Hiển lộ bản chất của tính giác

Theo cách đó, trước khi an định đích thực khởi lên trong dòng tâm thức bạn, hãy sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để đặt tâm bạn trong trạng thái tự nhiên của nó. Như một phép loại suy, nếu bạn muốn nhìn sự phản chiếu của các hành tinh và ngôi sao trong một hồ nước; bạn sẽ không thấy chúng nếu nước bị khuấy động bởi sóng gợn. Nhưng bạn sẽ nhìn thấy rõ ràng khi nhìn vào hồ mà nước thì trong trẻo và không chuyển động. Tương tự, khi tâm bị dao động bởi cơn gió của các đối tượng, giống như cưỡi một con ngựa chưa thuần nhảy chụm bốn vó, ngay cả nếu được giới thiệu vào tính giác, bạn sẽ không nhận ra nó; vì một khi tâm bị quan điểm có xu hướng ép buộc, thì sự điều khiển cũng chẳng giúp được; tâm không thấy được bản tính chính nó.

Theo tập quán của một số truyền thống giáo lýtrước tiên bạn phải được giới thiệu vào cái thấy, và trên nền tảng đó, bạn tìm kiếm trạng thái thiền quán. Điều này làm khó nhận ra tính giác. Trong truyền thống được giới thiệu ở đây, trước tiên bạn thiết lập trạng thái thiền quán, rồi trên nền tảng đó bạn được giới thiệu vào cái thấy. Mục đích sâu xa này chắc chắn làm bạn nhận dạng được tính giác. Do đó, trước hết hãy đặt tâm bạn trong trạng thái tự nhiên của nó, sau đó sinh khởi sự an định đích thực trong dòng tâm thức bạn, và hiển lộ bản chất của tính giác.

Tư thế của thân bạn cũng trong bảy thuộc tính như trước. Kiên định tập trung cái nhìn chăm chú của bạn vào không gian phía trước, vào khoảng không tại mức đầu mũi bạn, không rối loạn hoặc mang tính nhị nguyên. Đây là lợi ích của việc nhìn chăm chú này; ở giữa ngực tất cả chúng sanh có kinh mạch rỗng kati như pha lê, đó là một kinh mạch của trí tuệ bổn nguyên. Nếu nó hướng xuống và bị đóng kín, trí tuệ bổn nguyên bị che ám, và ảo tưởng tăng trưởng. Do đó, trong loài vật, kinh mạch này hướng xuống và bị đóng kín, nên chúng ngu dại và bị lừa gạt. Trong con người, kinh mạch đó hướng nằm ngang và hơi mở ra, nên trí năng con người được sáng suốt và ý thức được rõ ràng. Ở người đạt thành tựu và trong chư bồ tát, kinh mạch đó mở rộng và hướng lên trên, nên xuất hiện samadhi (đại định) không thể tưởng, trí tuệ bổn nguyên của tri kiến, và nhận thức thấu thị (ngoại cảm) bao la. Điều này xảy ra tùy theo phẩm tính rộng mở của kinh mạch trí tuệ bổn nguyên đó. Do vậy, khi mắt nhắm lại, kinh mạch đó bị đóng kín và hướng xuống, nên ý thức bị mơ hồ bởi ảo tưởng của bóng tối. Bằng việc kiên định tập trung cái nhìn chằm chằm, kinh mạch đó hướng lên và mở ra; khiến tách nhận biết thanh tịnh khỏi nhận thức bất tịnh. Sau đó, samadhi (đại địnhvô niệm xuất hiện rõ ràng, và rất nhiều kiến thanh tịnh xuất hiện. Vì thế, cái nhìn chăm chú là quan trọng.

Trong tất cả luận thư ngoài các quyển Tantra Mặt Trời Rộng Mở Trong Sáng Của Đại Viên Mãn và Giáo Pháp Uyên Thâm Của Sự Xuất Hiện Tự Nhiên Của Hiền Minh Và Phẫn Nộ Từ Nhận Biết Giác Ngộ Liên Quan Trong Việc Tìm Kiếm Tâm, kinh mạch kati trống rỗng như pha lê được giữ bí mật, và không có sự thảo luận về kinh mạch đặc biệt của trí tuệ bổn nguyên này. Kinh mạch này không giống như kinh mạch trung ương, kinh bên phải, kinh bên trái, hoặc bất kỳ kinh mạch nào của năm luân xa (chakra); và tuyệt đối không giống bất cứ kinh mạch nào. Hình dáng của nó giống như một hạt tiêu gần như mở ra, bên trong không có máu hay bạch huyết, và trong suốtrõ ràng. Một kỹ thuật đặc biệt để mở kinh mạch này được giữ kín trong các hướng dẫn về sự giải thoát tự nhiêngắn liền với lỗ mở ở dưới, đại cực lạc, và dục vọng. Các thừa thấp hơn thậm chí không có tên của kinh mạch này.

Vì thế, trong lúc duy trì kiên định cái nhìn chăm chú, hãy đặt sự nhận biết một cách không dao độngvững vàngtrong sáng, rỗng không, và tập trung, không có bất cứ thứ gì để thiền định trong phạm trù của không gian. Khi định lực tăng trưởng, sự kiểm soát ý thức được ổn định. Sau đó nhẹ nhàng buông xả và nghỉ ngơi. Hãy thực hành điều đó (đặt sự nhận biết) một cách đều đặn và quán sát ý thức trong lúc đó không dao độngBản tính của tâm là gì? Hãy để tự nó quán sát không dao động. Nó là một cái gì đó trong sáng và vững chắc, hoặc nó là một sự rỗng không chẳng có gì? Có cái gì đó để nhận biết không? Hãy nhìn đi nhìn lại nhiều lần, và tường thuật kinh nghiệm của bạn cho tôi! Vì thế, hãy tham gia vào việc quán sát bản tính của nó. Làm điều đó trong một ngày.

Tham gia trong việc tìm kiếm Tâm

Thực hiện adhisara và cái nhìn chăm chú như trước. Đặt tâm bạn kiên định trong không gian phía trước, và để nó hiện diện ở đó. Hãy khảo sát kỹ: điều gì mà bạn đã đặt ở đây hôm nay? Hãy xem nếu người đang đặt và tâm được đặt là một hay hai. Nếu là hai, thì phải có hai tâm, vậy một phải ở trong Phật tính, trong khi cái kia đi lang thang trong sinh tử. Vậy hãy quán sát dứt khoát liệu nó có hiện hữu như là hai hay không. Nếu nó không hơn một, vậy cái một đó có phải là tâm? Hãy quán sátthực tại của cái được gọi là “tâm” là gì? Tìm thấy nó bằng việc đi tìm ở các đối tượng bên ngoài là điều không thể.

Người ta dường như có một đam mê tìm kiếm một số sự việc chứ không phải những người khác. Tất cả chúng ta đều có cha mẹ, nhưng chúng ta có khuynh hướng không để ý đến cha mẹ mình. Một số trong chúng ta có vị thầy tâm linh và chúng ta có khuynh hướng phớt lờ vị thầy của mình. Đó là những nguyên nhân để giác ngộ, mà chúng ta có khuynh hướng bỏ qua điều đó. Khi thực sự đi tìm Phật tínhchúng ta lại tìm kiếm ở bên ngoài. Vậy chúng có thể ở đâu? Chúng ta nhìn ra bên ngoài trong mọi hướng và trong nhiều cách khác nhau để tìm những phẩm tính của Phật tính. Mà những gì chúng ta thực sự tìm kiếm là chính chúng ta.

Khi hướng nhận biết của bạn vào không gian phía trước, điều này dường như có ai đó đang hướng nó. Dường như có một tâm được tập trung, và dường như có một nơi ở đó tâm được tập trung. Do đó, nếu tâm này bị hướng dẫn như thế nó có trở thành một loại sự vật hay không? Nếu vậy thì loại sự vật đó là gì? Ý nghĩa việc hướng tâm bạn vào không gian phía trước là gì? Nó có giống như đặt một đồ vật, giống như một cái bàn ở phía trước bạn hay không? Loại sự vật bạn đang đặt ở đó là gì?

Loại câu hỏi đưa ra ở đây hoàn toàn tương tự với việc nghiên cứu về một cá nhân không có nhân dạng. Trong sự nghiên cứu hiện tại, bạn hỏi những câu hỏi như, “Tâm có màu sắc không? Nó có hình tướng không? Nó là loại sự vật gì? Nó là một sự vật hiện tại được đặt phải không?” Theo đuổi một loạt các câu hỏi đó, bạn hỏi, “Cái gì ở đó đang đặt tâm?” Nếu có hai tâm – một được đặt và cái kia là người đặt, thì một trong chúng hoàn toàn giác ngộ, trong khi cái kia vẫn lang thang trong samsara hay sao? Nếu có hai, tại sao lại ngưng ở đó? Hay là có cái thứ ba quán sát cả hai? Bạn dừng lại ở đâu trong sự đi ngược lại bất tận này?

Đây là điểm trọng yếu: sự tìm hiểu dựa trên kinh nghiệm vào những vấn đề này cho đến khi bạn đi đến sự hoàn toàn tin chắc. Ngay cả nếu bạn thực hành thiền định này một ít, nếu không đạt được tri kiến nào đó bạn sẽ không đạt được khả năng trong rèn luyện này. Một số người thực sự tiêu tốn nhiều năm dấn thân vào thực hành nghe, suy nghĩ, và thiền định: tuy vậy họ vẫn không đạt được tri kiến nào đó. Lý do là cách nghiên cứu của họ không được kiên quyết.

Liên quan đến việc tâm được đặt và cái để đặt tâm, bạn phải tìm ra loại hiện tượng của tâm này là gì. Nó có phải là một vật? Là một vật chất? Nó có thực hay không? Nếu là một vật vậy nó có màu gì? Nó có hình dáng không? Trong tiến trình của loại tìm hiểu này, bạn cũng hoàn toàn tự hỏi bản tính mình. Cái “Tôi” này ám chỉ điều gì? Bản tính của “Tôi” là gì? Chư Phật và bồ tát trong quá khứ chẳng từng tìm thấy tâm trong bất cứ đối tượng bên ngoài nào, nên dường như tâm không hiện hữu trong cách như vậy. Về mặt này, tâm là bất sinh; nó liên tục, và không giữ nguyên tình trạng. Những đối tượng bên ngoài bao gồm năm nguyên tố và toàn bộ môi trường. Chẳng nơi nào có thể tìm thấy tâm ở đó.

Hãy để người đang suy nghĩ: “Tâm giống như gì?” quán sát chính ý thức này và tìm kiếm nó. Hãy kiên định quán sát ý thức của thiền giả và tìm kiếm nó. Quán sát: trong thực tại cái được gọi là “tâm” có hiện hữu không? Nếu có, nó phải mang một hình dáng, vậy loại hình dáng nó có là gì? Hãy nhìn một cách không che đậy và tìm ra nó. Hãy nhìn một cách kiên quyết để thấy loại hình dáng mà nó có, hoặc nó là hình cầu, hình vuông hay bán nguyệt, hoặc một hình tam giác, v.v... Nếu bạn nói nó hoàn toàn có hình dáng, vậy hãy chỉ cho tôi thấy hình dáng đó! Nếu bạn nói chẳng có gì để chỉ, hoặc nói với tôi liệu nó có một hình dáng mà không thể chỉ ra hay không? Hãy nhận dạng tính rỗng không của hình dáng.

Nhìn một cách không che đậy có nghĩa nhìn trực tiếp, không thiền định. Đức Padmasambhava nói: “Nếu có thể tìm thấy một hình dạng cho tâm, hãy cho Ta xem nó là gì!” Có lẽ bạn có thể thực sự tìm thấy. Có thể tất cả chư Phật và bồ tát ở quá khứ chẳng tìm thấy mà bạn sẽ có khả năng tìm thấy. Nếu vậy, thật tuyệt diệu! Về phần tâm, “hình dáng rỗng không” có nghĩa chẳng có hình dáng nào được tìm thấy với loại tìm hiểu này. Nó không có nghĩa là tâm có một hình dáng trống rỗng.

Tương tự, chính bạn hãy kiểm tra để thấy nó có bất cứ màu sắc, quy mô, chiều kích nào không. Nếu bạn nói nó không có các điều đó, vậy quán sát xem nó có phải là một rỗng không chẳng có gì hay không. Nếu bạn nói tâm là một rỗng không chẳng có gì, vậy làm thế nào một rỗng không chẳng có gì có thể biết cách thiền định ra sao? Nếu nói rằng không thể tìm thấy nó thì có lợi ích gì. Nếu nó hoàn toàn không có gì, vậy cái gì sinh ra sân hận? Có phải không có một ai đó nghĩ rằng tâm chẳng được tìm thấy không? Hãy kiên định nhìn thẳng vào đó. Nếu bạn không phát hiện nó là gì, hãy kiểm tra cẩn thận xem sự nhận biết khi tự hỏi nó ở đâu có phải là chính bản thân của tâm hay không. Nếu đúng vậy, thì nó giống như cái gì? Nếu nó hiện hữu, thì phải có một vật chất và màu sắc, mà chúng có sẵn chưa? Nếu nó không hiện hữu, bạn cũng giống như một xác chết vô ý thức; nhưng không có ai ở đó để suy nghĩ sao? Vì thế, trong phạm vi giới hạn của hiện hữu và không hiện hữu; hãy quán sát kiên định xem nó như thế nào. Trong cách đó hãy rút nhận biết của bạn vào trong và hướng thẳng vào nó.

Trong tìm hiểu này, bạn rơi vào một cực đoan nếu kết luận rằng tâm thực sự hiện hữu và có những tính chất nào đó như hình dáng, màu sắc, chiều kích, v.v... Cực đoan khác là kết luận tâm chẳng có gì. Nhiệm vụ khó khăn là định vị con đường của bạn giữa hai thái cực này. Cái đầu tiên là cực đoan vĩnh cửu bám chấp vào tâm như một đối tượng hay đồ vật đang tồn tại. Nhưng khi bạn đổi hướng khỏi cực đoan đó, bạn lại giống như rơi vào thái cực đối nghịch của chủ nghĩa hư vôsuy nghĩ rằng tâm đơn giản là chẳng có gì. Nếu kết luận tâm là không có gì, vậy ai là người nghĩ ra điều đó. Nếu nó chẳng có gì, vậy làm sao cái không có gì có thể kết luận là nó không hiện hữu?

Đối với những khác biệt trong trí thông minh, một số người có thể tường thuật rằng họ chẳng tìm thấy gì trong phạm vi của hiện hữu và không hiện hữu. Hãy để họ khảo sát kỹ lưỡng cái tâm suy nghĩ rằng chẳng có gì được tìm thấy. Có điều gì đó là tĩnh lặng? Có một sự trong sáng không? Có một tĩnh lặng rỗng rang không? Hãy khảo sát! Nếu họ tường thuật rằng có một sự tĩnh lặng, đó là sự an định, vậy điều đó không phải là tâm. Hãy tìm ra tính giác, và đáp ứng với bản tính của nó.

Nếu họ nói nó là một sự rỗng không, đó là một khía cạnh, vậy hãy để họ tìm kiếm tính giác. Nếu họ nói có một ý thức là một loại của tĩnh lặng và của trong sáng, mà không thể diễn tả, thì họ đã nhận dạng nó được một chút, vậy họ nên đi đến sự chắc chắn và nhận ra nó. Hãy để giai đoạn thực hành tâm linh này kéo dài trong một ngày hoặc đến chừng nào cần thiết.

Vì bạn là người đang tìm hiểu bản tính của tâm, nếu kết luận nó là một sự rỗng không, bạn đã đạt được nhận thức của một số khía cạnh về nó. Tuy nhiên, bạn cần đi sâu hơn. Bạn cần đạt được sự chắc chắn lớn hơn trong nhận thức của bản tâm. Bản văn nói điều này có thể làm trong một ngày. Điều đó là tốt. Nếu làm trong một tháng thì thật tốt. Bạn có thể kết thúc phận sự trong nửa giờ. Nếu thật sự sắc bén, bạn có thể kết thúc trong một giây hay trong khoảng thời gian khảy ngón tay. Trái lại, nếu là người chậm chạp thật sự, bạn có thể tiêu tốn cả đời cố thực hiện nó và vẫn không thành công.

Nhận dạng tính giác

Tất cả các đệ tử của bạn ngồi trước bạn trong tư thế bảy thuộc tính của Vairocana. Bây giờ hãy đặt nhận biết của bạn ngay trong không gian phía trước một cách kiên định không thay đổi, chú tâm không dao động, và trong sáng không có một đối tượng thiền định. Trong lúc làm như vậy, do sự khác biệt trong trí năng, ở một số người sẽ xuất hiện một thực tại dựa trên khái niệm phi cấu trúc, không thiền định, phi khái niệm trong dòng tâm thức họ. Một số khác sẽ có một sự kiên định trong nhận biết. Một số người sẽ có một ánh sáng rực rỡ tự nhiênvững chắc của tính Không, đó không phải là một sự trống rỗng không có gì cả; và sẽ có một nhận biết đó là tự thân tính giác, nó là bản tâm. Một số người sẽ khởi lên một cảm giác của rỗng không minh bạch. Một số người khác, các hình tướng và tâm sẽ hòa nhập: hình tướng sẽ không bị bỏ quên bên ngoài và nhận biết sẽ không bị bỏ quên bên trong. Điều này sẽ xuất hiện một cảm giác rằng chúng trở nên bình đẳng bất khả phân. Chắc chắn những loại kinh nghiệm này sẽ xảy ra.

Giai đoạn rèn luyện này được dự định dành cho các đệ tử đầy đủ phẩm tính, đã hoàn toàn đạt được một số thấu suốt quyết định vào bản tâm, cho dù điều này có thể kéo dài bao nhiêu. Điều này ngụ ý rằng họ đã thiết lập một nền tảng thích hợp của sự trau dồi an định và thiền quán, và do vậy đã chuẩn bị tốt cho giai đoạn thực hành kế tiếp hướng đến việc nhận dạng tính giác.

Trong giai đoạn của thực hành này, không có mục tiêu để tập trung tâm và không có đối tượng tạo ra của thiền định hỗ trợ. Chẳng có bất cứ tạo tác nào. Sự khác biệt trong trí thông minh có thể ám chỉ các trình độ thông minh sắc bén khác nhau, sự trong sáng của nhận biết, hay của thanh tịnh. Cũng có những khác biệt trong cách kinh mạch kati bị đóng lại, mở ra một phần, hay hoàn toàn mở ra. Tuy nhiên, điểm cốt lõi là tất cả đệ tử chẳng giống nhau.

Với chúng ta bây giờ, hình tướng và nhận biết dường như bị tách rời. Nhưng trong giai đoạn thực hành này, với một số người, hình tướng và tâm hòa nhập. Dường như chẳng còn việc tính giác ở bên trong, và hình tướng bị tách rời ở bên ngoài.

Vào lúc đó, vị thầy tâm linh nên đưa ra hướng dẫn sau: Nào, bây giờ nên quát sát vững chắc tâm thức này khi đã đặt tâm kiên định không dao động. Này, một khi an định các niệm tưởng ép buộc trong tâm bạn ngay nơi chúng ở, và tâm không biến đổi, có phải đó là một vững chắc bất động hay không? À, điều này gọi là “an định”, nhưng nó không phải là bản tánh của tâm. Bây giờ hãy quán sát kiên định chính bản tính của tâm bạn là sự tĩnh lặng. Có một tính Không rực rỡ đó là không có gì, đó là không trau chuốt trong bản tính của bất cứ vật chấthình dáng, hay màu sắc nào hay không? Điều đó được gọi là “bản chất rỗng không”. Có phải có một sự huy hoàng của tính Không, đó là sự bất tận, trong sángtinh khiết, êm dịu, và tỏa sáng, như nó là hay không? Điều đó được gọi là “tính quang minh”. Bản tính cốt tủy của nó là sự bất khả phân của tính Không tuyệt đối, không xây dựng bằng bất cứ thứ gì, và trong sự liên tụcsống động rực rỡ của nó như tính giác là sự chói lọi và tỏa sáng như nó là.

Sự nhận biết ngay lúc này, không lay chuyển, không thể diễn tả trực tiếp bằng lời, được đặt tên là “tính giác”. Đó là cái tự suy nghĩ nên được đặt tên là “tâm”. Đó là cái luôn lưu tâm đến mọi thứ; nên được đặt tên là “tỉnh thức”. Mặc dù không nhìn thấy, nhưng nó là cái thấy đặc biệt, là trong sángkiên định, không thiền định, và vững chắc, nên nó được đặt tên là “thấu suốt”. Nó là cái tạo ra phân biệt giữa mọi hiện tượng cụ thể, giống như tách các lớp của một cái nấm, nên nó được đặt tên là “trí tuệ phân biệt”. Tất cả thuật ngữ như sugatagarbha, (Như Lai Tạng) “tinh túy duy nhất”, “bản tính tuyệt đối”, “trí tuệ bổn nguyên”, “trung đạo”, “chân lý tối thượng”, “Mahamudra – Đại Ấn”, “Atiyoga – Đại Viên Mãn”, và “tính Không” đều là tên của một thứ mà thôi. Tính giác vững chắc này hiện hữu, nó là cái thấy hình tướng bằng mắt, kinh nghiệm âm thanh bằng tai, ngửi mùi bằng mũi, nếm bằng lưỡi, v.v... Mọi kinh nghiệm sự vật như vậy chỉ là sự nhận thức hiện tại của giác tínhTuy nhiên, vì chúng ta có điều này, và nó xuất hiện đa dạng như không thích, bám luyến, căm thù, v.v... và vì nó biết, nhớ lại, nhận thức được, chúng ta được đặt tên là “chúng sinh”.

Chúng ta phải biết rằng mọi hoạt động tinh thần, mọi nhận thức, và mọi trách nhiệm tâm linh của chúng ta được thực hiện bằng tâm. Trí tuệ phân biệt là khả năng phân biệt giữa các sự vật, để phạm trù hóa, và một trong những khả năng khác là để phân biệt các giai đoạn khác nhau của con đường.

Mặc dù đó là sự lưu tâm nhận biết trực tiếp, liên tục, nó không thể nhận ra chính nó, nên được đặt tên là “vô minh bẩm sinh”. Nó vô minh ra sao? Mặc dù mắt thấy mọi sự ngoài kia, nó không thể thấy chính bản thân nó. Tương tựtâm không thấy, không biết, và không nhận thức chính nó, nên điều này gọi là “vô minh”. Ý thức xuất hiện đến chính nó được gọi là “tính giác” và “trí tuệ bổn nguyên”. Tóm lại, nó chỉ là sự trong sáng này, ý thức kiên định đó là sự bình thườnghiện diện tự nhiên ngay chính lúc này.

Chúng ta có khuynh hướng không nhận thấy lỗi lầm của mình, hoặc, thậm chí nếu có thấy, chúng ta có khuynh hướng muốn che giấu chúng. Nếu bản thân chư Phật không che dấu lỗi của các Ngài và nếu Chúa Jesu không cố gắng che giấu lỗi lầm, vậy bạn có thực sự nghĩ rằng mình có thể che giấu lỗi lầm hay không? Người khác có thể tìm thấy lỗi lầm trong chúng ta, và họ có thể phỉ báng các Phật tử và Phật giáo. Người phỉ báng người khác chỉ phô bày lỗi lầm của chính họ. Điều này không phải là nói chúng ta không có khuyết điểm; chúng ta thực sự có vì vẫn còn trên con đườngChúng ta vẫn chưa thành Phật, và vì vậy buộc phải có lỗi lầm và giới hạnTuy nhiên, những người tiêu tốn thời gian tìm kiếm lỗi người khác và sau đó loan truyền, chỉ đem lại ô nhục trên chính họ. Ngoài ra, nếu chúng ta làm như vậy và tiêu tốn thời gian tìm kiếm lỗi người khác, đây là sự ô nhục của chính chúng ta. Nếu đi theo con đường Hinayana và thấy lỗi người khác, chúng ta có thể thu rút vào thực hành của chính mình vì lợi ích đạt giải thoát. Nhưng nếu đi theo con đường Mahayana và chúng ta nhận thấy lỗi của người khác, thì phản ứng thích hợp là lòng bi. Nếu đi theo con đường Kim Cương Thừa, dấn thân vào các giai đoạn phát triển và hoàn thiện, thì chúng ta phải trau dồi kiến thanh tịnh, thấy người khác trong khía cạnh thiêng liêng của họ. Trong trường hợp này, thì lỗi lầm của người khác không thành vấn đề, vì kiến thanh tịnh này làm bão hòa toàn bộ nhận thức thế gian của chúng ta.

Ngoài ra, nếu đang tham gia trong thực hành Atiyoga, cái thấy của chúng ta là vượt lên phạm vi của thanh tịnh và bất tịnh. Với cái thấy này, chúng ta kinh nghiệm một tính bình đẳng, hay “vị bình đẳng”, của mọi hiện tượng. Khái niệm thanh tịnh và bất tịnh thực sự không khởi lên. Về mặt lỗi lầmchúng ta nên hướng vào chính mình, vì sự tìm kiếm lỗi người khác là sự ô nhục của chính chúng ta. Đức Dalai Lama thường phân biệt giữa tư cách đạo đức danh giá và đáng hổ thẹnTìm kiếm lỗi lầm trong người khác là đáng hổ thẹn. Về mặt đạo đức và phi đạo đức, tìm kiếm lỗi người khác và lăng mạ họ là vô đạo đức. Các hành giả của Giáo Pháp làm như vậy là bỏ rơi mục đích nguyện quy y, cũng như tôn giáo họ đang theo, với những người đứng ở vị trí cao thì sự ô nhục càng lớn; với những người ở vị trí trung bình, đây là sự ô nhục trung bình; và với người ở vị trí thấp, thì đây là sự hổ thẹn nhỏ. Trong mọi trường hợp, nó là một sự hổ thẹn. Ngay khi chúng ta hướng vào người khác và nói “bạn nên làm điều này”, chúng ta đã hoàn toàn đi quá xa. Nếu muốn tìm kiếm lỗi lầm, hãy tìm lỗi của chính mình và làm việc trên chính chúng ta.

Khi nghe về tính giác hay trí tuệ bổn nguyên, người ta dễ nghĩ rằng: “À, loại tâm thức đặc biệt này là gì? Loại sự việc kỳ diệu này là gì? Nó ở đâu? Giá trị của nó là gì? Tôi phải tiêu tốn bao nhiêu để có được nó?” Trong việc so sánh với tính giác, thậm chí một tỷ tỷ Mỹ kim cũng chẳng có gì đặc biệt; vì nó chỉ là tờ giấy. Ngược lại, tính giác là nguyên nhân của sự toàn giácGiác tính được nói đến chỉ là sự tự nhiên, sự nhận biết bình thường không có bất cứ sự biến đổi, không có bất kỳ tạo tác nào. Nó không có khởi đầu, bất sinhbất diệt và vô trụ. Không nhận biết bản tính của nó, chúng ta đi vào bám chấp nhị nguyên, bám chấp vào chính mình, bám chấp vào người khác, bám chấp vào nhân dạng chính cá nhân mình, bám chấp vào nhận dạng các hiện tượng khác. Kết quả của điều đó, là chúng ta tiếp tục lang thang trong chu trình sinh tử.

Nó không đặt nền tảng trong bất kỳ hình dạng hay màu sắc nào, nên thoát khỏi cực đoan của thuyết vĩnh cửu (thường kiến). Trong lúc nó không hiện hữu, nó là một sự đều đặntrong sángquang minh tự nhiên không do tạo tác bởi bất kỳ ai, nên nó thoát khỏi cực đoan của thuyết hư vô (đoạn kiến). Nó không bắt nguồn từ một thời điểm nào đó, cũng không xuất hiện từ các nguyên nhân và điều kiện nào đó, nên nó thoát khỏi cực đoan của việc sinh ra. Tâm không chết hay dừng lại ở một thời điểm nào đó, nên nó thoát khỏi cực đoan của cái chết. Trong lúc nó không hiện hữunăng lực sáng tạo không ngăn ngại của nó xuất hiện trong mọi cách, nên nó thoát khỏi cực đoan của tính duy nhất. Mặc dù xuất hiện trong nhiều cách, nó giải thoát khỏi bất kỳ bản tính vốn sẵn nào, nên nó thoát khỏi cực đoan của tính vô số. Vì thế, nó được gọi là “cái thấy thoát khỏi các cực đoan”.

Nó được nói là “thoát khỏi thành kiến và thiên vị”. Chỉ riêng điều này được gọi là “tâm của Đức Phật”. Tâm của một chúng sinh, tâm đó trở thành một vị Phật, tâm đó lang thang trong sinh tử, và tâm đó kinh nghiệm hạnh phúc và đau khổ, tất cả đều chỉ là điều này. Nếu điều này không hiện hữu, thì không ai kinh nghiệm luân hồi hay niết bàn, hoặc bất kỳ hạnh phúc hay đau khổ nào, mà điều đó ngụ ý một cực đoan hôn trầm của đoạn kiến.

Khi nói tính giác đó thoát khỏi thành kiến ngụ ý rằng nó không có chiều kích trong không gian, và không thiên vị ngụ ý rằng nó siêu vượt không gian và thời gian. Nghĩa là, nó không cư trú trong quá khứhiện tại, hay tương lai, cũng không trong bất cứ phương hướng Đông, Tây, Nam, Bắc nào v.v...

Nếu bạn nhận biết bản tâm, đó là tâm của một vị Phật. Nếu không nhận ra bản tính của nó, nó là tâm của một chúng sinh. Đó chỉ là vấn đề của phương diện nào. Như một sự loại suy, một người có thể được nhận dạng theo nhiều cách khác nhau tùy theo phương diện họ bị quan sát.

Chỉ riêng điều này chẳng ai tạo ra, mà là sự tự hiện, bổn nguyên, và tự phát, nên nó được gọi là “trí tuệ bổn nguyên”. Giác tính này không bắt nguồn từ hướng dẫn thâm sâu của một vị thầy tâm linh, cũng chẳng khởi nguyên từ trí thông minh sắc bén của bạn. Nguyên thủy và khởi nguyên, đặc tính tự nhiên của tự tâm hiện hữu giống như vậy, trước khi nó bị che ám bởi vô minh bẩm sinh, nhưng bạn không nhận biết hay biết chắc nó, nên bạn không thỏa mãn, và không tin. Do vậy, cho đến nay bạn vẫn còn trong nhầm lẫn. Nhưng giờ đây hãy chấp nhận nó như chủ nhân giàu có. Hãy biết bản tính của chính bạn. Hãy biết những thói xấu của bạn. Điều đó được gọi là “nhận dạng tâm”.

“Vô minh bẩm sinh” này là điều tất cả chúng ta đều có, và nó ngăn cản việc tìm kiếm sự thỏa mãn mà chúng ta đang tìm. Nó cản trở chúng ta khỏi niềm tin; và làm chúng ta vẫn trụ trong sự không rõ ràng và nhầm lẫn. “Chủ nhân giàu có” ám chỉ chính bạn, Phật tính của bạn, tính giác của bạn. Bạn là chủ nhân của sự giàu có này, viên ngọc như ý của giác tính chính bạn. Khi bản văn nói: “hãy biết bản tính bạn” và “hãy biết thói xấu của bạn”, là đề nghị chúng ta không hành động giống như con mèo dấu phân của nó. Hãy nhận biết lỗi lầm của bạn và để chúng được hoàn toàn rõ ràng với chính bạn.

Nếu tâm là trống rỗng có nghĩa là không có gì, hoặc bổn nguyên không hiện hữu, vậy ai tạo ra người lang thang trong sinh tử và ai kinh nghiệm đau khổ? Một khi người ta thành Phật, do đâu xuất hiện trí tuệ bổn nguyên của tri kiến, lòng bi của khoan dung và hoạt động giác ngộ của hành vi? Tất cả những điều đó được kinh nghiệm và tạo tác chỉ bởi tánh giác liên tục này, đó là sự trong sángnhận biết, và rỗng không bất phả phân. Cụm từ: “sự không nhiễm ô, con mắt duy nhất của trí tuệ bổn nguyên” ám chỉ điều này. Cụm từ “trong chốc lát mọi hiện tượng đều được thấm nhập và giữ gìn bởi trí tuệ bổn nguyên” và “sự đa dạng của hiện tượng với sắc tướng khởi lên từ tâm” ám chỉ riêng điều này. “Nó là sự kinh nghiệm đối tượng của phân biệt, tự nhận thức, trí tuệ bổn nguyên” và đó là những trích dẫn có thẩm quyền khác.

Mọi hiện tượng của luân hồi và niết bàn được lĩnh hội bằng việc hiểu biết ý nghĩa cái một này như một loại suy, nếu nhận ra một giọt nước là ẩm ướt, bạn biết rằng tất cả nước đều ẩm ướt. Tương tự, do biết bản tính của nhận biết, bạn nhận ra bản tính của toàn bộ luân hồi và niết bàn.

Hãy nhận biết rằng giờ đây bạn có được một cuộc sống làm người với nhàn rỗi và thuận lợi. Bạn đã gặp được giáo lý cốt tủy nếu áp dụng vào thực hành sẽ có khả năng dẫn bạn đến thành tựu giác ngộ viên mãn chỉ trong một đờiNgoài ra có rất nhiều bậc thánh đến Mỹ mà bạn có cơ hội được gặp. Tự bạn hãy khởi lên suy nghĩ: “Bây giờ là lúc tin tưởng vững chắc và áp dụng điều này vào thực hành”. Nếu thấy chính bạn vẫn lãng phí thời gian và không thực hành, hãy tự nhắc nhở; suy nghĩ: “Được rồi, nói thêm là không cần thiết và có thể có hại! Giờ đây mọi thứ đã được sắp đặt cho thực hành, không lẽ bây giờ quay trở lại, bỏ tất cả việc này và chỉ làm điều dại dộtlãng phí thời gian?”

Một số người có thể gặp được giáo lý này lại không có hiểu biết cơ bản về Phật giáo; và với những người này, giáo lý có thể có phần lạ lùng. Bạn có thể tự hỏi, “Bản văn này cho điều gì?” Nếu không có một nền tảng trong lý thuyết và thực hành, sẽ là điều tốt nếu bạn thiết lập điều đó. Cốt tủy của điều đó là hiểu biết ý nghĩa của thuật ngữ samsara, chu trình sinh tử là gì. Trình bày một cách ngắn gọn, hiện nay chúng ta là người, nhưng khó tránh khỏi bị tái sinh thành loài khác, ví dụ như một loài vật. Chúng ta không thích nghe hay suy nghĩ về điều đó, nhưng nếu tích lũy các nguyên nhân cho nó, thì dù có thích hay không, điều đó sẽ xảy ra. Chúng ta có thể bị tái sinh vào địa ngục , thậm chí còn tệ hơn một con vật; hoặc có thể bị tái sinh như tinh linh, mà chúng ta cũng chẳng thích chút nào. Nó không phải là vấn đề chúng ta thích gì; nếu dấn thân vào việc bất thiệnchúng ta dễ bị những tái sinh không may mắn như thế. Nếu tránh việc xấu, nhờ đó chúng ta có thể tránh được kết quả của việc xấu, đó là những dạng tái sinh khốn khổ.

Thậm chí trong cõi người, về mặt phẩm tính của cuộc sống cũng rất đa dạng giữa con người. Trong cuộc sống con người, điều giá trị là có được cuộc sống với nhàn rỗi và thuận lợiTrái lại, được tái sinh là một bán thiên là vô giá trị. Họ có nhiều quyền năng nhưng không ích lợi và sinh ra việc không thực sự thỏa mãnTương tựchư thiên có rất nhiều khoái lạc, nhưng khi đối diện với cái chết, họ kinh nghiệm một nỗi lo lắng to lớn vì thấy họ sắp trở lại các cõi thấp. Đó là sáu trạng thái của chúng sinh hiện hữu, điều quan trọng là nhận ra các nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tái sanh trong sáu cõi. Giáo lý về chủ đề này được tìm thấy trong tất cả truyền thống của Phật giáo Tây Tạng: Sakya; Gelug, Kagyu, và Nyingma. Tất cả giáo lý đều hoàn toàn chi tiết và thấu đáo về chủ đề này, và bàn luận về những gì là vô thường và vĩnh cửu. Điều này gây ra câu hỏi: “Có thể giải thoát chủ thể chúng sinh khỏi thọ tái sinh nhiều lần trong sinh tử hay không?” câu trả lời là “có”. Điều đó có thể, tùy thuộc lòng từ của Đức Phật và giáo lý Ngài đã ban.

Đi theo một số thực hành trong phạm vi Phật Pháp, có thể đạt giải thoát trong hai hay ba a tăng kỳ. Theo một số giáo lý khác, có thể đạt giải thoát trong năm hay sáu năm. Trong các giáo lý đạo Phật, có một số lớn các hướng dẫn đa dạng, được truyền dạy theo khả năng của cá nhân. Những người có khả năng sắc bén có thể sử dụng các giáo lý và thực hành hùng mạnh, thâm sâu hơn, trong lúc người có khả năng chậm hiểu hơn chọn một con đường chậm hơn. Khuôn khổ căn bản của của giáo lý này là Tứ Diệu Đế, và nền tảng là Bốn Tư duy làm Chuyển Tâm. Một phương diện trọng yếu của nền tảng này là thọ quy y. Nếu bạn không biết bản tính của thọ quy y thì khó có thể tìm hiểu ý nghĩa của việc đi vào thực hành này.

Tôi cũng muốn nói chuyện về vấn đề các bài nguyện khẩn cầu được làm bởi những vị thầy tâm linh và các hành giả khác của Giáo Pháp. Nếu chỉ có một người hoặc một cộng đồng nhiều người có nghiệp phải kinh nghiệm một số nghịch cảnh, liệu việc cầu nguyện có bất cứ lợi ích nào cho họ hay không? Nếu có, liệu có tùy thuộc vào ai đang cầu nguyện hay không? Đó là, nó hiệu quả chỉ với người thực hiện khẩn cầu như vậy nếu có năng lực tâm linh hay thanh tịnh to lớn hay không? Tôi không thể phán đoán năng lực cầu nguyện của một người trên những người khác. Điều tôi biết bây giờ là Tam Bảo – Đức PhậtGiáo Pháp, và Tăng Đoàn – thực sự có năng lực có thể giúp con người vào những lúc không may, bằng việc tẩy trừ các che ám của họ và v.v... Thế nên, vì năng lực của Tam Bảochắc chắn có lợi ích trong việc dâng cúng các cầu nguyện cho hạnh phúc của người khác. Đây là chân lý của cầu nguyện của mọi người, không chỉ dành cho các vị thầy tâm linh, nên việc cầu nguyện cho người khác là rất đáng giáMột cách cụ thể, bạn có thể tự hỏi liệu có bất kỳ lợi ích nào trong việc cầu nguyện cho những đau khổ từ tai họa tự nhiên v.v... hay không? Câu trả lời của tôi là việc cầu nguyện cho những người đang đau khổ, là người lạ, người thương mếnthân nhân, hoặc bất kỳ ai khác đều chắc chắn có lợi íchCầu nguyện cho lợi ích của họ góp phần làm nhẹ bớt đau khổ của họ. Năng lực của các bài nguyện này xuất phát từ Tam Bảo, nhưng những cầu nguyện của bạn có thể ảnh hưởng góp phần cho lợi ích này. Những cầu nguyện như vậy có thể hiệu quả trong việc tẩy trừ những che ám tạm thời, cũng như các che ám tâm linh sâu hơn. Cũng nên nhớ trong tâm rằng việc cầu nguyện cho lợi ích người khác cũng là lợi ích cho chính người thực hiện cầu nguyệnLiên quan đến điểm này, tôi khuyến khích các bạn dẹp bỏ nghi ngờ sang một bên, và biết rằng các cầu nguyện như vậy là rất có công đức và lợi ích.

Trong phần trước của bản văn, Đức Padmasambhava đã bàn luận về bản tính của nhận biết bằng chính lời của Ngài. Trong phần sau Ngài sao lưu lại những lời của Ngài bằng sự trích dẫn kinh điển từ các tantra và luận thư vĩ đại, có thẩm quyền nhất về Atiyoga. Chủ tâm của Ngài là giúp thấm nhuần tự tin, xác quyết, lòng tin trong người đọc. Nói khác đi, Ngài phô bày rằng sự hiện diện của Ngài không chỉ là sự tạo tác của chính Ngài, mà dựa căn bản trên sự thấu suốt sâu thẳm nhất của Đức Phật.

Tantra ba diễn đạt của giải thoát bằng sự quán sát trình bày:

Ôi, Đức Thế Tôn của Bí Mật, xin lắng nghe! Bản tính thanh tịnh của giác tính trí tuệ của bạn, tính Không thanh tịnh này không đặt cơ sở trong bản tính của bất cứ vật chất hay màu sắc nào, là Đức Phật Samantabhadra (Phổ Hiền). Nếu bản tính của trí tuệ nhận biết của bạn chỉ là cực lạc và tính Không thì nó sẽ không là sự hoàn toàn rỗng không; mà đúng hơn, tính giác trí tuệ của riêng bạn là sự biện biệt và trong sáng bất tận, là Phật Samantabhadra. Bản tính rỗng rang của tính giác bạn không đặt nền tảng vào bất cứ vật chất nào, và sự hiện diện rõ ràngphân biệt hiện nay của trí tuệ nhận biết của bạn là hiện diện bất khả phân; nên đây là Đức Phật Dharmakaya (Phật Pháp Thân). Giác tính của bạn hiện diện như một kết tập vĩ đại của ánh sáng rõ ràng và tính không bất khả phân, là sự bất sinh và bất diệt, nên là Đức Phật Bất Biến Quang. Nó có thể được nhận biết.

Ở đây, Vajrapani (Kim Cương Thủ) là bậc được khẩn cầu như “Đức Thế Tôn của sự Bí Mật”. Trình bày về bản tánh của nhận biết ở trên là có lợi chỉ cho những người đã hoàn toàn có một số thấu suốt vào các thực hành trước về việc tìm ra bản tính của tâm. Do đó, nếu đã tìm thấy bản tính của tâm và đã đạt được sự thấu suốt về mặt đó, bạn được ưu tiên cho giáo lý hiện tại này. Nếu không tìm kiếm bản tính của tâm, giáo lý này sẽ không có ích cho bạn.

Bằng việc nhắc đến bản tính của nhận biết như “sự thanh tịnh rỗng rang” và như sự bất tận, biện biệt và trong sáng, Đức Padmasambhava tránh sử dụng cả hai thái cực của thuyết hư vô và vĩnh cửu. Khi cố gắng dấn thân vào thực hành này, một số hành giả Tây Tạng và Phương Tây ngồi nhìn chằm chằm vào không gian phía trước với đôi mắt lồi ra như thể sắp thấy điều gì ở đó. Họ tự hỏi: “Khi nào tôi thấy nó? Nó ở đâu?” và hy vọng có thể tìm thấy điều gì đó làm họ hiểu ra điều gì. Họ sẽ không thành công, cái nhìn chằm chằm là để hướng ra không gian phía trước, nhưng không phải là có điều gì đó để thấy ngoài kia. Đúng hơn là cách nhìn chăm chú là phần đơn giản của kỹ thuật, cuối cùng sẽ dẫn đến sự thấu suốt vào sự bất khả phân của không gian bên ngoài và không gian bên trong. Sự hợp nhất của không gian bên ngoài và bên trong thường được nhắc đến trong thuật ngữ của sự loại suy của một đứa bé gặp được mẹ nó.

Và:

Ôi, Đức Thế Tôn Bí Mật, xin ban sự chú tâm trọn vẹn của Ngài cho con! Giác tính trí tuệ rõ ràng của bạn là vị Phật, nên không cần tìm kiếm Phật ở đâu khác. Tính giác rõ ràng, lung linh của bạn là liên tụcrõ ràng nên với Đức Phật Dharmakaya, không có thiền định nào phải được thành tựu. Tính giác của chính bạn, Dharmakaya là không sinh, không chết, nên về mặt hành động không có đạo đức hay đồi bại.

Trích dẫn trên củng cố thêm sự khẳng định trước đó rằng tính giác của bạn không là điều gì đó mà bạn sở hữu hoặc có được bởi vì bạn có tâm linh rất sắc bén, hay vì bạn có một vị thầy giỏi. Khi bạn đọc: “nên với Phật Dharmakaya (tính giác của bạn), không có thiền định nào để thành tựu”, bạn có thể nghĩ: “Tốt, vậy tôi không cần thực hành. Tôi giỏi như tôi là”. Đó là một kết luận thích hợp nếu bạn ở tại giai đoạn này của thực hành, nhưng nếu không, bạn không nên nghĩ rằng mình có thể thay việc thiền định bằng sự tiêu tốn thời gian trên điện thoại, máy fax, hoặc máy tính.

Và:

Ôi Đức Thế Tôn! Chính sự rõ ràngtrong sáng liên tục này, và tính giác hiện tiền của các bạn là vị Phật. Vì nó bất khả phân với tánh giác rõ ràng liên tục của các bạn, với Dharmakaya thì không có gì để thiền định trên đó. Bạn có thể nhận biết rằng giác tánh rõ ràng và trong sáng này của các bạn là vị Phật.

Làm thế nào chúng ta nhận ra tính giác của chính mình như vị Phật? Một số trong chúng ta có thể nghĩ về Đức Phật như được mô tả trong các thangka (tranh cuộn). Đức Phật được mô tả theo cách đó là thường Nirmanakaya (Hóa Thân), hiện thân của Đức Phật có thân tướng, màu sắc, v.v... Ngược lại, Dharmakaya, bản tính của giác tính bạn, không có thân tướng. Nếu có thì sẽ là thân tướng gì? Khi bạn thẩm soát bản tính của giác tính mình, bạn có thể tìm ra nó có một thân tướng hay không? Nếu thật sự có một thân tướng, nó có một màu sắc hay không? Nếu có, thật tốt. Nhưng nếu không, nó là một sai lầm vì nhận ra tính giác riêng bạn thật sự có một thân tướng với các hiện thân của Đức Phật. Phải nhớ rằng ba bậc loại suy sau đây về mặt trời gắn liền với Dharmakaya, Sambhogakaya, và Nirmanakaya. Mặt trời giống như Dharmakaya, là suối nguồn của những lưu xuất. Tia sáng chiếu ra từ mặt trời giống như Sambhogakaya, và kết quả sự xua tan bóng tối giống như Nirmanakaya.

Về mặt này, sự tỏa sáng và những tia sáng không khác biệt với mặt trời; đúng hơn, chúng cùng bản tính như mặt trời. Cái này là lưu xuất của cái kia. Tương tự, tính giác riêng bạn như Dharmakaya, như vị Phật, lưu xuất vô số thân tướng tự nhiên, tự phát vì lợi ích của chúng sinh. Từ một viễn cảnh tối thượngĐức Phật được xem là vô tướng; và từ bối cảnh tương đốiĐức Phật được xem như có thân tướngbao gồm Sambhogakaya và Nirmanakaya. Nirmanakaya bao gồm nhiều thân tướng khác nhau của Đức Phật được phú cho ba mươi hai biểu tượng và tám mươi dấu hiệu của một vị Phật, và có trí tuệ hiện tượng tính và bản thể tính. Thuật ngữ Tây Tạng cho Đức Phật bao gồm hai âm tiết, chữ đầu tiên là sang, có nghĩa tỉnh thức hoặc làm tan biến. Một vị Phật đã tỉnh thức và làm tan biến mọi cảm xúc phiền não, như tham, sân, và si. Chữ thứ hai gye có nghĩa phát triển hay làm thỏa mãn, ngụ ý rằng một vị Phật đã hoàn thiện mọi phẩm tính xuất sắc của giác ngộ.

Người có thể thực sự tìm hiểu ý nghĩa và sự sâu xa của giáo lý này là những người đã đạt được sự thấu suốt đích thực vào giai đoạn phát triển và hoàn thiện, ngụ ý một mức độ cao về sự trưởng thành tâm linh và thấu suốt. Vào lúc nghe những trình bày này về sự nhận ra vị Phật và tính giác, bạn có thể bị sửng sốt. Nếu vậy, bạn nên biết rằng sẽ có nhiều bàng hoàng sắp xảy đến! Chẳng hạn, trong tiến trình chuyển tiếp của trạng thái mộng, bản văn sẽ giải thích thậm chí bạn hoàn toàn không hiện hữu ra sao; và sau đó bản văn sẽ khảo sát tỉ mỉ những khía cạnh khác của thực tại gắn liền với trạng thái mộng. Vậy hãy chuẩn bị.

Và một đoạn văn từ Tantra Ngọn Đèn Của Trí Tuệ Bổn Nguyên trình bày:

Ôi Đức Thế Tôn của Bí Mật, Xin lắng nghe! Vị Phật hoàn toàn viên mãn trụ ở giữa trái tim bạn. Dharmakaya của sự nhận biết liên tụctrong sáng an trụ với hạnh của trí tuệ bổn nguyên tự phát. Đức Thế Tôn Bí Mật, Dharmakaya ở giữa tim bạn không đặt nền tảng trên dấu hiệu, nên nó hiện diện như tính Không. Nó an trụ như sự nhận biết rõ ràngliên tục. Nó hiện diện vô chướng ngại không bị che ám. Vì nó tự phát, nên hiện diện liên tục như một nền tảng không thiên vị của hình tướngĐức Thế Tôn của Bí Mật, sự hiện diện rỗng rang của Dharmakaya, không đặt nền tảng trên các dấu hiệu, là bản tính thanh tịnh của ý thức nhận biết chính bạn. Nó không đặt nền tảng trên bất cứ vật chất hay màu sắc nào, nên nó là sự thanh tịnh này, sự hiện diện rỗng rang.

Và:

Đức Thế Tôn của Bí Mật, Dharmakaya, an trụ ở giữa tim bạn như sự nhận biết liên tụcrõ ràng, chính là tánh giác này của bạn, mà bản tánh vốn liên tụctrong sáng, và rõ ràng. Ôi Đức Thế Tôn của Bí Mậtgiác tính chính bạn, không có sinh diệttrong sáng trong sự bình đẳng của ba thời. Thân của Đức Phật không có trước hay sau, nên trí tuệ bổn nguyên là trong sáng không che ám. Trí tuệ bổn nguyên của tri kiến không thiên vị nên với đôi mắt của trí tuệ bổn nguyên, ý nghĩa của mọi hiện tượng là trong sáng vô song.

Và:

Đức Thế Tôn của Bí Mật, sự hiển lộ của Dharmakaya hiện hữu dựa vào thân bạn. Ngài an trụ giữa trái tim bạn. Sự trong sáng của Ngài là sự trong sáng lưu xuất từ mắt bạn. Vị Phật an trụ trong trái tim bạn, và dù bị bao phủ bởi thân thể bằng máu, thịt, Ngài vẫn không bị ngăn che. Do đó không bị che ám bởi thân, Ngài hiện diện trong sáng vô chướng ngại trong ba thời. Đó là phẩm tính bất sinh bất diệt của giác tánh bạn.

Sự trình bày “trong sáng lưu xuất từ mắt bạn” gắn liền với kinh mạch nối trái tim đến mắt. Sự trong sáng này là một loại tính sáng, và vì nó vượt lên ba thời quá khứhiện tại, và tương lai, nên nó bất sinh và bất diệt.

Chỗ của giác tính là trái tim bạn, vậy xét trong một nghĩa nào đó, bạn mang thai với Dharamkaya của chính bạn. Nếu tìm kiếm giác tính tại vùng tim, bạn không thể thấy nó, vì tính giác không đặt nền tảng trên hình tướng, cũng không hiện hữu như một thực thể vật chất. Sự xác nhận chỗ của tính giác tại trái tim là sự ẩn dụ. Trong lúc ngụ ở trái tim, nó là tính giác tương tự này, hoặc Dharmakaya, làm tỏa sáng toàn bộ luân hồi và niết bànbao gồm các giấc mộng của bạn. Cho tính chất ẩn dụ của trình bày này rằng tính giác cư trú ở trái tim, bạn không nên lo lắng tính giác bị mất khi bị thay tim. Giác tính không trọ trong trái tim theo nghĩa đen, cũng không trọ trong não, như được người phương Tây hiện đại thường suy nghĩ.

Nó hiện diện vô chướng ngại, không bị cản trở bởi năm thân của các dấu hiệu. Điều này là phẩm tính không chiều kích của thân Đức Phật. Về mặt hành động, nó là sự hiện diện phi chướng ngại, không bị che ám bởi những xu hướng ngủ ngầm của đạo đức hay đồi bại. Vì ánh sáng rực rỡ của trí tuệ bổn nguyên không có bên ngoài hay bên trong, đây là tính bất nhị trong mối liên quan của đối tượng và trí tuệ bổn nguyên. Không bị chướng ngại bởi các lỗi lầm của vô minh, nó là sự hiện diện vô chướng ngại.

Và:

Đức Thế Tôn của Bí Mật, tính tự phát hiện diện ở giữa trái tim bạn như một tập hợp quang minh của tính giác chính bạn. Nó là nền tảng liên tục của hình tướng cho mọi thứ; vì tính giác lưu xuất từ mắt bạn, các thân tướng xuất hiện để có thể được thấy một cách liên tục. Vì tính giác lưu xuất từ mũi bạn, mùi được ngửi một cách liên tục. Sự nhận biết của người ý thức được mùi là Dharmakaya. Tùy theo nhận biết của bạn lưu xuất ra, sinh dục của nam và nữ tiếp xúc nhau, và hỷ lạc khởi lên liên tục. Sự nhận biết của người kinh nghiệm hỷ lạc cũng là Dharmakaya. Hãy biết bản tính của nó!

Chương 119 của Tantra ngang bằng với hư khôngkết hợp với ý nghĩa cuối cùng của Đại Viên Mãn trình bày:

Dhramakaya này, thoát khỏi các thái cực, không phải không hiện hữu, mà là tỉnh thức và nhạy bén. Nó không là thuyết hư vô, mà là sự nhận biết và trong sáng. Nó không là thuyết vĩnh cửu, nhưng không có vật chất. Nó không là sự nhị nguyên, mà là không có đôi. Nó không là một hợp nhất, nhưng tỏa khắp mọi thứ.

Sự trình bày Dharmakaya là “không có đôi” có nghĩa nó không có bạn đồng hànhBản tính của nhận biết, Dharmakaya có thể nhận dạng. Nó là Dharmakaya trải qua mọi loại kinh nghiệm này – thị giácthính giácvị giácxúc giáckinh nghiệm đại lạc của giới tính, v.v... Tuy nhiên, đừng đơn giản đánh đồng nó với nhận thức nhảy quanh như con khỉ từ cửa sổ này sang cửa sổ khác. Chúng không giống nhau. Bạn có thể nói về nhận biết quá khứhiện tại, và vị lai và trạng thái nhận biết của bạn trong ngày và đêm. Pháp Thân không giống như tất cả các trạng thái nhận biết chỉ xảy ra ở một số thời gian này chứ không phải ở thời gian khác, nhưng các trạng thái đó có thể được xem như phẩm tính của Pháp ThânBản tính của Dharmakaya chính là bản tính của toàn bộ luân hồi và niết bàn. Nó không hiện hữu như một vật chất, cũng như không có thân tướng. Đúng hơn, Dharmakaya là hiện thân của trí tuệ bổn nguyên. Đừng đúc kết thực tại quy ước với thực tại tuyệt đối thành một, vì chúng không giống nhau. Những hướng dẫn của thực tại quy ước có thể dẫn chúng ta đến chân lý tuyệt đối, nhưng không nên nghiên cứu về thực tại quy ước bằng con đường của các hướng dẫn về thực tại tuyệt đốiKinh nghiệm hiện tại ngay bây giờ của chúng ta ở đây là quy ước, và chúng ta bắt đầu từ những kinh nghiệm này cho đến lúc rốt ráo. Nếu đơn giản đánh đồng thực tại quy ước với thực tại tối hậu, bạn sẽ chẳng hiểu được cái này hoặc cái kia.

Sự Trong SángTự NhiênBất Sinh, trình bày:

Nếu bạn biết thực tại của nhận biết bất biếnliên tục này, đó là hiện tại bổn nguyên, đó là sự thiền định của Vajrasattva.

Và:

Vì tự tâm không sinh hay diệt nên nó hiện diện không khởi đầu và không kết thúc. Do đó, vì tâm bất biến trong ba thời, nó không có thực chất và tỏa khắp, và do vậy nó giống hư khôngThoát khỏi các cực đoan của lấy, bỏ, thoát khỏi hiện hữu, không có khái niệm, nó không phải không hiện hữu, và thoát khỏi tính hư vô (đoạn kiến). Thoát khỏi các thái cực của hiện hữu và không hiện hữu, nó là sự tự hiện. Vì bản tính của nhận biết là không sinh, không diệt, nó là một hiện thân của trong sáng tự nhiênThanh tịnh và tỏa sáng, nó không có bên ngoài hay bên trong, nên nó là sự tự nhận biết của Dharmakaya.

Thảo luận này tiếp tục với đầy đủ chi tiết. Tất Cả Thành Tựu Tối Cao trình bày:

Ôi bậc vĩ đại, xin lắng nghe! Bản tnh của con là như vầy: sự hiện hữu của con không hơn một thực thể; sự phô diễn của con bộc lộ trong khía cạnh nhị nguyên; nguồn gốc của con xuất hiện như chín yana (thừa); sự tổng hợp của con được tổng hợp như Đại Viên Mãn; cuộc sống của con là tinh thần của tỉnh thức; nơi an trụ của con là để an trụ trong bản tánh tuyệt đối của thực tại; sự trong sáng của con là trong sáng trong không gian của nhận biết; sự tỏa khắp của con là để tỏa khắp vũ trụ hữu tình và vô tình; và nguồn gốc của con là để xuất hiện như toàn bộ hiện tượng thế gian. Về phần sự phô diễn của con, con không có các dấu hiệu của vật chất. Về phần cái thấy của con, con thoát khỏi các đối tượng được chú tâm. Về phần ý thức của con, không có lời nào để mô tả nó. Tinh túy này, không khởi lên từ nguyên nhânthoát khỏi mọi lựa chọn ngôn từ.

Chín yana là chín phương tiện tâm linh trong phạm vi Phật giáo, khởi đầu với Sravakanaya và lên đến tột bậc là Đại Viên Mãn. Có sự phân loại khác về tám, chín, và mười yana, nhưng tất cả đều chỉ cùng hệ thống của thực hành Pháp. Nếu mô tả đầy đủ chi tiết, chúng có chín yana, nhưng tất cả có thể tổng hợp như Đại Viên Mãn. Hãy nhớ rằng mọi sự liên quan đến “không gian của nhận biết” việc sử dụng chữ “không gian” mang tính ẩn dụ. “Toàn bộ vũ trụ vô tình và hữu tình” bao gồm toàn bộ luân hồi và niết bàn. “Các đối tượng của chú tâm” là những gì bạn có thể thấy hay thể hiện cụ thểÝ thức đơn giản là không thể diễn tả được, vì nó vượt lên mọi chọn lựa của ngôn từ. Tất Cả Thành Tựu Tối Cao tiếp tục:

Nếu muốn nhận thức thấu đáo thực tại đó với sự tin chắc, hãy khảo sát nó khi bạn trống rỗng. Thực tại đó là sự bất sinh của tự thân thực tại. Dựa trên sự khảo sát, tự bản thân tâm thức là không có sự ngừng dứt; và tự thân thực tại giống như hư không, là sự ẩn dụ của không gian. Tự thân thực tại đó là không có đối tượng, được minh họa bằng tính không khách quan. Nó không thể diễn tả bằng lời nói, mà để thốt ra lời nói không thể diễn tả, nó được bộc lộ trong bản tính của thực tại không khách quan. Nếu ý nghĩa cuối cùng của điều này không được nhận biết, thì bất cứ thuật ngữ nào về thực tại được bộc lộ, bạn sẽ không gặp được tôi; chuyển hướng ngược với tôi, tôi bị che ám; và không đạt được bản tính của Giáo Pháp.

Và:

Bản tính của Tâm Linh Tỉnh Thức là tinh hoa của mọi hiện tượng không có ngoại lệ. Bất sinh và nguyên sơ, nó không có sự che ám; không có con đường để tiến hành, không có khó khăn cạm bẫy, bổn nguyên tự phát, không cần phải nỗ lực.
Thảo luận này tiếp tục một cách chi tiết. Danh Sách Vajra Trích Dẫn Kinh Điển Về Trí Tuệ trình bày:

Ý nghĩa của bản thân thực tại là không khác hơn trí tuệ bổn nguyên, trong sáng, tự hiện. Đừng tìm kiếm viên ngọc như ý quý báu này; chính bản thân bạn đã có nó.

Tất Cả Thành Tựu Tối Cao trình bày:

“Trí tuệ bổn nguyện tự hiện” là sự tự xuất hiện, và khởi lên không có nguyên nhân và điều kiện. Nó là trí tuệ bổn nguyên trong sáng bất tận.

Và:

Tinh túy đó, không có nguyên nhân hay điều kiệnchi phối mọi sự và là mọi sự.

Và:

Mọi hiện tượng là tôi, vậy nếu bản tính này của tôi được nhận biết, thì sẽ biết được mọi hiện tượng.

Và:

Tôi là người phát hiện mọi thành tựuTâm Linh của Tỉnh ThứcTâm Linh Tỉnh Thức là tất cả thành tựu tối cao. Chư Phật ba thời được tạo bởi Tâm Linh Tỉnh ThứcHiện tượng của thế gian hữu tình và vô tình được tạo ra bởi sự tỉnh thức của tâm linh.

Mọi thảo luận như vậy trong sutra và tantra chỉ nhắc đến tâm liên tục, trống không, và trong sáng này của hiện tại. Việc không biết bản tánh này của bạn là nền tảng của sự nhầm lẫn; nó là “vô minh”. Nó được gán cho là “sự vô minh là nền tảng nhầm lẫn của chúng sinh trong tam giới”. Biết được bản tính này của chính bạn được gán cho là “Nền tảng Samantabhadra của giải thoát”. Khi sự hiện diện này như tính sáng và tính Không trung lập hợp với đạo lý, thì được đặt tên là “nền tảng”.

Tất cả chúng sinh – nhân loại, loài chó, và mọi loài khác – đều có Phật tính, vì chúng ta là chúng sinh hữu tình, do vậy tất cả chúng ta đều có loại tâm đã được bàn luận ở đây.

Nền tảng của luân hồiniết bàn, và mọi hạnh phúcđau khổ đều không khác hơn chính ý thức nhận biết hiện tiền này. Tùy theo sự hướng dẫn của vị thầy tâm linh, các đệ tử biết được bản tính của họ, tin tưởng vào nó và đi đến sự tin chắc, nền tảng là sự giải thoát trong chính nơi chốn của nó. Do vậy, đây là hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của cuộc sống được gọi là “sự giải thoát tự nhiên của nền tảng”. Hãy biết điều này trong cách đó. Đây là chương đầu tiên để thành tựu sự an định và được giới thiệu vào tính thấu suốt của trí tuệ bổn nguyên của giác tính. Samaya.

Đã niêm ấn, niêm ấn, niêm ấn.

Đức Gyatrul Rinpoche

Anh dịch: B. Alan Wallace 

Việt dịch: Tuệ Pháp

Trích: Giải thoát tự nhiên – Giáo lý của Đức Padmasambhava về Sáu bardo – NXB Trí tuệ, Boston 

Comments are closed.