Lịch sử sơ lược truyền thống Jonangpa

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Truyền thừa jonangpa

                                                                            Cây truyền thừa Jonangpa

Theo truyền thống, các bản văn gốc của Kalachakra Tantra [Kinh Thời Luân] – chính là sự thị hiện kỳ diệu của Thánh Bổn tôn Kalachakra (Thời Luân), lần đầu tiên được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng cho Ngài Suchandra ,vua nước Shambhala. Vị vua này đã đích thân tới Ấn Độ thỉnh bộ Mật điển này. Tại Bảo tháp Drepung vinh quang phía Nam Ấn Độ, một năm sau khi đạt giác ngộ viên mãn, Đức Phật đã Thực hiện Mạn đà la Cung điện Âm lịch kì lạ, (the Buddha displayed the Wondrous Lunar Mansion Mandala) ban quán đảnh Kalachakra (Thời Luân) và thuyết giảng bộ Mật điển này cho Vua Suchandra cùng vô lượng chúng sinh (người và phi nhân) các cõi.

Sau khi trở về vương quốc Shambhala, vua Suchandra bắt đầu giảng dạy và trao truyền bộ Mật điển gốc Kalachakra. Bộ mật điển này được trao truyền không gián đoạn đến vị Kalkin đời thứ 21 của vương quốc Shambhala. Sau đó, vua Yashas, một hóa thân của Bồ tát Văn Thù Sư Lợi đã soạn bộ Mật điển Thời Luân rút gọn, còn con trai của Ngài, Kalkin Pundarika soạn bình giảng chính về Mật điển Thời Luân Rút Gọn với nhan đề Vimalaprabha hay Ánh sáng không bị ô nhiễm.

Sau đó, theo như truyền thuyết kể lại, vào thế kỷ thứ mười, một ngày nọ Đức Jamyang Dorje  đang đi bộ dọc theo một con đường thuộc miền Bắc Ấn Độ, Ngài đã có linh kiến về vị Bổn tôn thiền định Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi chỉ dẫn cho Ngài đi về phía Bắc. Trên đường đi, Jamyang Dorje đã gặp vị Hóa thân đời thứ 11 của Kalkin Vương quốc Shambhala, người thực hiện toàn bộ quán đảnh Thời Luân Kalachakra và trao truyền toàn bộ giáo lý kinh mật về sự tỉnh giác cho Ngài. Sau khi thực hành thiền định miên mật trong vòng 06 tháng những giáo lý thâm diệu đã được thọ nhận từ vị Kalkin, Ngài sử dụng thần thông để tự di chuyển  đến Shambhala. Trước khi trở về Ấn Độ, Ngài đã ở lại để nghiên cứu sâu hơn về giáo lý Mật điển Thời Luân Kalachakra Tantra dưới sự chỉ dạy của vị Kalkin này. Khi trở về, Jamyang Dorje được biết đến là “Kalachakrapada the Elder” [Thượng tọa Kalachakrapada].

Kalachakra-Mandala-orange

Mandala Kalachakra

Kinh Thời Luân cùng với các Bình giảng được trao truyền từ Ngài “Kalachakrapada the Elder” đến vị kế nhiệm của mình, Ngài Shribhadra hay “Kalachakrapada the Younger”. Dòng truyền thừa này tiếp tục được truyền tới Ngài Nalendrapa (hay còn gọi là Bodhibhadra) và đến Ngài Somanatha, một Đạo sư vùng Kashmiri. Ngài Somanatha đã bí truyền các giáo lý cho các đệ tử của mình, trong đó có cả vị dịch giả Tây Tạng, Ngài Dro Lotsawa Sherab Drak. Ngài Dro Lotsawa cùng với Ngài Somanatha đã dịch bộ Mật điển gốc cùng với bài bình giảng Stainless Light từ tiếng Phạn sang tiếng Tạng, khởi xướng cho Dòng truyền thừa Dro của Kinh Thời Luân ở Tây Tạng.

Thời kỳ đầu truyền thống Jonangpa

untitled

Đức Yumo Mikyo Dorje

Một trong những đệ tử của Học giả Somanatha vùng Kashmiri, một vị hành giả Thời Luân của thế kỷ 11, Ngài Yumo Mikyo Dorje (1027 - ????) được coi là một trong những người Tây Tạng đầu tiên có sự kết nối với pháp zhentong (sự trống rỗng bên ngoài) – sự hiểu biết tuyệt đối về bản chất của thực tại. Đã được nhấn mạnh trong Kinh Thời Luân và Giáo lý về Phật tính trong lần chuyển Pháp luân thứ 3 của Đức Phật, tri kiến này sẽ trở thành giáo lý tinh yếu của Dòng truyền thừa Jonangpa. Từ Ngài Yumo Mikyo Dorje trở đi, Giáo lý Thời Luân Kalachakra của Dòng truyền thừa Dro được truyền lại liên tục cho các vị hộ trì: Ngài Dharmeshvara, Ngài Namkha Odzer, Ngài Machig Tulku Jobum, Ngài Drubtob Sechen, Ngài Choje Jamyang Sarma và Ngài Choku Odzer.

Năm 1294, Ngài Kunpang Thukje Tsondru (1243 -1313), đệ tử của ngài Choku Odzer đã tu thiền trong nhiều hang động (sgrub phug) trên dãy núi “Jomonang” thuộc vùng U-Tsang, phía Trung Nam Tây Tạng. Từ đó trở đi, việc trao truyền giáo lý được gắn với địa danh này, và những người thọ nhận và trao truyền giáo lý ở Jomonang được gọi là “Jonangpa”.

jf_jonangpa_blog_large

Dòng truyền thừa Jonang tiếp tục được trì giữ bởi các bậc Đạo sư vĩ đại Changsem Gyalwa Yeshe (1257-1320) và Yontan Gyatso (1260-1327). Sau đó, vào năm 1931, một vi học giả 29 tuổi  từ vùng Dolpo (ngày nay thuộc Nepal) đã tới Jomonang. Sau một năm chu du khắp miền Trung Tây Tạng, chàng trai quay trở lại Khu thiền Great Mountain ở Jomonang để thọ nhận toàn bộ giáo lý Kalachakara Tantra của dòng truyền thừa Dro và thành tựu Pháp Kim cương Du già  Vajrayoga 6 phần dưới sự hướng dẫn của Đức Yontan Gyatso, người đứng đầu dòng truyền thừa Jonang. Sau khi tiến hành nhập thất trong vài năm, vị Đạo sư trẻ tuổi đến từ Dolpo – Dolpopa Sherab Gyaltsen đã thành tựu sánh ngang với ngài Yontan Gyatso và được công nhận là người thừa kế của dòng Jonang.

Từ năm 1330 đến 1333, trong quá trình xây dựng hiện thân giác ngộ lớn nhất Tây tạng – Đại Bảo tháp Jonang, Ngài Dolpopa bắt đầu xây dựng và hệ thống hóa lại các kinh nghiệm thiền định chứng ngộ của Ngài. Năm 1334, Ngài Dolpopa hướng dẫn các học trò của mình, dịch giả Lotsawa Lodro Pal (1299-1353) và Lotsawa Sazang Mati Panchen (1294-1376) để chuẩn bị một bản dịch tiếng Tạng mới về  Kalachkra Tantra và bình giảng Stainless Light. Những bản dịch Jonang này được đi sâu hơn nhằm giải thích những ẩn ý chứa đựng trong Tantra và các bình giảng nhằm làm cơ sở tạo ra các văn bản ghi chép những phát hiện mới của Ngài Dolpopa cũng như phục vụ việc giảng dạy giáo Pháp cho đại chúng của Ngài.

Hệ thống hóa giáo lý của Ngài về Giản đồ vũ trụ có nguồn gốc từ các bình giảng Stainless Light trong Tantra, Dolpopa hệ thống các chứng ngộ của ngài về sự trống rỗng bên ngoài hay zhentong – sự hiểu thông qua chiêm nghiệm việc bản chất giác ngộ của một người từ tính không với tất cả mọi thứ khác …. Đặt bối cảnh minh họa của Ngài với lịch sử Phật giáo và Bốn Quy luật về Nghiệp (Four Cosmic Eons) , Dolpopa nhấn mạnh giáo huấn về Kalachakra và Phật tính với Krtyguga hay Perfect Age.

Kết tinh trong những kiệt tác của Ngài: Ngọn núi Pháp: Đại dương Ý nghĩa và Hội đồng thứ Tư, Dolpopa nêu rõ quá trình tỉnh giác của ngài gắn liền với mục đích giác ngộ của Đức Phật. Những giáo lý này được hiểu thông qua định nghĩa cụ thể (nges don) tương phản với các giáo lý của thời đại suy đồi này thiên về diễn giải ý nghĩa (Drang don).

Trong thời gian Ngài Dolpopa còn tại thế, các giáo lý này của Ngài được hướng dẫn bí mật (lkog chos) cho các đệ tử thân cận nhất của Ngài. Trong suốt 80 năm kể từ khi Ngài Dolpopa viên tịch, các giáo lý của Ngài được truyền dạy và phổ biến rộng rãi dưới tên gọi “zhentong” khiến cho những chỉ dạy của các Jonangpa được nở rộ khắp xứ Tuyết.

Kể từ khi Ngài viên tịch, Dòng truyền thừa Jonang vẫn được trì giữ lần lượt bởi các vị Dịch giả Lotsawa Lodro Pal, Chogle Namgyal, Sazang Mati Panchen, và Nyawon Kunga Pal. Sau đó, vào thế kỷ 16, Ngài Kunga Dolchok (1507-1566) đã phục hưng lại các giáo lý Jonang với cuốn sách đại diện cho tất cả những giáo lý trọng yếu nhất do Ngài tập hợp được: Một trăm lẻ tám chỉ dẫn tinh yếu của dòng Jonang.

Phong trào phục hưng dòng Jonang được tiếp sức bởi Hóa thân của ngài Kunga Dolchok, Ngài Jetsun Taranatha (1575-163) – Là vị hộ trì dòng truyền thừa không gián đoạn Jonang thứ 16 kể từ Ngài Kunpang Tukje Tsondru, Ngài Taranatha đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh khắpTây Tạng trong thế kỷ 17. Ngài đã xây dựng tu viện Taken Damcho Ling và có những đóng góp mang tính chất lịch sử cho Phật giáo. Ngài Jetsun Taranatha là một chuyên gia hàng đầu về các Mật điển của Sarma hay những bản dịch mới định kỳ. Ngài biên soạn và sắp xếp Kalachakra Tantra  cũng như Mật điển quan trọng khác thành các hướng dẫn thực hành để mọi người dễ dàng tiếp cận từng phần của thực hành Pháp Kim cương Du già Vajrayoga 6 phần hay hoàn thành các thực hành Kalachakra.

350px-Taranatha-Shechen_cal

Ngài Jetsun Taranatha (1575-163)

Sức sống của dòng truyền thừa

Sau khi ngài Jetsun Taranatha viên tịch vào giữa thế kỷ 17, Jonangpa trở thành mục tiêu chính trị và tranh giành lãnh thổ ở vùng U-Tsang, miền trung Tây Tạng. Với sự tranh giành giữa những người trung thành với Jonang và những người thân Geluk vốn được Quân đội Mông Cổ ủng hộ, tầm ảnh hưởng về chính trị của Jonang và lãnh thổ đều bị thu hẹp. Chính quyền Geluk lên nắm quyền lãnh đạo đánh dấu bằng việc Ngài Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 (1617-1682) lên ngôi dưới sự ủng hộ của Quân đội Mông Cổ, đẩy Jonang ra khỏi miền Trung Tây Tạng.

Năm 1650, Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 ra lệnh niêm phong và cấm nghiên cứu Zhentong, nghiêm cấm việc in ấn các văn bản liên quan đến zhentong của Phái Jonang trên toàn lãnh thổ Tây Tạng. Sau đó, năm 1658, Ngài Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 đã chuyển tu viện Jonang Takten Damcho Ling (Phuntsok Choling) thành tu viện Guluk – chính thức đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của phái Jonangpa ở U-Tsang.

Mặc dù ảnh hưởng về chính trị và quân sự của Dòng Geluk kéo dài đến tận biên giới  miền trung Tây Tạng nhưng  miền Đông Bắc xa xôi Amdo, Tây Tạng vẫn bình yên. Trong các thung lũng xa xôi và thảo nguyên rộng lớn của vùng Dzamthang, Golok và Ngawa, các Jonangpa vẫn tu tập và làm nhà tại đây.

Bắt đầu từ năm 1425 với việc thành lập Tu viện Choje bởi ngài Ratnashri (1350-1435), đệ tử của ngài Chogle Namgyal, các Jonangpa sống trong vùng Dzamthang và các quận xung quanh Amdo có khả năng  phát triển dưới sự bảo trợ của Hoàng đế triều Minh Trung Quốc. Trên thực tế, kể từ giữa thế kỷ 16, các Jonangpa đã củng cố các Tu viện của họ trong khu vực Dzamthang ở Amdo tương đương với các nhiếp chính triều đình tại địa phương. Đây là nơi các Jonangpa đã quy tụ trong suốt thời gian đàn áp của phái Geluk trong thế kỷ 17 và sau khi đã thoát khỏi tầm ảnh hưởng của phái Geluk, Jonangpa tiếp tục xây dựng nhiều tu viện và chỉ dậy các giáo lý quan trọng của họ về Zhentong và Kalachakra Tantra.

Với các bậc chứng ngộ vĩ đại cuối thế kỷ 19 như Ngài Jamgon Kongtrul (1813-1899) và Ngài Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892), Phái Rime hay bất bộ phái ra đời tại tỉnh Kham, miền Đông Tây Tạng. Được phát kiến bằng việc sưu tập các bản văn và biên soạn lại chúng, bao gồm cả Kongtrul’s Five Treasures, đây là cơ hội để phục hồi truyền thống Jonang và các giáo lý Zhentong. Các giáo lý thực hành Jonang Kalachakra, đặc biệt là Zhentong không chỉ thu hút được rất nhiều Đại Đạo sư ở vùng Kham thời bấy giờ như Dza Patrul Rinpoche và Jamgon Mipham mà còn cả từ các dòng phái khác. Cũng trong thời điểm này, các đại đạo sư vĩ đại nhất của Jonang vẫn xuất hiện đến tận cuối thế kỷ 20 như Ngài Bamda Geleg (1844-1904) và Ngài Khenpo Ngawang Lodro Drakpa (1920-1975).

Vào những năm 1960, nhiều Đạo sư vĩ đại của Jonang bị buộc ra khỏi tu viện, và họ đã phải di chuyển đến vùng thảo nguyên, sống như những người du mục hay ẩn náu trong các hang động như các vị Yogi. Trong hai thập kỷ tiếp theo, các Jonangpa sống vô gia cư trên chính quê hương của mình, canh tác suốt mùa hè để phục vụ cho mùa đông với mục đích duy trì dòng truyền thừa Jonang. Sau Cách mạng Văn hóa năm 1976, các Jonangpa quay trở về để sửa chữa tu viện và  dòng truyền thừa được tiếp tục hoạt động cho đến tận ngày nay.

http://www.jonangfoundation.org/brief-history

Việt dịch : Nhóm Rigpa Lotsawas 

Hiệu đính : Giác nhiên 

Mọi sai sót đều do người dịch và người hiệu đính. Có chút phước đức nhỏ nhoi nào xin hồi hướng cho những ai có duyên với truyền thống Jonang đều được lợi lạc và cầu mong nhờ công đức này truyền thống Kathok sẽ nở rộ tại Việt nam

 

Comments are closed.