Phóng vấn Đức Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche

Đức Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche không phải là một cao tăng của các bạn. Những bộ phim ngài làm đã khiến nhiều người hồ nghi. Trong chương trình phỏng vấn của chúng tôi, ngài Rinpoche đã nói về quá trình theo đuổi hoài bão của ngài cho đến khi dự án “nặng kí” của mình nhằm đưa cuộc đời Phật lên màn ảnh lớn bị liệt vào danh sách đen của đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Trong một nhà làm phim như ngài, có bao nhiêu phần của một vị đạo sư Phật Pháp nổi tiếng và một nhà tri thức chuyên bình luận văn hoá? Với tư cách một nhà làm phim và một nghệ sĩ, rốt cuộc điều ngài muốn nói là gì?

Tôi thích xem phim, nhưng không phải lúc nào tôi cũng thấy là mình đang làm phim. Tôi rất muốn làm một bộ phim về cuộc đời Đức Phật. Nhưng ngoài điều đó ra, tôi cũng coi điện ảnh là một phương tiện quan trọng mà người nghệ sĩ có thể dùng để biểu đạt những điều có ý nghĩa. Mọi người nên nghĩ về phim như một sản phẩm công nghệ, giống như một chiếc bút hay một máy đánh chữ - những thứ giúp biểu đạt những điều ý nghĩa nếu nương vào một động cơ đúng đắn. Tôi không tự cho rằng mình đã làm được điều này, hay đã đóng góp được nhiều nhờ những bộ phim tôi làm, hay là thậm chí không cho rằng mình đã có ước nguyện như vậy, mà tôi chỉ muốn làm phim thôi. Tức là, thực tế, nhiều thanh niên đã đến với tôi. Họ là những người kính nể những vị đạo sư, những biểu tượng và môi trường Phật giáo, những điều mà với họ thật nghiêm túc và khắt khe. Vậy nên họ đến bên tôi vì nghĩ rằng tôi đang làm điều gì đó, mà theo họ, không phải điều những người Phật tử hay làm. Những thanh niên mà tôi gặp như vậy thực sự đã trưởng dưỡng liên kết với Phật Pháp, vậy nên tôi cũng không thể nói rằng tất cả những cố gắng của tôi trong lĩnh vực điện ảnh là vô nghĩa hoặc vô giá trị.

Andrei Tarkovsky, một trong những nhà làm phim mà ngài yêu thích đã nói rằng: “Nghệ thuật sẽ đầy bi kịch khi thiếu vắng tâm linh.” Tại sao ngài thích phim của ông ấy (và ngài đã nói rằng Stalker là một bộ phim mà ngài thích)? Ngài có liên kết về tâm linh với sự nghiệp của ông ấy không?

Tôi thích Tarkovsky vì kĩ thuật (làm phim) của ông ấy, về cốt truyện và về cách lựa chọn chủ đề của ông ấy. Bây giờ, tôi có thể sẽ định nghĩa tâm linh là nhìn cuộc đời từ góc độ khác, không mong cầu hay sợ hãi mà nhìn dưới con mắt của một chú chim. Tarkovsky làm điều này theo một cách đậm chất kiểu tôn giáo bắt nguồn từ Abraham và chấp hai, trong khi con đường tâm linh Phật pháp của tôi là con đường bất nhị. Chấp nhị và bất nhị cùng lúc có thể được xem như hai mặt của một đồng tiền.

Vậy nên từ quan điểm này, cũng khá thú vị khi quan sát bằng cách nào thi thoảng Tarkovsky nhìn cuộc đời như một sự hi sinh. Trong tâm thức Tarkovsky có thể có cái gì đó để hi sinh, trong khi đó với một người Phật tử, thậm chí có thể không có cả cái ngã để hi sinh.

Thế giới biết đến ngài như một tăng sĩ Phật giáo, một vị đạo sư luôn chia sẻ tâm từ bi sâu thẳm bằng cách làm phim. Ngài đã kết nối đam mê của mình với sự nghiệp Phật Pháp như thế nào?

Tôi đã được hỏi câu này nhiều lần, và nó vẫn còn làm tôi bối rối. Như tôi đã nói vừa nãy, làm phim chỉ là một phương tiện trung gian, hay một công cụ thôi. Người ta có thể là hoạ sĩ, nhà văn hoặc nhà điêu khắc mà vẫn là Phật tử. Điều này chẳng có gì mâu thuẫn. Thực tế, họ nói rằng nhiếp ảnh và điện ảnh đơn giản chỉ là vẽ bằng ánh sáng. Có nhiều câu chuyện của những đại hành giả và đại đạo sư – những người từng là nghệ sĩ, nhà điêu khắc, thợ mộc, người xây cầu và những nhạc sĩ bình dân.

Tôi hiểu tại sao lại có câu hỏi này, vì như tôi đã nói từ trước, phim ảnh là một cái gì đó mới mẻ ở những nơi như Bhutan, và nó vẫn liên quan đến những thứ không nhất thiết phải là linh thiêng. Nhưng quan điểm này đơn giản là vì thiếu thông tin. Người ta có thể xem những phim như “Câu chuyện Tokyo của Ozu” để thường xuyên tìm hiểu về cuộc sống.

Nghệ thuật là sự mở rộng của cái “ngã” của ngài. Với tư cách là nhà làm phim, “bản ngã” của một hữu tình – với tư cách là lạt ma tái sinh, một đạo sư phi thường giữa chúng phàm phu – ảnh hưởng đến những bộ phim của ngài ở mức độ nào?

Chúng ta, con người, gặp những nhân duyên. Trên thực tế, Đức Phật đã dạy rằng chúng ta là sở hiện của các nhân duyên. Vậy nên, trong mọi hoàn cảnh, chúng ta tác động đến môi trường xung quanh và người khác thông qua những nhân duyên mà từ đó chúng ta xuất sinh. Và tôi cũng vậy, tôi bị ảnh hưởng từ những người khác và từ những nhân duyên khác nhau. Tôi dám chắc rằng một phần của cái ngã “hình thành trong nhân duyên” có thể hoá hiện trong những nỗ lực của riêng tôi, và như vậy, nó cũng có thể đã ảnh hưởng lên những bộ phim của tôi.

Ngài nói rằng ngài sẽ tiếp tục làm phim cho đến khi ngài đạt đến nghệ thuật toàn thiện và sẵn sàng quay bộ phim trường ca về cuộc đời Đức Phật. Liệu bộ phim đó có phải còn rất xa mới bắt đầu?

Đúng vậy. Đó là tâm nguyện của tôi, nhưng tôi cố gắng để không có quá nhiều dự định xung quanh ước nguyện này. Khi tôi phát nguyện đó, cũng có một số người có thể tiến hành làm một bộ phim như vậy, và có thể làm tốt hơn tôi nhiều. Nếu như vậy, tôi hoàn toàn hoan hỉ.

Điều gì khiến ngài trở thành hơn một Phật tử - tức là một nhà làm phim với những bộ phim được đông đảo khán giả trên thế giới biết đến, hay xiển dương dòng phái của ngài theo một cách bình thường hơn? Ngài đã có khi nào nghi ngờ (về chính mình) chưa?

Là một Phật tử tốt không cần phải lựa chọn giữa làm một nhà làm phim với xiển dương truyền thống giáo pháp theo một cách quần chúng hơn. Phải làm với tâm nguyện và động lực. Tôi có thể là một Phật tử tốt hơn khi làm một bộ phim với nguyện thanh tịnh, hơn là diễn một vai bình thường với động lực phi tâm linh như mong muốn nổi tiếng bằng cách thu nhận đệ tử và xây dựng những tu viện lớn. Trong hai cách đó, tôi sẽ chọn cách đầu .

Hiện nay ngài đang tiếp tục làm việc với bộ phim sắp tới của ngài. Người ta nói rằng phim đó sẽ có một số vấn đề liên quan tới bardo, sự sống và cái chết, và nhiều vấn đề siêu thực. Chúng tôi có thể trông đợi được gì nơi bộ phim sắp ra mắt của ngài?

Vâng, hiện nay tôi đang tiếp tục bộ phim sắp tới của mình, một bộ phim được cho là nói về tự tính và cách chúng ta cố gắng tạo ra cũng như đánh mất nó. Mỗi một nỗ lực đều khiến chúng ta trở nên thật bấp bênh. Như vậy, bộ phim này có một chút nói về bardo, vì một trong những tinh tuý của bardo là không có tự tính và như vậy, nó không xác quyết.

“Người ta có thể trông đợi gì ở bộ phim sắp ra mắt của tôi?” Câu trả lời của tôi là “Xin đừng trông đợi quá nhiều, mà hãy chúc tôi gặp may mắn.”

 Ratnasiddhārthadhyāna cẩn dịch.

Xin sám hối mọi sai sót trước Thánh Bản sư và Dzongsar Khyentse Rinpoche!

Comments are closed.