Lịch sử sơ lược truyền thống Gelug

DÒNG TRUYỀN THỪA GELUG - DÒNG TRUYỀN THỪA CỦA CÁC ĐẠI HỌC GIẢ

Truyền thừa Gelugpa

Cây truyền thừa Gelug 

Gelug có nghiã là Hạnh Đức và còn được gọi là dòng Hoàng Mão (Mũ Vàng) Do Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 hiện nay trì giữ . Truyền thống bắt đầu từ sau khi Sơ Tổ Tsongkhapa qua đời vào thế kỷ thứ 14, vị Pháp Vương nắm giữa dòng truyền thừa Gelug lại là một vị cao tăng được ban cho tước hiệu Ganden Tripa, có nghĩa là "người nắm giữ ngôi báu ở Tổ Đình Ganden." Hiện này, ngài Ganden Tripa đời thứ 101, Khensur Lungri Namgel, là người nắm giữ dòng truyền thừa Gelug và ngôi báu Ganden ...

Dòng truyền thừa Gelug được sáng lập bởi đại sư Tsongkhapa(1357–1419),kế thừa từ dòng truyền thừa Kadampa do Tôn giả Atisha(982-1054) sáng lập.

GIỚI LUẬT

Dòng truyền thừa Gelug cực kỳ coi trọng việc trì giữ giới luật tỳ-khưu.Không như các dòng truyền thừa khác,99% các lama Gelug đều là tỳ-khưu(tăng sĩ).

QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC

Tri kiến chính yếu về Tánh Không của tông Gelug là Trung Quán Cụ Duyên(Prasangika Madhyamaka) của Bồ tát Nguyệt Xứng.Đây là kiến giải triết học thâm sâu nhất về duyên khởi và tánh không trong tất cả các tư tưởng triết học Phật giáo.

GIÁO PHÁP ĐẶC TRƯNG

Hành giả Gelug tu tập dựa trên Lamrim Chenmo(Bồ đề đạo thứ đệ luận) và Ngagrim Chenmo(Mật tông đạo thứ đệ luận) là 2 trước tác quan trọng bậc nhất của Đức Tsongkhapa.Ngoài ra còn có Giáo pháp khẩu truyền Đại thủ Ấn Chùa Cách-đăng(Ganden Mahamudra Oral Transmission),là giáo pháp khẩu truyền về thiền quán Đại thủ Ấn đặc trưng của dòng Gelug.

NGHIÊN CỨU HỌC THUẬT VÀ TU TẬP

Tiếp nối truyền thống của đại học viện Nalanda(Ấn độ) cổ đại,dòng truyền thừa Gelug có một chương trình đào tạo về Phật học và Luận lí học Phật giáo quy mô và bài bản bậc nhất ở Tây Tạng.Các đạo sư của dòng Gelug đều là những học giả uyên bác bậc nhất trong tất cả các dòng truyền thừa.

Vì đặc biệt chú trọng vào việc học thuật nên nhiều người lầm tưởng dòng truyền thừa Gelug chỉ toàn là nghiên cứu xuông,không biết thực hành,không có các vị thánh đắc đạo,các vị Đại thành tựu.

Đây là quan điểm sai lầm.Đại sư Tsongkhapa cũng như ngài Atisha đều coi Kiến giải và sự Thực hành quan trọng như nhau.Sự thực hành Mật tông cần dựa trên nền tảng tri kiến thật sự vững chắc mới không sợ bị lạc đường.

Trên thực tế,tông Gelug có rất nhiều Đại thành tựu giả.Bản thân đức Tsongkhapa và các đạo sư của dòng truyền thừa Đại Thủ Ấn chùa Cách-Đăng đều là các bậc Thánh giả đã đạt được thành tựu tối thượng.Trong thời kỳ này có đại sư Geshe Lama Konchog là một vị đại hành giả Du-già đã đạt được sự chứng ngộ cao tột nhất.

nguồn : Sưu tập 

Comments are closed.