Tiểu sử và Lịch hoằng Pháp Đức Ayang Rinpoche tháng 10 năm 2015

Được sự chấp thuận của Ban Tôn Giáo Chính Phủ và của chư tôn đức thường trực BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang . Nhận lời mời của ĐĐ . Thích Tịnh Huệ; trú trì chùa Liên Trì; tỉnh Tiền Giang, Ngài Ayang Ripocher và phái đoàn sẽ có chuyến hoằng pháp tại chùa Liên Trì (ấp Đông Thạnh; xã Thái An Đông huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang) từ ngày 9 đến ngày 27/10/2015 .

Theo tin từ Phật tử Như Hồng ( BTT ) cho biết : Xuyên suốt thời gian hoằng pháp tại chùa Liên Trì, Ngài Ayang Ripocher và phái đoàn sẽ có nhiều thời pháp thoại và hướng dẫn đạo tràng, tăng ni và phật tử tu học pháp môn “ Chuyển di thần thức về cỏi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà” . Ngoài ra, ngài Ayang Ripocher còn tham dự buổi phóng sanh cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới an bình, vạn dân an cư lạc nghiệp và khánh thành cây cầu tình thương tại tỉnh tiền giang do ngài Ayang Ripocher và phật tử tài trợ . Ban tổ chức sẽ cung đón Ngài  Ayang Ripocher và phái đoàn tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất Tp Hồ chí minh vào sáng ngày 9/10/2015 .

http://www.nigioingaynay.com/Tin-tuc/4939/Tien-giang-ngai-ayang-ripocher-hoang-phap-tai-chua-lien-tri.html

Tiểu sử Đức Ayang Rinpoche

Ayang-RInpoche-Vajrasattva-2

Đức Ayang Rinpoche sanh trong một gia đình du mục ở miền Đông Tây Tạng. Phái đoàn các Trưởng Lão Lạt Ma , kể cả Gyalwang Karmapa Rangjung Rigpe Dorje thứ 16 và Yongzin Jabra Rinpoche đã kết luận rằng Ngài là hiện thân trí tuệ của Khai Mật Tạng Pháp Vương Rigzin Choegyal Dorje. Có lẽ không một Lạt Ma Tây Tạng nào lại được đồng nhất tên tuổi của mình với sự truyền thừa của pháp môn Phowa đến Phương Tây như Trưởng Lão Đại Sư Ayang Rinpoche. Ayang Rinpoche là Lạt Ma của dòng Drikung Kagyu, người nắm giữ cả hai dòng Nyingma và Drikung. Ngài tiếp tục một giòng truyền thừa không gián đoạn của các Lạt Ma thuộc dòng Drikung Phowa từ Guru Dorje Chang – Kim Cang Trì cho đến hiện kiếp. Ngài đã nhập thất miên mật để hành trì pháp môn Phowa và đã được khắp nơi công nhận như là một bậc Thầy của pháp môn Phowa. Ngài là Lạt Ma đầu tiên thuộc dòng Drikung rời khỏi Tây Tạng. Mặc dù được tìm ra bởi một phái đoàn Trưởng Lão Lạt Ma rằng Ngài là hiện thân của Khai Mật Tạng Pháp Vương Rigzin Choegyal Dorje, Ayang Rinpoche vẫn muốn tìm ra thêm những hoạt động của Ngài trong tiền kiếp. May mắn thay, Khai Mật Tạng Pháp Vương Choegyal Dorje đã viết tiểu sử của ông ta trong suốt cuộc đời, và Ayang Rinpoche đã có được một bản sao của quyển sách này mà qua đó Ngài bắt đầu nghiên cứu về cuộc đời và hoạt động của hiện thân trước của Ngài. Trong tiểu sử nầy, Choegyal Dorje (tức kiếp trước của Ayang Rinpoche) có đề cập đến Ngài là đệ tử của Đức Phật Thích Ca cách đây 2,500 năm. Công hạnh của ngài đã được ghi nhận trong Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim. Vào lúc đó Ngài đã là một vị Bồ Tát. Vị Bồ Tát đó tiếng Tây Tạng tên là Zippi Dok, tiếng Phạn là Ruchiraketu – Diệu Tràng. Dựa theo Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim, Bồ Tát Diệu Tràng lúc đó ở đỉnh núi Linh Thứu cùng với chúng hội và Ngài đã thỉnh vấn về lý do thọ mạng ngắn ngủi của Đức Phật Thích Ca. Ngài cũng đã kể lại cho Đức Phật Thích Ca về giấc mơ chiếc trống vàng của Ngài. Khi Ngài gõ trống, tiếng trống là âm thanh của sự sám hối tột bực và tịnh hóa ác nghiệp của quá khứ. Chúng ta có thể chuyển tải Kinh tối thượng xuống từ nơi sau đây: http://www.fpmt.org/teachers/teachings/sutras/golden-light-sutra/download.html

Kinh này đã được dịch ra tiếng Anh, tiếng Tàu, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nam Dương, tiếng Ý, tiếng Mông Cổ, tiếng Nepal, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Phạn, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Việt và tiếng Tây Tạng. Trong tiểu sử của Choegyal Dorje, Ngài có nhắc đến Ngài là một trong 25 đệ tử chính của Guru Liên Hoa Sanh tên là Langdro Lotsawa. Trong suốt cuộc đời, Ngài đã dịch Phật Pháp từ tiếng Phạn sang tiếng Tây Tạng. Trong một đời khác, Choegyal Dorje là đệ tử của Đức Milarepa tên là Repa Shiwa O, là một trong tám trưởng tử tâm huyết vĩ đại của Đức Milarepa. Miêu tả tóm tắt về lịch sử của Ngài có thể tìm thấy trong: http://www.dzogchenmonastery.org/repa_shiwa_o.html

Đức Ayang Rinpoche bảo rằng Ngài tự nhiên có lòng sùng tín đến Guru Liên Hoa Sanh và Đức Milarepa, và tin tưởng vào quyết định của vị Đạo Sư gốc của Ngài là His Holiness Karmapa đời thứ 16, nhưng làm thế nào Ngài có thể chắc chắn rằng Ngài chính là hóa thân của Khai Mật Tạng Pháp Vương Choegyal Dorje? Trong tiểu sử của Choegyal Dorje có hai đoạn.

Nửa đoạn viết bằng tiếng Tây Tạng, nhưng nửa đoạn kia thì lại viết bằng một ngôn ngữ khác. Sau khi đã nghiên cứu nhiều, Ayang Rinpoche đã có thể xác định rằng nửa câu của mỗi đoạn được viết bằng ngôn ngữ của Dakini – Thiên Nữ. Khai Mật Tạng Đại Pháp Vương Choegyal Dorje đã viết tiểu sử của ông trong suốt cuộc đời, lồng vào trong đó là hai câu mà dường như không có ý nghĩa gì trong văn bản tiểu sử của Ngài. Ayang Rinpoche đã tìm người có kiến thức về ngôn ngữ của Dakini- Thiên Nữ. Ngài nghe nói rằng Kamtrul Rinpoche người đang định cư tại Dharamsala có kiến thức về loại ngôn ngữ này. Vì thế Ayang Rinpoche đã đi đến Dharamsala để thỉnh cầu ý của Ngài. Khi Ayang Rinpoche gặp được Kamtrul Rinpoche thi Kamtrul Rinpoche đã khá lớn tuổi vào lúc đó và thị giác của ngài đã lệch lạc, tuy nhiên Ngài đã có thể đọc được hai câu và khẳng định rằng đó là tiếng Tây Tạng và ngôn ngữ của Dakini.

Câu thứ nhất, nửa câu đầu bằng tiếng Tây Tạng: Tse Tsing Ma = Đời kế tiếp Nửa câu sau bằng ngôn ngữ của Dakini Ga Yu Ta Ji = Gayu là nơi sinh ra hoặc Gaba Ta = Ngựa Kamtrul Rinpoche nói với Ayang Rinpoche rằng nửa câu đầu rất rõ ràng Khai Mật Tạng Đại Pháp Vương Choegyal Dorje tiên đoán trước tái sanh kế tiếp của Ngài.

Nửa câu sau nói về “gayu”, Ayang Rinpoche có nhắc rằng ngài sanh ra tại một nơi gọi là Gaba. Vì thế Kamtrul Rinpoche đã khẳng định rằng hoặc là có một cái gì hay một nơi chốn nào đó gần Gaba có âm thanh “ta”. Ayang Rinpoche đã nói rằng không có bất cứ cái gì với âm thanh “ta” chung quanh nơi đó, nhưng Ngài sanh vào năm con ngựa, mà tiếng Tây Tạng gọi là “ta”.

Vì thế, Kamtrul Rinpoche đã khẳng định câu thứ nhất nói rằng Choegyal Dorje sẽ tái sanh vào một nơi gọi là Gaba vào năm con ngựa. Câu thứ nhì Nửa phần đầu bằng tiếng Tây Tạng Lam Samo = Pháp môn vi diệu Phowa Nửa phần sau bằng ngôn ngữ của Dakini Powin Da din jing = Sự thành công lớn lao Ngay điểm này Kamtrul Rinpoche đã cho rằng dường như hai câu trên nói về Ayang Rinpoche. Tiên đoán sự ra đời và hoạt động pháp sau này của Ngài. Với hai câu được viết trong suốt cuộc đời của Khai Mật Tạng Pháp Vương Choegyal Dorje trong hai ngôn ngữ khác nhau, Ngài đã tiên đoán sự tái sanh kế tiếp và hoạt động tương lai của Ngài.

Vì thế điều này khẳng định không chút nghi ngờ rằng Ayang Rinpoce chính là hiện thân của Choegyal Dorje. Xuyên qua tiểu sử của Ngài bắt đầu với đản sanh của Đức Phật Thích Ca và Phật pháp cách đây 2,500 năm với tên là Đại Bồ Tát Ruchiraketu - Diệu Tràng. Tuy nhiên vào thời ấy Ngài đã là một vị Bồ Tát, có nghĩa là Ngài đã bận rộn với các hoạt động Phật Pháp trong nhiều kiếp không thể tính xuể. Chúng ta thật là may mắn có thể tu học từ một vị Bồ Tát vĩ đại như Ayang Rinpoche và chúng ta nên trân quý từng câu mà Ngài đã dạy, và từng lúc mà chúng ta có thể hội ngộ với Ngài. Như Ngài vẫn thường nói “ Chúng ta phải cố gắng ….”

PhT- MaiThy dch da theo bài viết ca Lama Vincent.
TPhLc – Tùng Vũ & Tâm Bảo Đàn hiệu đính.

 

Comments are closed.