Tiểu sử Đức Khenpo Tsewang Dongyal Rinpoche

Đức Khenpo Tsewang Dongyal Rinpoche sinh ra tại vùng Dhoshul, thuộc tỉnh Kham miền Đông Tây Tạng vào ngày mùng 10 năm 1950. Vào ngày hè năm đó, trong túp lều nhỏ của gia đình, mẹ Ngài đã hạ sinh Ngài mà không hề cảm thấy đau đớn. Ngày hôm sau, khi di chuyển chiếc giường nơi đã hạ sinh Ngài, mẹ Ngài, bà Pema Lhadze tìm thấy một bông hoa tươi đẹp, tỏa hương thơm ngát. Bà đã hái bông hoa và đặt lên bàn thờ cúng dường Đức Chenrezig.

Chẳng bao lâu sau khi Ngài được hạ sinh, ba vị Lama cao cấp từ Tu viện Jadchag đã đến nhà và công nhận Ngài là Hóa thân của Đức Khenpo Sherab Khyentse. Đức Khenpo Sherab Khyentse là một vị Lama cao cấp và là Tu viện trưởng Tu viện Gochen, là một vị học giả tôn kính và một hành giả đã dành phần lớn cuộc đời mình nhập thất miên mật.

Vị Thầy dạy Pháp đầu tiên của Đức Khenpo Tsewang Dongyal Rinpoche chính là cha Ngài, Lama Chimed Namgyal Rinpoche. Năm lên 5 tuổi Ngài bắt đầu đi học và đã đến tu học tại Tu viện Gochen. Việc tu học của Ngài đã bị gián đoạn bởi sự xâm lược của Trung Hoa và việc gia đình Ngài trốn sang Ấn Độ. Tại Ấn Độ, cha và anh trai Ngài tiếp tục việc giáo dưỡng Ngài cho đến khi Ngài đến tu học tại Tu viện Nyingmapa thuộc miền Bắc Ấn Độ đến tận năm 1967.

Sau đó, Ngài đã đến tu học tại Học viện Nghiên cứu Tây Tạng, đây là một cơ sở của Đại học Sanskrit tại Varanasi. Tại đây, năm 1975 Ngài đã nhận bằng Thạc sĩ. Ngài cũng tham gia tu học tại Đại học Nyingmapa ở Tây Bengal. Tại đây, năm 1977 Ngài đã nhận bằng BA và MA.

11230553_1440790016235664_1158584227_n

Đức Dudjom Rinpoche & Đức Khenpo Tsewang Rinpoche

Năm 1978, Đức Khenpo Tsewang Dongyal Rinpoche được Đức Dudjom Rinpoche tấn phong là Tu viện trưởng của Học viện Nyingmapa ở Boudhanath, Nepal. Sau này, Ngài trở thành Tu viện trưởng của Khoa nghiên cứu giáo pháp và đã giảng dạy thơ ca, ngữ pháp, triết học và tâm lý học. Năm 1981, Đức Dudjom Rinpoche đã ấn định Ngài là Tu viện trưởng của Trung tâm Dorje Nyingpo tại Paris, Pháp. Năm 1982, Ngài được yêu cầu làm việc cùng với Đức Dudjom Rinpoche tại Trung tâm Yeshe Nyingpo ở New York - Mỹ. Suốt thập kỉ 80, cho đến khi thị tịch của Đức Dudjom Rinpoche vào năm 1987, Đức Khenpo Tsewang Dongyal Rinpoche vẫn tiếp tục kết hợp chặt chẽ cùng với Đức Dudjom Rinpoche và thường đồng hành cùng Ngài với tư cách là biên dịch và thị giả.

Năm 1988, Đức Khenpo Tsewang Dongyal Rinpoche và anh trai Ngài đã sáng lập Trung tâm Phật Pháp Padmasambhava. Kể từ đó, Ngài đã trở thành vị hướng dẫn tâm linh tại các Trung tâm Padmasambhava khác nhau trên khắp thế giới. Ngài luôn duy trì kế hoạch giảng dạy và việc di chuyển cùng với anh trai Ngài là Đức Khenchen Palden Sherab Rinpoche.

Venerable Khenpo Tsewang Dongyal Rinpoche and Venerable Khenchen Palden Sherab Rinpoche              Đức Khenpo Tsewang Rinpoche & Đức Khenchen Palden Sherab Rinpoche

Đức Khenpo Tsewang Rinpoche đã viết hai cuốn kệ về cuộc đời của Guru Rinpoche, gồm có Praise to the Lotus Born: A Verse Garland of Waves of Devotion - một cuốn hết sức độc đáo về lịch sử văn hóa và tôn giáo của Tây tạng với nhan đề The Six Sublime Pillars of the Nyingma School, nêu chi tiết về căn bản giáo Pháp ở Tây Tạng từ thế kỉ 6 đến thế kỉ 9. Hiện tại, đây là cuốn sách duy nhất chuyển tải các hoạt động giáo Pháp với mức độ thâm sâu của giai đoạn lịch sử bấy giờ.

Đức Khenpo Tsewang Rinpoche cùng với anh trai Ngài là Đức Khenchen Palden Sherab Rinpoche đã viết rất nhiều sách về Phật Pháp bằng tiếng Anh, gồm có Ceaseless Echoes of the Great Silence: A Commentary on the Heart Sutra; Prajnaparamita: The Six Perfections; Door to Inconceivable Wisdom and Compassion; Lion’s Gaze: A Commentary on the Tsig Sum Nedek; và  Opening Our Primordial Nature, tất cả đều sẵn trực tuyến tại Chiso.

http://www.padmasambhava.org/teach/longkhenpo.html

Việt ngữ: Nhóm Rigpa Lotsawas

Hiệu đính: Giác nhiên

Mọi sai sót đều do người dịch và người hiệu đính. Có chút phước đức nhỏ nhoi nào xin hồi hướng cho những ai có duyên với Đức Khenpo Tsewang Rinpoche đều được Ngài dẫn dắt sớm liễu thoát sinh tử và cầu mong nhờ công đức này Ngài sớm quang lâm đến Việt nam

Comments are closed.