từng lúc một hãy duy trì sự tỉnh thứctận tâm, không bị sao lãng bởi sự vật thông thường. Tổng quát, sự giải thoát là quan trọng nhất, do vậy hãy giải thoát tâm bạn một cách tự nhiên và thấy rằng đó là việc không bị dao động.

Trong thực hành này hãy quán tưởng thân bạn trống rỗng rõ ràng ở bên trong, và bên ngoài. Bindu ở ngay giữa thân bạn. Nếu bị khích động, điều này có nghĩa năng lượng sự sống bị dâng lên một số khu vực. Để chống lại điều đó, tác giả nói “ăn thực phẩm bổ dưỡng”. Điều này có nghĩa thức ăn béo bổ. Đừng nên ăn nhiều, mà chỉ ăn một số thực phẩm bổ dưỡng, buông xả đối tượng thiền định một chút, hãy thư giãn. Nhưng không nên nghỉ ngơi mà quên đối tượng.

Bạn nên ngăn cản sự chú ý khỏi dao động, vì nó là điều quan trọng nhất để giải thoát tâm. Sự trình bày, “giải thoát là điều quan trọng nhất” là với những người có nguyên tố gió chiếm ưu thế. Những người này cần làm nhẹ đi một chút, buông lỏng, và giải thoát tâm. Những người với các loại biến dưỡng khác nhau nên lấy điều này vào thực hành thiền quán của họ. Ví dụ, nếu bạn là người có nhiều sức nóng, hãy thiền định ở nơi mát mẻ. Nếu nguyên tố gió chiếm ưu thế, điều quan trọng là hướng nhận biết của bạn xuống phía dưới. Nếu bạn có khuynh hướng lười biếng và dễ hôn trầm, điều quan trọng là hướng sự chú ý của bạn nhìn chằm chằm lên trên. Bất cứ khi nào bạn chuyển hướng đến một thái cực khác, hãy tự cân bằng thái cực đó trong kỹ thuật thiền quán của bạn.

Ngoài ra, nếu chán nản hay buồn phiền khởi lên, tâm thức của bạn bị bóp méo, hãy thiền định về sự bất lợi của samsara, sự khó có được thân người với nhàn rỗi và khả năng, sự vô thường, trau dồi lòng sùng kính và tận tâm với vị thầy tâm linh hay lama của bạn. Hãy bằng lòng, suy nghĩ: “Giờ đây, tôi có được cuộc sống làm người với nhàn rỗi và khả năng. Tôi đã gặp được giáo lý quý báu, và thấy được con đường uyên thâm như vậy”. Hãy suy niệm: “Nếu không nỗ lực bây giờ, tôi sẽ lầm lỡ, và tôi không thích phải nghĩ những gì sau đó”. Hãy trau dồi sự nồng nhiệt và hoan hỷ. Những người nào làm như vậy sẽ tìm thấy an định trong dòng tâm thức họ.

Ở đây tác giả đề cập về những chủ đề chính của Bốn Tư Duy làm Chuyển Tâm. Đó chính là phần cần được làm. Khi tâm thức bạn bị “méo mó”, hay bị bẻ cong, bạn nên làm nó thẳng lại vào khuôn mẫu bằng việc thiền định về những bất lợi của luân hồi.

Nếu nó không khởi lên theo cách đó, hãy quán tưởng trong không gian phía trước thân tướng của Phật Vajrasattva một cách sống động cao khoảng một bàn tay. Mặc dù xuất hiện, Ngài vẫn không có tự tính. Ngài màu trắng giống như pha lê trang nhãrõ ràng và có bản tính của ánh sáng. Hãy tập trung nhận biết của bạn vào ngực Ngài, và quán tưởng một cách sống động và rõ ràng, với nhiều thời ngắn như trước. Liên quan đến điều này Kinh Kết Hợp Thiền Định Về Đức Phật nói đó là lợi ích hoàn toàn không thể diễn tả từ việc nhớ tưởng Phật Vajrasattva. Hãy luân phiên quán tưởng trong hư không phía trước trên thân tướng Đức Bhagavan Shakyamuni (Bạc Già Phạm – Thiện Thệ – Thích Ca Mâu Ni) tỏa ánh sáng như vàng ròng. Vua của Sutra Samadhi nói rằng cũng có vô số lợi ích trong đối tượng thiền quán này. Hoặc có thể hướng sự chú ý sáng suốt của bạn, đơn giản chỉ không dao động, trong hư không phía trước, trên chữ HRIH trắng với một visarga, tại ngực của Đức Arya Avalokiteshvara màu trắng lung linh. Kinh Đan Kết Các Ưu Tú nói rằng điều này cũng có vô số lợi ích.

Với các đối tượng thiền quán này, niệm tưởng sẽ giảm xuống ngang nhau. Thoạt tiên, niệm tưởng sẽ gia tăng, và dễ bị hay đi đến khích động. Đó là dấu hiệu trạng thái thiền quán bắt đầu xuất hiện. Vào lúc đó, bạn có thể trở nên bực tức với thiền định và không chống nổi sự mệt mỏi. Đó cũng là một nguy hiểm khiến bạn có thể đầu hàng, nghĩ rằng: “Sự thiền định chẳng đến với tôi. Niệm tưởng trong thiền định càng ngày càng thô hơn!” Không nên chán nản, hãy áp dụng các hướng dẫn một cách nhẹ nhàng. Sự gia tăng niệm tưởng đó, là sự khởi đầu của thiền định. Trước đây ngay cả dù niệm tưởng khởi lên bất tận cũng chẳng có sự lưu tâm canh giữ nào, nên chúng trôi chảy tự nhiên ra ngoài. Khi sự gia tăng của chúng bị phát hiện bởi sự lưu tâm canh chừng, chúng bị nhận ra. Đây là dấu hiệu đáng mong ước khiến trạng thái thiền định khởi lên, vậy hãy nhẹ nhàng nhận biết những niệm tưởng. Thậm chí nếu bạn ngăn cản, chúng sẽ không ngưng. Không chạy theo chúng, hãy tập trung vào đối tượng thiền quán. Nhờ làm như vậy, niệm tưởng sẽ ngày càng vi tế hơn, và số lượng sẽ giảm xuống.

Sử dụng đối tượng thiền quán trên đây, niệm tưởng dần dần thưa thớt và càng ngày càng vi tế. Trong các giai đoạn bắt đầu tâm có thể xuất hiện nhiều khích động hơn trước khi thiền định. Thật ra, nó hoàn toàn bị khích động, đơn giản vì bạn không nhận ra nó. Giờ đây, lần đầu tiên bạn có được nhận thức về tâm bạn suốt từ đầu đã hỗn loạn biết bao. Bạn thực sự tạo được tiến bộ.

Chữ “nhẹ nhàng” ở đây cũng có nghĩa “từ từ”. Tôi được biết đến vì lời khuyên hãy đi “một cách chậm chậm”, nên người thờ ơ bảo vệ lối sống của họ bằng việc nói: “Ồ, tôi đang thực hành đúng như lời Rinpoche nói, ‘chậm chậm' thôi”. Điều này hoàn toàn không phải tôi muốn nói. Điều tôi thực sự nói là bạn nên dần dần thực hiện trong thực hành với sự kiên nhẫn. Đó là những gì cần làm ở đây. Dấu hiệu ban đầu bên ngoài của sự khích động gia tăng trong tâm giống như dòng suối chảy như thác đổ xuống sườn núi. Thậm chí nếu cố ngăn chặn các niệm tưởng này bạn cũng sẽ không thành công. Đó đơn giản là cách cư xử của tâm trong những giai đoạn đầu thiền định.

Ngay cả dù bạn đang thiền định về đối tượng như trước, nếu thói quen tư duy bất lợi khởi lên, hãy tập trung trên chính tư duy ép buộc đó như sự hỗ trợ cho thiền định bạn. Bất chấp những xu hướng thói quen bất lợi nào của bám luyến, và sân hận khởi lên, hãy nhận biết chúng; và trong một cách thanh thản hãy giải thoát tâm ngay trên chúng. Mỗi khi niệm tưởng khởi lên, hãy nhanh chóng nhận ra nó và buông xả để nó biến mất một cách tự nhiên. Nếu hai niệm tưởng xuất hiện, hãy nhận biết chúng. Đừng chạy theo bất cứ những gì xuất hiện, hãy để chúng xuất hiện và tan biến. Đôi khi, hãy tập trung trên đối tượng thiền quán; và đôi lúc hãy để niệm tưởng khởi lên và tan biến. Trong lúc đó không tạo tác bất cứ những gì về sự xuất hiện, buông lỏng và tan biến của chúng. Do thực hành luân phiên như vậy, chuỗi ý tưởng thúc ép sẽ ngưng kết nối, và niệm tưởng sẽ bị tan vỡ. Do đó, niệm tưởng có hại sẽ ngày càng ít hơn, và cuối cùng sự an định sẽ xuất hiệnThiền định trong cách này ba ngày hoặc theo kinh nghiệm của bạn. Nếu sự an định đích thực với các đối tượng đó xuất hiện trong dòng tâm thức các bạn, hãy rèn luyện trong việc tìm kiếm sự tỉnh giác của chúng ta. Tổng quát, vì khó hàng phục thói quen gây hại của khuynh hướng tiềm ẩn, việc sử dụng nhiều phương pháp để đặt tâm trong trạng thái tự nhiên của nó là điều quan trọng.

Trong lúc đang thiền định, nếu tư tưởng bám luyến hay sân hận khởi lên, hãy chú tâm trên chính đối tượng của sự bám luyến hay sân hận đó. Hãy để điều đó là đối tượng thiền định của các bạn. Hãy đặt sự tỉnh giác của bạn ngay trên những niệm tưởng này khi chúng xuất hiện. Trong những giai đoạn đầu của thiền định, dường như niệm tưởng xuất hiện như một dòng chảy liên tục, nhưng khi bạn tiến bộ trong thiền định, những niệm tưởng này dần dần giảm bớt. Chúng trở nên vi tế hơn, số lượng ít hơn và bạn bắt đầu phát hiện khoảng thời gian tạm ngưng hoạt động giữa những niệm tưởng thay vì chúng liên tục. Ở đây hoàn toàn là một chuỗi. Trước tiên, hãy để sự an định đích thực khởi lên. Nỗ lực cho điều đó cho đến khi nó thực sự xuất hiện, và sau đó dấn thân vào giai đoạn kế tiếp của thiền định, đưa đến việc tìm kiếm ra bản chất của giác tính.

Tất cả các thực hành mà chúng ta được giới thiệubao gồm thực hành chuẩn bị và rất nhiều kỹ thuật trau dồi sự an định được thiết kế để giúp tâm của chúng ta có được sự kiểm soát. Đó là điểm trọng yếu. Tôi đã đề cập rằng điều quan trọng là không nên nhận cách tiếp cận gây hấn để hàng phục tâm, vì nó rất khích động khi chúng ta làm như vậy. Lý do của điều này là những thói quen của rất nhiều độc chất khác nhau từ vô thủy của tâm bao gồm bám luyến, sân hận, và ảo tưởng. Đây là điều tại sao khi Đức Padmasambhava nói điều quan trọng ở đây là sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để điều phục tâm.

Điểm đặc trưng chính của tất cả rèn luyện này là sự tự giải thoát, hay sự giải thoát tự nhiên của giác tính. Có nghĩa những phiền não của tự tâm được giải phóng, hay được tháo gỡ, giống như con rắn khoanh tròn tự tháo ra. Sự giải thoát tự nhiên này xảy ra bởi chính nó, không do một số tác nhân khác. Điều quan trọng là nhận ra sự khác biệt giữa giải thoát tự nhiên và giải thoát bổn nguyên. Về mặt giải thoát tự nhiên, chẳng có vấn đề khó khăn nào để tháo gỡ, và do vậy, không có gì để giải thoát; vì tâm là sự giải thoát bổn nguyên. Về mặt con đường, việc nói về sự giải thoát tự nhiên là điều thích hợpTuy nhiêncuối cùng thì tâm là sự giải thoát bổn nguyên.

Sự rèn luyện trong năng lượng cần cho sự sống. Giữ thân trong tư thế bảy điểm Vairocana, hãy để xương sống đứng thẳng, và chống hai bàn tay xuống đất. Trong lúc làm vậy, thở ra ba hơi dài, một qua lỗ mũi phải, một qua lỗ mũi trái, và một từ chính giữa. Cùng lúc đó hãy quán tưởng những tội lỗi và che ám được tịnh hóa, và các tội lỗi được thải ra khỏi mũi bạn trong dạng các con bọ cạp, và sau đó chúng bị đốt ra tro trong ngọn lửa ầm ầm của lửa trí tuệ bổn nguyên trên không gian phía trước. Điều này loại bỏ độc tố của năng lượng sự sống. Kế tiếp, cùng với hơi thở vào, trong lúc nuốt nước bọt một lần, ép xuống thành tiếng ở dưới rốn; và không có bất cứ suy nghĩ về đối tượng thiền quán nào, hãy để giác tính bạn nghỉ ngơi trong sự sáng sủa. Khi bạn không thể làm như vậy nhiều hơn, hãy hoàn toàn thở ra. Làm điều đó trong ba ngày.

Trong trường hợp bạn không có ba lỗ mũi và tự hỏi về lỗ mũi thứ ba đó – lỗ mũi ở giữa – điều này đơn giản có nghĩa là bạn thở ra qua hai lỗ mũi. Một số ít hành giả Tây Tạng chọn việc hít vào, và khi họ thở ra, một số những gì hít vào sẽ bay ra ngoài, nên sự quán tưởng có thể dễ dàng hơn với họ. Bản văn đề nghị hình dung tội lỗi “trong dạng các con bò cạp”, nhưng điều này chỉ có thể có một khả năng xảy ra. Chẳng hạn, nếu đặc biệt thích con gián, bạn có thể tưởng tượng những con gián thoát ra khỏi mũi bạn.

Rèn luyện trong sự tụng niệm vajra bất sinh của ba chủng tự. Thải ra những năng lượng sự sống còn dư ra ngoài, và giữ vị trí như trước. Giờ đây khi hít vào, hãy quán tưởng thân của tất cả chư Phật ba thời được rút vào trong chữ OM trắng. Sau đó đẩy năng lượng sự sống phần trên xuống dưới, kéo năng lượng sự sống ở dưới lên trên, và cả hai gặp nhau ở dưới rốn.

Ở giữa “bùa hộ mạng kín” của năng lượng sự sống phía trên và dưới, hãy quán tưởng tinh túy ngữ của tất cả chư Phật ba thời trong bản tính chữ AH đỏ rõ ràng, rỗng không, sống độngxuất hiện nhưng không có tự tính. Hãy đặt nhận biết của bạn ở đây càng lâu càng tốt.

Khi không thể làm lâu hơn nữa, hãy thở ra cùng lúc với quán tưởng tinh hoa của tâm tất cả chư Phật ba thời phát ra trong dạng một chữ HUM màu xanh dương, và suy nghĩ của các Ngài như một dòng chảy liên tục của Hóa Thân lưu xuất vì lợi ích của thế gian.

Trong cách đó, hãy kéo dài sự chú tâm của bạn với sự tỉnh giác không dao động, khi hít vào trong bản tánh của chữ OM, khi giữ hơi trong bản tính của chữ AH, và khi thở ra trong bản tính của chữ HUM. Làm điều này vào mọi lúc được gọi là sự tụng niệm vajra bất sinh. Mỗi ngày có hai mươi mốt ngàn sáu trăm chuyển động của năng lượng cần cho sự sống. Vô lượng công đức kết quả từ việc có cùng số lượng tụng niệm vajra bất sinh của ba chủng tự đó với sự chuyển động của năng lượng sự sống. Làm điều đó trong ba ngày, sau đó làm liên tục. Tất cả điều đó đã được bàn luận liên quan đến sự đạt được an định với các dấu hiệu.

Dĩ nhiên, sự hô hấp của chúng ta trải qua suốt ngày và đêm. Thay vì lãng phí hơi thở trong việc tham gia nói chuyện phiếm vô ích, v.v..., chúng ta có thể áp dụng sự tụng niệm vajra vào hơi thở, và điều này đã được nói là có lợi ích to lớn. Người ta thường xuyên hỏi tôi: “À, điều gì xảy ra nếu Ngài thực hiện thở bình?” Câu trả lời của tôi là: “Tại sao bạn không thực hành, và bạn sẽ tìm ra cho chính bạn”.

Rèn luyện trong sự an định với các dấu hiệu. Vị trí của thân bạn như trước. Kế tiếp, trong khi kiên định nhìn chằm chằm vào không gian phía trước bạn, không thiền định về bất cứ điều gì, tập trung kiên định trên ý thức bạn trong không gian phía trước, không dao độngGia tăng sự kiên định và sau đó nghỉ ngơi trở lạiThỉnh thoảng hãy ghi nhận: “Ý thức được tập trung đó là gì?” kiên định lập lại tập trung và sau đó ghi nhận nó lại lần nữa. Làm điều đó một cách luân phiên. Thậm chí nếu có vấn đề sao lãng hay hôn trầm, phải loại bỏ chúng. Trong mọi hoạt động của bạn, hãy dựa trên sự tỉnh thức không dao động. Làm điều đó trong một ngày.

Trong các thực hành về an định với những dấu hiệu trước đây, có một đối tượng thiền quán như một cây gậy hay một hòn sỏi, nhưng bây giờ không có đối tượng như vậy. Giờ đây hãy đơn giản để cái thấy chằm chằm và tâm thức tỉnh giác nghỉ ngơi trong không gian phía trước bạn, không nhìn quanh. Dù thế nào đi nữa, có gì ở đó để nhìn? Cùng lúc, điều rất quan trọng, nhất là cho người mới tu là duy trì ba phẩm tính: tỉnh thứctận tâm, và nội quan (tự xem xét nội tâm).

Gia tăng sự kiên định có nghĩa tập trung, hoặc chú tâm, một cách mãnh liệt hơn. Thỉnh thoảng tập trung trong thiền định và sau đó thư giãn lại. Đừng cố tập trung quá mạnh mọi lúc; đúng hơn là thay đổi luân phiên giữa sự tập trung mãnh liệt và sự thư giãn. Có nhiều cách khác nhau duy trì sự tỉnh thức suốt ngày. Một cách là liên tục kéo dài sự nhận biết của hư không. Cách khác để duy trì sự tỉnh thức là sự tụng niệm vajra. Bất kể kỹ thuật nào bạn đi theo, điều rất quan trọng là giữa thời công phu bạn đừng loại bỏ tất cả thực hành.

Kế tiếp giữ thân bạn như trước, đưa tầm nhìn xuống dưới, giải thoát tâm bạn một cách nhẹ nhàng, và không thiền định về bất cứ điều gì, hãy từ tốn giải thoát thân và tâm bạn vào trạng thái tự nhiên của nó. Không có bất cứ điều gì để thiền định, và không có bất kỳ sự biến đổi hay pha trộn nào, đơn giản hãy đặt sự chú tâm của bạn không dao động, trong trạng thái tự nhiên, sự trong sáng, các đặc tính của chính nó, đúng như nó là. An trụ trong sự trong sáng, và an nghỉ tâm để nó được buông xả và tự do. Thay đổi luân phiên giữa sự quán sát ai đang thiền định bên trong và ai đang giải thoát bên ngoài. Nếu nó là tâm, hãy tự hỏi: “Chính tác nhân đó là gì, cái giải thoát tâm và cái tập trung tâm?” hãy kiên định quán sát chính bạn, và sau đó giải phóng trở lại, thậm chí bạn có thể nhận ra tính giác. Hãy làm điều đó cũng trong một ngày.

Ý nghĩa của việc đặt tâm “không có bất cứ sự biến đổi hay pha trộn” là gì? Sự biến đổi hay pha trộn của nhận biết bao gồm tư duy thiện và ác, các kế hoạch, và mọi loại đánh giá. Bạn cũng phải thực hành “không dao động”, vậy nếu bạn chỉ ngồi đó với một tâm lang thang, thì bạn không đang thực hành. Hãy để tính giác của bạn an nghỉ “trong trạng thái tự nhiêntrong sáng tự nhiên của nó”, ngụ ý nếu để sự nhận biết của bạn bị lộn xộn trong lúc thiền định thì bạn không thực hành đúng.

Sau đó hãy làm như trước. Bây giờ luân phiên chú tâm chặt chẽ ý thức của bạn, tập trung toàn bộ vào nó không dao động, và sau đó nhẹ nhàng giải thoát nó. Trong cách đó, hãy thiền định với sự thay đổi luân phiên chặt chẽ và buông xả. Đôi lúc, hãy hướng cái nhìn chằm chằm của bạn liên tục vào bầu trời. Kiên định tập trung sự tỉnh giác của bạn với khao khát không có bất cứ điều gì để thiền định. Hãy buông xả lần nữa. Đôi khi, một cách kiên định, không dao động hướng sự tỉnh giác của bạn vào không gian bên phải bạn; đôi lúc hướng nó vào bên trái, và thỉnh thoảng hướng nó xuống dưới. Trong mỗi thời, hãy xoay tròn cái nhìn chằm chằm chung quanh những hướng đó.

Trong giai đoạn thực hành này, bạn kinh nghiệm một cảm giác của hư không, vậy bạn không cần nói với người khác rằng bạn “cần khoảng không”; bạn sẽ có khoảng không. Khi “hướng cái nhìn của bạn lên bầu trời”, bạn ngước cái nhìn chằm chằm của bạn lên, mà không ngửa đầu ra sau. Chỉ nhẹ nhàng nâng tầm nhìn lên hư không. Tính nền tảng của sự nhận biết mà bạn đem vào không gian này là Phật tính, giống như hư khôngbao la và không có tự tính. Đây là giác tính mà bạn đang dần dần tìm kiếm để nhận ra, và đây là tính giác mà tự thân nó rất rõ ràng.

Thỉnh thoảng tự hỏi: “Tính giác của người đang tập trung quan tâm là gì?” hãy để tự thân tính giác tự quán sát nó đều đặn. Đôi khi hãy để tâm bạn đến và nghỉ ngơi ở giữa ngực, và để mặc cả hai ở đó. Thỉnh thoảng, tập trung nó một cách đều đặn trong sự rộng mở của bầu trời và để mặc nó ở đó. Do đó, bằng việc nâng cái nhìn chằm chằm với nhiều cách thay đổi luân phiên, tâm được đặt trong trạng thái tự nhiên của nó. Như một hướng dẫn về điều này, nếu sự nhận biết an trụ một cách đều đặnminh bạch, và vững vàng, thì bất cứ nó được đặt ở đâu, sự an định sẽ xuất hiện.

“Sự rộng mở của bầu trời”, ngụ ý phẩm tính bao la của giác tính không ranh giới hay giới hạnThuật ngữ “giải thoát” xuất hiện trong những bối cảnh khác nhau ở luận thư này, và nó có ý nghĩa khác nhau trong mỗi bối cảnh. Nó xuất hiện lần nữa với sự liên quan đến tịnh quang của tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng và cũng trong tiến trình chuyển tiếp của sự thiền quán ổn định, mỗi lúc với ý nghĩa có phần khác nhau.

Giác tính an trụ liên tục là Phật tính, hay tathagatagarbha (Như Lai Tạng), có nghĩa phôi thai, hoặc tinh túy của Tathagata, Đức Phật. Đây là sự bao labản tính như hư không của giác tính chính chúng taTuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện tại của mình, như thể chúng ta nhồi nhét nó vào một đường ống cong queo rồi đem vứt vào thùng rácTinh túy của Phật tính này đưa đến sự bình đẳng của luân hồi và niết bàn. Nó là nền tảng của luân hồi và niết bàn và siêu vượt ba thời, quá khứhiện tại, và tương lai. Do vậy, bản tính của nhận biết là vượt lên hiện tại. Một số người trong các bạn có thể tự hỏi: “Ngài nói tính giác đó vượt lên hiện tại, nhưng một chỗ nào đó trong bản văn này có đề cập đến ‘sự nhận biết của hiện tại’ hay ‘tính giác hiện tiền’. Ngài làm thế nào để hòa hợp hai trình bày này?” có những cách sử dụng khác nhau về thuật ngữ “hiện tại”. Trong trường hợp trước, “hiện tại” ám chỉ những gì đang xảy ra bây giờ, như sự tương phản với quá khứ hoặc tương lai. Trường hợp sau liên quan đến “tính giác hiện tiền”, có nghĩa tính giác là sự bổn nguyên không khởi đầu và không kết thúc. Do vậy, giác tính này là của hiện tại bổn nguyên. Sự phân biệt ở đây là giữa chân lý quy ước và chân lý tối thượng.

Đoạn văn này kết thúc với trình bày: “Do đó, nhờ nâng cái nhìn chăm chú vào nhiều hướng khác nhau một cách luân phiên, tâm được đặt trong trạng thái tự nhiên của nó. Như một chỉ dẫn về điều này, nếu sự nhận biết tồn tại sinh độngliên tục, và ổn định, dù nó được đặt ở bất cứ đâu thì sự an định sẽ xuất hiện. Có những chỉ dẫn nhờ đó bạn có thể biết sự an định đó có khởi lên trong dòng tâm thức mình hay không. Khi đạt được điều đó, bạn sẽ chẳng cần phải nói với mọi người là “hãy cho tôi khoảng không”, và bạn sẽ không bao giờ cảm thấy cô độc. Bạn đặt sự chú tâm của mình ở bất cứ đâu, nó sẽ được thấm nhuần phẩm tính của thanh thản, giống như ngọn lửa đèn cầy không bị bập bùng vì gió.

Trong tiến trình thực hành, bạn có thể kinh nghiệm bất kỳ trong ba phẩm tính sau: hoan hỷtrong sáng, và phi khái niệm. Nếu không bám chấp vào chúng, chúng sẽ dẫn đến sự thành tựu của ba hiện thân Phật: Pháp ThânBáo Thân, và Hóa Thân. Nếu phản ứng chấp bám vào các kinh nghiệm này, thì sự hoan hỷ sẽ dẫn đến tái sinh trong cõi dục giới, sự trong sáng sẽ dẫn đến tái sinh trong cõi sắc giới, và khao khát sự phi khái niệm sẽ dẫn đến tái sinh vào cõi vô sắc. Tất cả ba cõi này đều ở trong chu trình sinh tử, nên trong thực hành thiền định không có quan điểm nào để đạt được bất cứ ba trạng thái này. Quan điểm là “đừng bám chấp vào chúng”. Nếu nhận biết trở nên lộn xộn và không tỉnh thức, đó là vấn đề của uể oải hay mơ hồ (hôn trầm); vậy hãy làm nó rõ ràng, gợi cảm hứng nó và nâng cái nhìn chăm chú của bạn lên. Nếu nó bị sao lãng và khích động (trạo cử), điều quan trọng là bạn hãy hạ thấp tầm nhìn xuống và buông xả nhận biết. Nếu samadhi (đại định) khởi lên thì trong đó chẳng có điều gì mà bạn có thể nói: “đây là sự thiền định,” và “đây là sự khái niệm hóa” điều này là vấn đề của sự không biết. Vậy hãy thiền định với sự thay đổi luân phiên của tập trung và buông xả, và nhận biết ai đang thiền định. Hãy nhận thức các thiếu sót của an định và lập tức loại bỏ chúng.

Như tôi đã đề cập trước đây, sự uể oải làm tâm bị chìm đắm trong đó tính nhạy bén của tâm bị mất đi. Điều này xảy ra khi chúng ta “bị say thuốc” và mất sự sắc bén, hay sinh động của việc chú tâm. Khi sự hôn trầm gia tăng, nó chuyển thành sự ngủ mê giống như bầu trời u ám. Khi sự ngủ mê gia tăng, sự trong sáng giảm xuống; nên chúng có mối liên hệ đảo ngượcNgoài ra, khi sự mơ hồ bắt đầu, tâm bị mờ tối và sự trong sáng biến đi. Khi tâm bị hôn trầm trong bất cứ những cách này, nó không tỉnh thức, nên bạn phải áp dụng việc nâng cao sự trong sáng của tâm.

Tại sao chủ thể tâm lại trở nên lộn xộn, không tỉnh thức, lỏng lẻo, mơ hồ, và hôn trầm? Nói chung, trước hết chúng ta đã quen thuộc với những trạng thái không lành mạnh của tâm từ thời vô thủy. Mà khi đang trụ trong thiền định bạn cũng có thể bị dẫn đến uể oải và hôn trầm. Thứ hai, thời gian và mùa khi bạn thiền định có thể gây ra mệt mỏi và hôn trầm. Thứ ba, nếu bạn đang thiền định với người mà giới nguyện mật tông của họ bị hư hoại thì điều này sẽ cản trở sự thực hành của bạn bằng việc phát sinh mệt mỏi hay hôn trầm. Thứ tư, chế độ ăn hàng ngày của bạn cũng có thể tạo ra vấn đề này. Thứ năm, nếu tư thế của bạn kém trong lúc hoặc giữa các thời thiền định, cũng có thể gây ra mệt mỏi và hôn trầmCuối cùng, nếu đang thiền định không đúng cách, tự thân sự thực hành sẽ gây ra mệt mỏi và hôn trầm. Do vậy, bạn có nhiều lý do cho việc mệt mỏi và hôn trầm!

Về phần môi trường sống của bạn, để tránh mệt mỏi và hôn trầm, điều quan trọng là bạn đừng thiền định trong một vùng trũng, như trong một thung lũng sâu hoặc ở bất cứ nơi nào thấp hoặc kín. Đúng hơn nên thiền định ở một nơi rộng rãi và thông thoáng. Cũng nên tránh nơi bị nhiều ô nhiễm, ví dụ với những người đã sống ở đó và giới nguyện mật tông của họ bị vi phạm. Nếu thấy môi trường có vẻ cản trở sự thực hành của bạn, hãy tịnh hóa nó. Bạn có thể làm điều này với nghi thức đốt hương trầm, hoặc áp dụng các phương tiện tẩy tịnh khác. Hãy cẩn thận việc chính bạn làm ô nhiễm nó. Về phần thời gian cho thiền định, mùa hè có thể là thời gian dễ hôn trầm vì sức nóng, và mùa xuân dễ phát sinh cảm giác lười biếng, dễ dẫn đến mệt mỏi và hôn trầm. Do vậy, đây là những mùa không tối ưu để thiền định. Ở Tây Tạng thông thường có sự ưa thích thiền định trong mùa thu và đông.

Nói chung, trên căn bản một ngày, thời gian tốt nhất để thiền định là sáng sớm; và tốt thứ hai là buổi chiều tối. Việc thiền định sẽ không tốt trong sức nóng của ngày vì dễ dẫn đến mệt mỏi và hôn trầm. Về mặt thực phẩm, điều quan trọng là bạn phải có chế độ ăn thích hợp không làm bạn cảm thấy nặng nề, hôn trầm, và buồn ngủ. Bạn cũng có thể ban phước cho thực phẩm bằng việc tụng niệm cầu nguyện hoặc tối thiểu là niệm OM MANI PADME HUM. Bằng bất cứ phương tiện nào, hãy chắc chắn chế độ ăn của bạn là tốt, hãy tịnh hóa thực phẩm với sự ban phước v.v...

Về mặt tư thế, tốt nhất là không nên nằm để thiền định vì dễ xảy ra mệt mỏi và hôn trầm, vì khi nằm làm bạn cảm thấy buồn ngủ. Hãy ngồi thẳng lưng, không cong xuống. Cuối cùng về tự thân kỹ thuật thiền quán, nhất là người mới bắt đầu, nếu chỉ cố ngồi đó nhìn chăm chú vào không gian, không có đối tượng thiền quán nào, thì tự thân kỹ thuật – là sự thực hành không khéo léo – có thể dẫn đến hôn trầm và tâm thức đi rong, do vậy, bạn bị mất hết thời gian. Trong cách này, bạn có thể bị kẹt vào chướng ngại của niệm tưởng lan man, và có thể thực sự ngủ gật. Để chống lại điều này, điều quan trọng là nhận biết cách thực hành đúng. Trong kỹ thuật đặc biệt này, tánh giác của bạn được thực sự nghỉ ngơi trong không gian phía trước; nhưng sự nhận biết của bạn phải được thấm nhuần với ba phẩm tính của tỉnh thứcnội quán, và tận tâm. Nếu thực hành theo cách đó, các vấn đề sẽ được đẩy lui.

Sự mệt mỏihôn trầm, và mơ hồ hình thành một chuỗi suy thoái. Đó là chuỗi tương quan khác của khích động, tán loạn, và sai quấy. Khi sự khích động bắt đầu, bạn có thể nhớ lại mọi loại sự việc từ quá khứ. Ký ức tràn ngập tâm bạn, bạn bám chấp vào chúng và bị chúng lôi đi. Bạn không chỉ thực sự nhớ lại sự việc xảy ra trong quá khứ mà còn làm tồi tệ hơn do tạo tác trên chúng. Sau đó tâm thức còn nhảy vào tương lai và suy nghĩ về mọi sự việc cần làm, và sau đó tâm trụ trong sự việc xảy ra ở hiện tại. Tâm lang thang quanh quẩn trong bối rối lo âu suốt ba thời. Khi điều này tiếp diễn, nó có thể dẫn đến một cảm giác lo lắng trong lòng, và sự lo lắng đó có thể kết hợp với một tâm thức mất thăng bằng. Sự chán nản có thể khởi lên, mà bạn có thể cảm thấy trong ngực mình. Đó là những dấu hiệu của khích động.

Khi sự tán loạn khởi lên, tâm bị tấn công tới tấp với những tưởng tượng có xu hướng ép buộc về các sự việc trong quá khứhiện tại, và tương lai. Tâm thức bị ở trong sự náo động của khái niệm hóa, và kết quả là mất ngủ. Điều này cũng có thể là kết quả của cảm giác sự căng thẳng trong vai hay trong ngực, và bạn có thể cảm thấy khích động. Nếu tán loạn tiếp tục không giảm bớt, điều này dẫn đến cảm giác hối tiếc, tự lên án, và phạm tội. Ví dụ, khi bạn thấy thiền định của mình tiến bộ kém, có thể bạn kết luận, “Thiền định của tôi vẫn tồi tệ, chẳng đến được đâu. Tôi sẽ chẳng bao giờ đến được đâu cả. Tôi đã lãng phí thời gian ngay từ đầu. Tôi ngu dại đi quanh quẩn như vậy cho điều gì?” Đó là ba giai đoạn. Tất cả ba giai đoạn này của sự khích động, tán loạn, và hối tiếc bao gồm việc tạo thành tư tưởng ép buộc, ở đó tự bản thân tâm thức chỉ làm cho nó tệ hại hơn. Lẽ dĩ nhiên, trong lúc đó, bạn chẳng đạt được sự an định.

Có nhiều cách khác mà bạn có thể tạo ra những vấn đề trong thiền định của mình. Ví dụ, khi sự thiền định có vẻ tiến triển tốt, bạn có thể tự tán thưởng mình với suy nghĩ: “Tôi đang làm thực sự tốt. Thực hành này chắc chắn sẽ dẫn đến thành tựu, vì tôi là một thiền giả tốt như vậy”. Tất cả tư duy như vậy là sự biểu lộ của bám luyến, níu giữ và chấp bám, điều này cản trở thực hành. Chẳng hạn, bạn có thể níu giữ sự hoan hỷtrong sáng khởi lên trong thiền định. Sự bám giữ như vậy giống như mùi thơm bám vào quần áo ngay cả khi nguồn của mùi thơm đã được lấy ra. Do đó, tâm bám vào đối tượng của kinh nghiệm giống như mùi thơm bám vào quần áo. Sự bám chấp xảy ra một cách đặc biệt khi bạn không biết về những thành tựu cao hơn trên con đường tâm linhNếu không nhận biết về những thành tựu cao hơn này bạn bị buộc phải bám chấp, và nhận biết chỉ với kinh nghiệm của mình, suy nghĩ: “Ồ, điều này là tất cả”. Thái độ này làm ngăn trở sự tiến bộ cao hơn trên con đường. Điều này có thể là một lý do tại sao những hành giả Hinayana tự họ ngừng đi theo con đường của Mahayana. Họ bám chấp vào thực hành của riêng mình, suy nghĩ: “Điều này là tất cả,” và họ khước từ xem xét các thực hành cao hơn, sâu hơn. Tương tự, trong bối cảnh của tantra, một số người bám chấp vào hai giai đoạn phát triển và hoàn thiện (tương ứng với Mahayoga và Anuyoga) và suy nghĩ: “Điều này là cao nhất. Chẳng có gì vượt hơn điều này”. Bởi vì thái độ bám chấp vào hai giai đoạn này của thực hành, họ không thể đi vào thực hành của Atiyoga hay Đại Viên Mãn. Do đó, sự bám chấp có thể xảy ra trong một bối cảnh đa dạng, rộng lớn.

Sự chấp bám có thể xảy ra liên quan đến quốc tịch hay chủng tộc của bạn; đó là bạn có thể bám chấp vào nhân dạng của chính mình, suy nghĩ: “Tôi là người Trung Quốc”, “Tôi là người Mỹ”, hoặc “Tôi là người Anh”. Tất cả các trường hợp nhận dạng này đều là biểu hiện của bám chấp và níu giữ. Trong thiền định, bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình là một hành giả giỏi, hãy nhận thức điều này là một biểu hiện của bám chấp, níu giữ, và bám luyến. Bất cứ lúc nào có sự bám chấp vào bất kỳ ba phẩm tính hoan hỷtrong sáng, hoặc vô niệm, thì sự bám luyến và chấp giữ chắc chắn hiện diện. Đây là một chướng ngại.

Các vị thầy tâm linh có thể có thiếu sót và giới hạn. Ví dụ, một vị thầy có thể giữ chắc một quan điểm giáo pháisuy nghĩ: “Bất kỳ giáo lý nào chỉ có giáo lý của Nyingma là tốt”. Các vị thầy của những phái khác của Phật giáo Tây Tạng có thể nghĩ chỉ có giáo lý của Kagyupa, Gelugpa, hay Sakyapa là con đường thuần khiết, và tất cả giáo lý khác đều sai. Tương tự, một số giáo lý hệ phái tuyên bố rằng chỉ có giáo lý Mahayana hoặc Hinayana là hiệu lựcTuy nhiên, có khả năng rằng việc thiếu sót có thể chỉ do sự thiếu kém trong việc tiếp thu về trí tuệ và trí thông minh của đệ tử. Do đó, Đức Padmasambhava khuyên đệ tử và những vị thầy nên tránh rơi vào chủ nghĩa hệ phái và tâm thức chật hẹp. Nếu thấy bạn có vấn đề về hệ phái, thì trước hết, bạn nên tiếp nhận giáo lý. Sau đó với chỉ dẫn của một vị thầy tâm linh chân chính, bạn có thể tự mình thoát khỏi lỗi đó. Cũng là việc thích hợp và có ích khi dâng cúng bài nguyện khẩn cầu đến vị thầy tâm linh và vị Bổn Tôn bạn đã chọn. Đây là những cách hiệu quả để loại bỏ những vấn đề và chướng ngại của chúng taTóm lại, mọi vấn đề như vậy đều khởi lên từ một nguồn, đó là sự chấp bám.

Tất cả chúng ta đều là chủ thể của sự bám chấp. Nó không xảy ra chỉ với một hay hai người, tất cả chúng ta phải nhận ra và chống lại nó. Hãy sử dụng các giáo lý đã tiếp nhận để kiểm tra cách cư xử và tâm thức của bạn để thấy phạm vi tâm thức của bạn vẫn là chủ thể của ba độc bám luyến, sân hận, và ảo tưởngKiểm soát tâm bạn là công việc của bạn. Công việc của bạn không phải là khảo sát và đánh giá người khác. Trong số các đệ tử của Giáo Pháp, không may có một số người tự họ dành hết thời gian để phán xét người khác. Những đệ tử như vậy đã không áp dụng giáo lý vào thực hành, mà chỉ cho phép mình quan tâm đến tám việc thế gian. Do vậy, cho dù mọi giáo lý đã tiếp nhận, trong thực tế họ trở thành người tệ hơn. Một lần nữa, tôi nhấn mạnh lại rằng công việc của chúng ta là quán sát cách cư xử của chính mình và thấy tâm chúng ta còn là chủ thể của bám luyến, sân hận, và ảo tưởng biết bao nhiêu. Kiểm soát cư xử của người khác không phải là việc của bạn: như khi họ thức dậy, họ ăn thực phẩm gì, khi nào họ đi ngủ, họ thiền định được bao nhiêu, khi nào họ đi tắm, và mọi thứ. Trong mọi vấn đề như vậy, chúng ta nên nhớ công việc của mình. Một mặt, người Mỹ có quá nhiều tự do, và mặt khác, họ chẳng được tự do. Sự thừa thãi tự do làm họ nói chuyện phiếm và nói xấu trong mọi mặt. Mà điều này không phải tự do thực sự. Tôi nghĩ rằng tất cả các bạn cần tự do cho chính mình. Nếu muốn tự do chân chính, hãy dâng hiến chính bạn cho thực hành tâm linh chân chính.

Sự an định hoàn toàn giống như một đèn dầu không bị dao động vì gió. Dù đặt nhận biết ở đâu, nó sẽ hiện diện không dao độnggiác tính là sự rõ ràng sống động không bị nhiễm ô bởi mệt mỏihôn trầm, hay mơ hồ, dù đặt nhận biết ở bất cứ đâu, nó đều ổn định và tập trung sắc bén; không dao động bởi tư duy bất định, nó là sự chân thật. Do đó, một trạng thái thiền định thuần tịnh khởi lên trong dòng tâm thức bạn; và trước khi điều này xảy ra, tâm phải được đặt trong trạng thái tự nhiên của nó. Nếu không có an định chân chính khởi lên trong dòng tâm thức, thì ngay cả khi sự nhận biết được chỉ ra, thứ được đơn thuần đưa ra sẽ như lời nói ngoài miệng về quan điểm và sự nguy hiểm là hành giả có thể không chống nổi với chủ nghĩa giáo điều. Do đó, gốc rễ của mọi trạng thái thiền định tùy thuộc vào điều này. Vì lý do này, đừng đưa đến nhận biết quá sớm, mà hãy thực hành cho đến khi có một kinh nghiệm ổn định. Cho đến thời điểm ấy, sự chỉ dẫn liên quan đến việc thực hành có dấu hiệu và không dấu hiệu Samaya.

Sự nói đến nhận biết là “trí tuệ sắc sảo” và “chân thực” đi đôi với sự so sánh của một ngọn lửa không bị dao động bởi gió. Nhóm từ: “quan điểm chỉ là lời nói đãi bôi” có nghĩa đen là “quan điểm chỉ ở trong miệng bạn” thay vì có hiểu biết chân chính của cái thấy. “Chủ nghĩa giáo điều” xảy ra khi bạn cảm thấy: “Ồ, tôi đã đạt được nó”, và bạn chẳng thể lắng nghe bất kỳ ai khác. Khi bạn nói: “Ồ, chỉ một mình tôi có được nó”, thì những gì bạn thực sự có chỉ là quan điểm trong miệng bạn, không phải sự thấu suốt chân chínhChủ nghĩa giáo điều như vậy xảy ra giống như khi bạn tiếp nhận giáo lý trên bản tính của nhận thức mà trước hết không có sự an định đích thực.

Ngài Gyatrul Rinpoche

Việt dịch: Tuệ Pháp

Trích: Giải thoát tự nhiên - Giáo lý của Đức Padmasambhava về Sáu bardo - NXB Trí tuệ, Boston

Comments are closed.