Những thực hành của tu tập vào thời điểm chết

Chẳng nghĩ rằng cái chết sẽ đến, tôi bị thu hút vào những chương trình cho tương lai.
Sau những hoạt động nhiều và vô ích trong đời sống này, tôi sẽ ra đi hoàn toàn tay không.
Thật là một lầm lẫn lớn; vì tôi sẽ chắc chắn cần thông hiểu sáng tỏ Diệu Pháp.
Thế tại sao bây giờ không tu tập?

Liên Hoa Sinh, Tử thư Tây Tạng

Chúng ta không trở thành tự do vào lúc chết. Vì nghiệp làm tâm của chúng ta tùy thuộc nhân duyên, nên nghiệp quyết định hành trình trải nghiệm trung hữu của chúng ta và sự tái sinh chúng ta sẽ đi vào. Nghiệp của chúng ta và sự trải nghiệm nội tâm đương hiện hữu là cái quan trọng nhất. Đây là lí do tại sao chuyện chính yếu là trở thành nhận biết sáng tỏ nhu cầu rèn luyện tâm linh ngay từ bây giờ trở đi: học hỏi, dốc lòng tu tập, sống theo kỉ luật đạo đức căn cứ trên sự thông hiểu sáng tỏ về nghiệp, và phát triển những thực hành mà chúng sẽ giúp chúng ta vào thời gian chết.

Những thực hành giúp tiến trình giải thoát trong các Trung hữu khác nhau

Độ dài thời gian theo lí thuyết của các trung hữu là: với trung hữu của chết là thời gian để xong một bữa ăn; với trung hữu của tính không là ba ngày rưỡi (3+1/2); và trung hữu của hữu tái sinh là bốn mươi chín (49) ngày.

Tuy nhiên, những con số này chỉ là những dự đoán tổng quát. Độ dài thời gian của các trung hữu khác nhau biến đổi tùy theo năng lực của các hành động tích cực và tiêu cực tạo thành nghiệp của cá nhân; tuy nhiên, nó không được tính toán theo ngày 24 giờ của cõi người. Giải thoát có thể cũng xảy ra sau một thời kì không nhất định. Cũng có thể chẳng có trung hữu nào cả.

Tổng quát, trên căn bản của tu tập Pháp, nếu những tu tập nhất định được thành thạo trong thời gian chúng ta sống, chúng ta có thể đạt giải thoát trong khi đi qua các trung hữu khác nhau vào thời điểm chết và sau đó.

Nếu chúng ta thật chứng mahamudra (đại thủ ấn), hoặc bản chất của tâm, trong thời gian chúng ta sống, chúng ta có thể, vào lúc cuối của trung hữu của chết, nhận định được quang sắc giác chiếu và đạt được giải thoát. Thay vì có trạng thái bất thức bình thường, bản chất viên minh giác chiếu của tâm xuất hiện, mà nó giống như quang sắc của một ngọn đuốc, làm tiêu tán một cách hoàn toàn cái tối tăm của vô minh. Nếu chúng ta đã tu tập với một yidam (Tạng ngữ: yidam; Skt. istadevata; Anh ngữ: Meditational Deity; Meditational Buddha) hoặc với một vị phật thiền (meditational buddha) tỉ dụ Đức Quán Thế Âm (Tạng ngữ: Chenrezig), đức phật đại bi, tụng đọc chân ngôn (mantra) của ngài, và đã phát triển tu tập thiền quán tốt, điều này đặc biệt rất quý báu vào thời điểm chết. Một hành giả như thế có thể nhận được sự gia hộ (blessing: sự tùy thuận và hỗ trợ) của Đức Quán Thế Âm cộng thêm vào với những thói quen tâm ý và những tập khí tích cực ghi lại trên dòng tâm (mindstream) do thực hành tu tập đó. Những trình tự của thiền định theo văn bản (sadhana) có năng lực giải thoát chúng ta trong thời gian trong các trung hữu. Chúng ta có thể đạt giải thoát vào bất cứ một trong các trình tự này, thực sự trở thành đức Quán Thế Âm, và được sinh trong sự hiện diện của ngài trong một tịnh độ.

Cũng có những thiền định và những chỉ giáo chuyên biệt về các trung hữu, tỉ dụ như Tử Thư Tây Tạng. Những thiền định và chỉ giáo này cho cơ hội, phương tiện giải thoát ở vào các trình tự khác nhau của các trung hữu, bằng cách giúp chúng ta nhận định sáng tỏ được bản chất của các trung hữu và đặc biệt bản chất hư huyễn của các hiện tướng được đối diện trong trung hữu của hữu tái sinh. Những chỉ giáo này được áp dụng từ thời điểm của bất thức toàn thể trong trung hữu của tính không, khi ta tỉnh thức đối với những biến hoá chớp nhoáng của các hình tượng quang minh và chư phật bảo hộ, và cho toàn thể thời kì của trung hữu của tái sinh hữu.

Nếu chúng ta chưa thực chứng quang sắc giác chiếu, tuy đã được thiền định với một vị phật thiền (yidam), hoặc tuy đã tu tập các giáo pháp về trung hữu, thì vẫn có thể thực hiện một pháp chuyển di tâm thức (transference of consciousness; Tạng ngữ: phowa) vào thời điểm chết. Chuyển di tâm thức cho tâm thức cơ hội, phương tiện được di chuyển tới một trạng thái tự do cách tuyệt với sinh tử tương tục. Nếu chuyển di tâm thức này được thi hành thành công trong thời kì trung hữu của thời điểm chết, thức sẽ không trải qua các trung hữu của tính không hoặc của hữu tái sinh. Thay thế vào hai trung hữu đó, thức sẽ được phóng chiếu một cách tức thời hướng tới một cõi cao hơn. Điều này là có thể được bởi vì có sự huấn luyện trong đời sống này hoặc xuyên qua đại bi của một vị thầy chân chính (qualified lama) ngài thi hành pháp chuyển di tâm thức cho chúng ta.

Trong cảnh dự đoán trường hợp tốt đẹp nhất, do sự thấu triệt hoàn toàn, thực hiện pháp này cho chúng ta cơ hội, phương tiện để tái sinh trong một quốc độ giác ngộ (= cõi phật), một trạng thái tâm linh cách tuyệt với sinh tử tương tục và các tập khí duyên nghiệp. Điều này thì tương tự như chúng ta được phóng từ một giàn phóng trực chỉ tới Sukhavati, tịnh độ Tây Phương Cực Lạc (Tạng ngữ: Dewachen), cõi đại lạc, hoặc chúng ta là một con chim có năng lực trực-nhập hư-không vạn-hữu viên-dung của giác ngộ (firmament of enlightenment). Chuyển di tâm thức là một pháp thiền định mà chúng ta có thể làm một cách dễ dàng, và vì lí do đó nó thì cực kì quý báu.

Nếu không tu tập thấu triệt như thế (otherwise: if not; except for that), nếu chuyển di tâm thức chỉ thấu đáo phân nửa, chúng ta sẽ tái sinh trong sinh tử tương tục, nhưng trong một cõi trời phúc đức có thuận duyên cho giải thoát. Trong trường hợp tệ nhất, chúng ta sẽ tái sinh trong trạng thái con người sinh ra tự nhiên với những thuận duyên cho tu tập tâm linh.

Xuyên qua sự thật chứng của pháp chuyển di tâm thức, giải thoát duyên hội xảy ra chẳng phải trải qua các trung hữu. Trên một phương diện khác, sự vắng mặt của các trung hữu có thể cũng duyên hội xảy ra đối với những người đã làm các hành động tiêu cực rất nghiêm trọng mà sức mạnh của nó quá kịch liệt giống như đẩy tống họ thẳng tới một cõi địa ngục ngay tức thời sau khi họ chết, chẳng có sự tạm thời được giảm đau đớn do còn được ở trong các trung hữu khác.

(The absence of bardos, on the other hand, can also occur to people who have committed very seious negative actions whose force is so intense as to propel them straight to a hell realm right after they die, without the reprieve of other bardos)

Nói chung, nếu chúng ta phát triển được thói quen nguyện cầu tới những vị Thầy của chúng ta, tới Tam Bảo, hoặc tới một phương diện đặc thù nào của Phật, thì ấn tượng trên những tâm chúng ta an lập một cảm ứng với chư vị này (the impressionon our minds establishes a connection with them) và cảm ứng chúng ta với những sự gia hộ của chư vị (and connects us with their blessing). Sự gia hộ này bảo vệ chúng ta và dẫn chúng ta tới giải thoát trong trung hữu của hữu tái sinh.

Những Ước Nguyện Tái Sinh Trong Một Tịnh Độ

Ngay cả nếu chúng ta chưa thực hiện những tu tập chuyên biệt vừa được miêu tả hoặc chưa nhận được những chỉ giáo của những giáo pháp này, nó vẫn là một pháp thí (a given) tạo những ấn tượng trên tâm của chúng ta để quyết định cái chết của chúng ta và trải nghiệm trung hữu; và những cầu nguyện và ước nguyện chúng ta đã làm trong đời sống chúng ta đã chất đầy tâm chúng ta nên có thể tự nhiên dẫn tâm chúng ta hướng tới một tịnh độ cách tuyệt với tiến trình nhân duyên của sinh tử tương tục.

Có rất nhiều phương diện của Phật để chúng ta hướng về, trong đó chúng ta có thể hướng thẳng những tâm của chúng ta tới Đức A Di Đà, Đức Quán Thế Âm và Tây Phương Cực Lạc Sukhavati, quốc độ giác ngộ của hai ngài. Hai vị phật này thì quan trọng một cách đặc biệt.

Chỉ thuần mong ước tái sinh nơi Tây Phương Cực Lạc Sukhavati trong lúc chúng ta đang sống sẽ làm cho chúng ta tái sinh ở đó một cách thật sự, thay vì đi tới một nơi chốn vật lí thông thường. Thật ra, cái “ thân duyên nghiệp” thuần thục của đời sống này được cấu tạo bởi những nguyên tố vật chất mà chúng ta đồng nhất hóa với nó, và những cái này ngăn cản tâm tự do đi nơi nó mong ước. Trái lại, trong trung hữu của hữu tái sinh, chẳng còn có cái thân vật lí nữa, nhưng thân ý sinh có cái năng lực chuyển động như tâm niệm. Đây là lí do tại sao, bằng năng lực của những mong ước lưu xuất bởi đức A Di Đà, Đức Quán Thế Âm, và chúng ta, chúng ta có thể tạo được một cảm ứng dẫn tâm của chúng ta hướng tới Sukhavati Tây Phương Cực Lạc và làm tâm được thật sự tái sinh nơi đó. Điều này thì đặc biệt có thể được trong thời kì tuần thứ nhất của trung hữu của hữu tái sinh, khi chúng ta đã trở thành biết đi biết lại rằng chúng ta thì chết rồi ( when we repeatedly become aware that we are dead), thế nên do bởi cái năng lực của những tập quán đã được an lập trong những cuộc đời của chúng ta, chúng ta cầu nguyện với Đức A Di Đà và Đức Quán Thế Âm để được tái sinh trong Tây Phương Cực Lạc Sukhavati; do bởi năng lực của Đức A Di Đà , Đức Quán Thế Âm, chúng ta có thể tái sinh tức thời nơi đó. Nếu chúng ta thốt ra những lời cầu nguyện chân thành một cách đều đặn để được tái sinh Tây Phương Cực Lạc Sukhavati, chúng ta đem theo với chúng ta cái nguyện vọng đi về đó khi chúng ta chết. Nguyện vọng này sẽ tác động trên tâm của chúng ta, trở thành phương tiện cho tái sinh nơi đó và cho thành đạt giải thoát nhanh chóng hơn là nếu chúng ta hành trình bằng máy bay hoặc hoả tiễn!

Đồng thời trong thời gian này, những chướng ngại đối với tái sinh vào Tịnh độ Tây Phương Cực Lạc Sukhavati có thể sinh khởi. Nếu, tỉ dụ, gia đình chúng ta hoặc người phối ngẫu khóc vì chúng ta (weep over us) hoặc yêu cầu đòi hỏi chúng ta trở lại với cuộc đời (demands that we come back to life), hoặc nếu thái độ của những người yêu mến chúng ta quấy động sự buồn thảm, ái luyến, hoặc giận dữ của chúng ta, tâm của chúng ta chẳng thể nào trực chỉ tới Tây Phương Cực Lạc Sukhavati bởi vì nó sẽ bị giằng xé giữa hai tâm niệm: lòng mong muốn đi tới Tây Phương Cực Lạc Sukhavati và kí ức của những kẻ thân mến nhiều ảnh hưởng đó. Thế nên những sợi giây ái luyến có thể quá câu thúc chúng có thể hủy bỏ cái thúc bách mong cầu hướng tới Tây Phương Cực Lạc Sukhavati. Cũng chướng ngại như thế nếu chúng ta ái luyến với cái thế giới chúng ta vừa mới rời khỏi, với những sở hữu của chúng ta, hoặc địa vị xã hội của chúng ta. Những ràng buộc này sai khiến tâm của chúng ta một lần nữa lại hướng về cái mà chúng ta vừa mới bỏ lại phía sau và làm chúng ta đổi lộ trình để không còn hướng về Tây Phương Cực Lạc Sukhavati. Tuy thế, may mắn có một phương pháp ngăn ngừa cái nguy hiểm này, và đó là từ nay phát triển tập quán nghĩ về mỗi người và mỗi sự vật chúng ta ái luyến như là một dâng hiến hiện thời tới Đức A Di Đà và Đức Quán Thế Âm. Cái tâm niệm các hữu tình và các sự-sự vật-vật chẳng còn thuộc về chúng ta nữa có thể trung hòa cảm xúc mà nếu không nghĩ như thế, nó sẽ trói buộc chúng ta với chúng. Thế nên chúng ta có thể dâng hiến Đức A Di Đà và Đức Quán Thế Âm tất cả sự-sự vật-vật chúng ta ái luyến; có dâng hiến một cách toàn thể như thế chúng ta sẽ chẳng còn giữ lại ái luyến với bất cứ cái gì cả.

Những người già mới tu học Pháp, có thể suy nghĩ biện minh là họ sẽ không có thời gian để cố gắng tu tập các pháp tu tập thâm sâu, tỉ dụ đại thủ ấn và các pháp khác dẫn đến giác ngộ trong đời sống này. Họ cũng có thể tự bảo họ rằng họ chẳng còn khả năng hoặc thời gian để dốc lòng họ cho những tu tập khó khăn, kéo dài. Đây là những điều không làm họ mất hi vọng: có đại tín tâm nơi đức A Di Đà và Đức Quán Thế Âm, cầu nguyện chân thành để tái sinh vào Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc Sukhavati, và tụng đọc mantra của Đức Quán Thế Âm tạo kết quả có tính quyết định là được tái sinh nơi đó sau khi chết.

Sinh vào Tây Phương Cực Lạc Sukhavati là hóa hiện, nghĩa là hữu tình tái sinh nơi đó tức thời xuất hiện trước Đức A Di Đà và Đức Quán Thế Âm. Thị kiến trực tiếp đó (= diện kiến trực tiếp nhị vị Phật) làm chúng ta đạt tới bồ tát địa thứ nhất, Hoan hỉ địa (Sublime Joy) ngay tức thời. Trạng thái này tương ứng với sự tỉnh giác khởi đầu, sau đó thì chẳng còn trở lại sự trói buộc của sinh tử tương tục.

Tên của Tịnh độ của Đức A Di Đà, Sukhavati, có nghĩa là Cực Lạc ( “great bliss”), bởi vì tâm, không còn trói buộc của đau thương có tính sinh tử tương tục và đau đớn; chẳng nhận biết gì ngoài hạnh phúc và hoan hỉ. Tái sinh trong trạng thái tâm linh này là chấm dứt chu kì của những tái sinh. Ở đó, tâm thì được giải thoát cách tuyệt với những che lấp do nghiệp và những phẩm chất viên giác của tâm bắt đầu tự hiển khai và phục vụ cho lợi ích của những hữu tình. Nhưng nếu ngay cả tâm được hoàn toàn tịnh hóa các che lấp của nghiệp và gần hết các che lấp của phiền não tâm ý, vẫn còn lại những che lấp vi tế. Tuy nhiên, đó là một trạng thái trong đó chúng ta trải nghiệm những phẩm chất giác ngộ quan trọng từ đó chúng ta có thể giúp những ai còn ở lại trong sinh tử tương tục. Có nhiều cách đến để giúp họ và hướng dẫn họ hướng tới giải thoát.

Tổng quát, có nhiều quốc độ của giác ngộ: ở mức độ của Chân Thân hoặc pháp thân (the Truth Body or dharmakaya); ở mức độ Thân Thọ Dụng hoặc báo thân (the Enjoyment Body or sambhokaya); hoặc ở mức độ Thân Ứng Hoá hoặc hoá thân ( the Emanation Body or nirmanakaya). Sukhavati là một quốc độ giác ngộ với những hình tượng, ở mức độ của Thân Ứng Hoá (Emanation Body or nirmakaya). Bởi vì điều này, nó vẫn là chủ thể đối với những giới hạn nhất định. Tỉ dụ, trong Sukhavati, một loại biến dịch nhất định, hoặc vô thường vẫn còn. Đây không phải Vô thường thô thiển và biến dịch chúng ta nhận biết trong bình diện của hiện hữu của chúng ta, nhưng một loại vi tế hơn.

Có bốn thành tố quyết định tái sinh nơi Tây Phương Cực Lạc Sukhavati. Thành tố thứ nhất là tưởng tượng (=quán tưởng) rõ ràng sự hiện diện của Tây Phương Cực Lạc Sukhavati cộng thêm sự hiện diện của Đức A Di Đà và Đức Quán Thế Âm; phát triển một cảm thức mạnh mẽ của sự hiện diện đương hiện hữu của nhị vị Phật, sự huy hoàng của nhị vị Phật và quốc độ của nhị vị, nơi mà tất cả các hiện tướng đều rực rỡ và phát sáng dường như chúng được tạo nên bằng những bảo châu. Thành tố thứ nhì là sự tu tập của sự tịnh hoá và hai tích lũy: sự tịnh hoá của tính tiêu cực và hai tích lũy của phúc đức và trí tuệ. Thành tố thứ ba là động cơ vị tha của tâm bồ đề. Căn cứ vào tâm bồ đề, thành tố thứ tư là nguyện vọng sinh khởi từ những mong ước mạnh mẽ và chân thành được tái sinh vào Tây Phương Cực Lạc Sukhavati. Trong bốn thành tố này, nguyện vọng ( = nguyện) là thành tố quyết định quan trọng nhất.

Những chỉ giáo này về Tây Phương Cực Lạc Sukhavati không chỉ là một lời hứa cho tương lai; tín nhiệm vào tác động hữu hiệu của những chỉ giáo và đem những giáo pháp này vào tu tập làm tiêu tán nhiều loại đau thương trong đời sống này. Già thì đặc biệt đi cùng với những vấn đề: ăn quá nhiều sinh ra rắc rối, trong khi ăn quá ít gây ra những vấn đề khác; chúng ta chẳng thoải mái trong những quần áo ấm áp dày nặng, nhưng những quần áo mỏng nhẹ chẳng giữ cho chúng ta đủ ấm. Trên đỉnh của những bất tiện vật lí, cái chết đương đến gần của chúng ta đè nặng trên tâm của chúng ta. Một mặt khác, nếu chúng ta mong ước từ nay được tái sinh vào Tây Phương Cực Lạc Sukhavati, và nếu chúng ta có niềm tin quyết định rằng những mong ước của chúng ta sẽ thành hiện thực, thì tuổi già thay vì làm đau đớn, phiền muộn chúng ta, lại trở thành một nguồn vui thích do nhờ có hi vọng sớm rời thế giới này để tới một thế giới khác, tốt đẹp hơn.

Nếu bạn chẳng có thể thực hiện những tu tập, cũng chẳng phát ra ước nguyện tái sinh Tây Phương Cực Lạc Sukhavati, ít nhất bạn có thể làm cho bạn thông hiểu về mười hành động thiện và mười hành động ác. Bạn có thể gắng làm những hành động thiện hảo và tránh làm những hành động ác hại. Một cách tối hậu, làm thiện, không làm ác sẽ dẫn bạn đến một tái sinh làm người hạnh phúc nơi mà bạn sẽ gặp Diệu Pháp và tiến bộ theo thứ bậc trên con đường đạo đi tới giác ngộ.

Kyabje Kalu Rinpoche

Việt dịch: Đặng Hữu Phúc

Nguồn: Những thực hành của tu tập vào Thời điểm chết

------------------------------------

Phụ bản 1

Ngài Tịch Thiên (Santideva). Nhập Bồ tát hạnh

Chương 7. Tinh tấn .Tụng 44. (bản dịch Việt: Thích nữ Trí Hải)

Nhờ những thiện nghiệp về trước, tôi sẽ sinh vào trong lòng mát rượi của một đoá sen thơm tho khoáng đạt.

Nhĩ căn tôi được nuôi dưỡng bằng Pháp ngữ vi diệu của đức Như Lai, thân tâm thấm nhuần phát sáng.

Khi hào quang Phật chiếu đến, hoa sen trắng nở ra một thân thể thù thắng, tôi sung sướng thành Con Phật đứng trước đức Như Lai.

Nhập Bồ tát hạnh. Bản Hán dịch: Trần Ngọc Giao

Đệ Thất Phẩm. Tinh tấn. Tụng 44

Nhân tích tịnh thiện nghiệp,

Sinh cư đại liên tạng,

Phân phân cực thanh lương;

Văn cực diệu Phật ngữ,

Tâm nhuận quang trạch sinh;

Quang chiếu bạch liên khai,

Sinh xuất tối thắng thân,

Hỉ thành Phật tiền tử.

-----------------------------------------------------------

Phụ bản 2 : Bản chất của tâm

Bản dịch Việt (dịch lần thứ hai): Đặng Hữu Phúc

---------------------------------------------------------------------------------

Tất cả những hiện tượng đều là những phóng chiếu của tâm.

Tâm chẳng phải là ‘một’ tâm; tâm thì chân không diệu viên trong bản chất căn bản.

Tuy chân không diệu viên, sự sự vật vật sinh khởi liên tục trong tâm.

Xuyên qua sự khảo sát thâm sâu nhất của tâm, mong chúng ta tìm thấy gốc rễ tự nội của tâm .

--The Third Karmapa, Wishes of Mahamudra .

---------------------------------------------------------------------------------

Trải nghiệm thật của bản chất căn bản của tâm thì vượt ngoài ngôn từ. Muốn miêu tả nó thì cũng giống như cảnh một người câm muốn miêu tả hương vị của một viên kẹo trong miệng người ấy: người ấy thiếu hẳn một phương tiện diễn tả thích hợp. Dẫu có khó khăn như thế, tôi cũng muốn đưa ra vài ý niệm gợi ý nơi trải nghiệm này.

Bản chất của tâm thanh tịnh có thể được nghĩ đến trong trạng thái có ba phương diện bản chất căn bản, kết hợp, và đồng thời : chân không diệu viên [openness; emptiness ; open to possibilities for manifestations; Skt. sunyata; chân không là rỗng thông lìa các tướng và diệu viên là mở ra các khả hữu cho hiển hiện -- gặp sắc trần thì cái thấy hiển hiện, gặp thanh trần thì cái nghe hiển hiện,v,v.. nên gọi diệu viên ], quang minh giác chiếu (clarity; lucidity; Skt. prabhasvara; quang minh viên chiếu; tràn đầy sáng tỏ chiếu khắp thường trụ; thường tịch quang),và phân biệt vô ngại (sensitivity; nhận biết phân biệt rành rẽ không bị ngăn ngại).

Chân không diệu viên (Openness; Emptiness)

Tâm là chủ thể nghĩ: ‘Tôi là, Tôi muốn, Tôi không muốn’; nó là người tư duy, người quan sát, chủ thể của tất cả trải nghiệm. Tôi là tâm. Từ một quan điểm, tâm này hiện hữu, bởi vì tôi là và tôi có một khả năng cho hành động. Nếu tôi muốn thấy, tôi có thể nhìn; nếu tôi muốn nghe, tôi có thể chăm chú nghe; nếu tôi quyết định làm một việc gì với hai bàn tay của tôi, tôi có thể điều động thân thể của tôi, và mọi thứ. Trong nghĩa này, tâm và những khả năng của tâm có vẻ hiện hữu.

Nhưng nếu chúng ta tìm kiếm tâm, chúng ta không thể tìm thấy được bất cứ phần nào của tâm trong chúng ta, không ở trong đầu của chúng ta, thân thể của chúng ta, hoặc ở bất cứ nơi nào khác.

Thế nên từ toàn cảnh khách quan khác này, tâm hình như không hiện hữu.Thế nên, về một phương diện, tâm hình như hiện hữu, nhưng về một phương diện khác, tâm thì không là một cái gì đó thật sự hiện hữu.

Tuy những thẩm tra của chúng ta tốn bao nhiêu công sức đi nữa, chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể tìm thấy được bất cứ một đặc hữu hình tượng của tâm: tâm chẳng có chiều kích, màu, hình tượng, cũng chẳng có một tính đức có thể thấy hiển nhiên, chắc chắn được. Tâm ở trong ý nghĩa này, được gọi là chân không diệu viên, rỗng thông mở ra các khả hữu cho hiển hiện, bởi vì tâm về bản chất cơ bản, không quyết định, không quy định phẩm tính được, vượt ngoài khái niệm, và như thế có thể so sánh với hư không. Bản chất không quy định được này là tính chân không diệu viên, tính đức bản chất căn bản thứ nhất của tâm. Nó thì vượt ngoài cái tâm thức hư dối (illusory consciousness; tâm thức tưởng tượng sai lầm, tâm thức biến kế chấp) là cái làm cho chúng ta kinh nghiệm tâm trong trạng thái ‘tôi’, khách thể, sở hữu những đặc hữu mà chúng ta theo tập quán vẫn cho là thuộc tính của chúng ta.

Nhưng chúng ta phải cẩn thận ở đây! Bởi vì nói tâm thì chân không diệu viên, rỗng thông mở ra các khả hữu cho hiển hiện, giống như hư không thì không thu giảm tâm tới mức một cái gì đó không hiện hữu trong cái ý nghĩa là không chức năng. Cũng giống như hư không, tâm thanh tịnh không thể bị xác định trú sở, nó vô sở trú, nhưng nó thì có khắp mọi nơi và thâm nhập tất cả; tâm bao trùm và phân tán trong tất cả sự sự vật vật, tâm vô tận viên dung và viên dung vô tận. Hơn thế nữa, tâm thì vượt ngoài sự đổi thay biến dịch, và bản chất chân không diệu viên của nó thì bất khả hoại và phi thời gian.

Tính quang minh giác chiếu (Clarity)

Nếu tâm thực sự về bản chất căn bản chân không diệu viên, trong ý nghĩa như được giải thích ở trên, nó thì không chỉ rỗng thông mở ra các khả hữu cho các hiển hiện, bởi vì nếu nó là như thế, nó sẽ là tính ì trơ, quán tính, và sẽ không trải nghiệm hoặc nhận biết bất cứ sự sự vật vật gì, cũng chẳng có những cảm thức, cũng chẳng có niềm vui và đau thương. Tâm thì không chỉ chân không diệu viên, rỗng thông mở ra các khả hữu cho các hiển hiện– Tâm sở hữu một tính đức bản chất căn bản thứ nhì là khả năng của nó đối với những trải nghiệm, đối với nhận thức. Cái tính đức động năng thứ nhì này được gọi là quang minh giác chiếu (clarity; nhận biết tràn đầy sáng tỏ chiếu khắp). Nó là cả sự sáng tỏ thấu suốt của tính giác (lucidity; tính giác quang chiếu) và sự sáng tỏ thấu suốt của những trải nghiệm của nó (luminosity; tính giác cảnh chiếu).

[Quang là chủ thể năng chiếu; Cảnh là đối tượng sở chiếu. Nếu năng sở (chủ khách) hợp làm một thì gọi là quang cảnh nhất như. Nếu tâm chiếu vật và cảnh sở chiếu không đối lập nhau mà dung hợp nhau để đạt đến cảnh giải thoát, thì gọi là quang cảnh câu vong (quang cảnh đều mất), quang cảnh mẫn tuyệt (quang và cảnh dứt bặt) -- Phật Quang Đại Từ Điển ]

Để làm tốt hơn sự hiểu biết của tính quang minh giác chiếu của chúng ta, chúng ta có thể so sánh tính chân không diệu viên của tâm -- openness of mind -- với không gian trong một căn phòng chúng ta đang ở trong. Cái không gian vô hình tượng này mở ra khả hữu cho trải nghiệm của chúng ta; nó chứa trải nghiệm trong tính toàn thể của nó. Nó là nơi những trải nghiệm của chúng ta xảy ra.Tính sáng tỏ chiếu khắp, ngay lúc đó, sẽ là ánh sáng -- quang sắc -- chiếu sáng căn phòng và cho phép chúng ta nhận định những sự sự vật vật khác nhau. Nếu chỉ có cái không gian rỗng thông ì trơ, thì sẽ không có khả hữu cho nhận biết sáng tỏ (awareness). Đây chỉ là một tỉ dụ, bởi vì tính sáng tỏ chiếu khắp thường trụ của tâm thì không giống như ánh sáng thông thường của mặt trời, mặt trăng, hoặc điện năng. Nó chính là quang minh giác chiếu làm cho tất cả nhận thức và trải nghiệm thành khả hữu.

Bản chất chân không diệu viên và quang minh giác chiếu là cái chúng ta gọi là ‘thường tịch quang’ ( Skt. prabhasvara;‘clear light; thường tịch quang; quang minh thanh tịnh; tịnh quang); nó là quang minh giác chiếu rỗng thông mở ra các khả hữu cho các hiển hiện và, ở mức độ của tâm thanh tịnh, là quang minh giác chiếu trong chính nó và của chính nó; và đó là lí do tại sao chúng ta gọi nó là tính giác tự chiếu, linh tâm tự chiếu, nhất điểm linh quang, hoặc tính tràn đầy sáng tỏ chiếu khắp ( self-luminous cognition or clarity).

[ Cognition; Skt. jnana, trí tuệ bát nhã; Skt. buddhi, giác ] [ĐHP: linh tâm tự chiếu; nhất điểm linh quang]

Không có một tỉ dụ nào thích hợp thực sự để minh họa tính quang minh giác chiếu này ở mức độ thanh tịnh. Nhưng ở mức độ bình thường, chúng ta có thể liên tưởng dễ dàng hơn, chúng ta có thể có được một thoáng nhìn thấy vài phương diện của nó bằng sự hiểu biết sáng tỏ một trong những hiển hiện của tâm -- trạng thái chiêm bao. Chúng ta hãy nói đó là một đêm tối, và trong bóng tối toàn thể này chúng ta đang chiêm bao, hoặc đang trải nghiệm một thế giới chiêm bao. Hư không tâm ý nơi mà chiêm bao xảy ra -- độc lập với nơi chốn vật lí nơi chúng ta đang ở -- có thể được so sánh với tính chân không diệu viên, rỗng thông mở ra các khả hữu cho các hiển hiện của tâm, trong khi đó khả năng của tâm cho trải nghiệm, mặc dù bóng tối bên ngoài, tương ứng với tính quang minh giác chiếu của nó.

Tính giác quang chiếu này ôm trọn, viên dung tất cả nhận thức của tâm và là tính quang minh giác chiếu bản nhiên trong những trải nghiệm này. ( This lucidity encompasses all mind’s knowledge and is the clarity inherent in these experiences )

Nó cũng là tính giác quang chiếu của cái gì hoặc ai đang trải nghiệm chúng; chủ thể nhận biết là tính giác quang chiếu và cái được biết là tính giác cảnh chiếu chỉ là hai phương diện của cùng một tính đức. Trong trạng thái viên minh giác chiếu (intelligence), đang trải nghiệm chiêm bao, nó là tính giác quang chiếu, và trong trạng thái quang minh giác chiếu hiện diện trong những trải nghiệm của nó, nó là tính giác cảnh chiếu

Nhưng ở mức độ bất nhị của tâm thanh tịnh, nó là một và cùng một tính đức, ‘quang minh giác chiếu’, được gọi là ‘prabhasvara’ trong Phạn ngữ, hoặc ‘selwa’ trong Tạng ngữ. Tỉ dụ này có thể hữu ích trong sự hiểu biết sáng tỏ, nhưng hãy ghi nhớ trong tâm rằng nó chỉ là một minh họa để chỉ vào mức độ tập quán của một hiển hiện đặc thù của tính quang minh giác chiếu.

Trong tỉ dụ, có một sự khác biệt giữa tính giác quang chiếu của chủ thể nhận thức, và tính giác cảnh chiếu của những trải nghiệm của chủ thể đó. Đó là bởi vì chiêm bao là một trải nghiệm nhị nguyên đối đãi, được phân biệt trong thuật ngữ của chủ thể và khách thể, trong đó tính quang minh giác chiếu hiển hiện chính nó tức thời trong tính nhận biết sáng tỏ (awareness; tính giác chiếu) hoặc tính giác quang chiếu của chủ thể và trong tính giác cảnh chiếu của những đối tượng của nó.

Thật ra, tỉ dụ thì bị hạn hẹp, bởi vì, về căn bản không có nhị nguyên đối đãi trong những tâm thanh tịnh: tính bất nhị cũng là tính đức của tính quang minh giác chiếu, có bản chất căn bản là bất nhị.

Tính phân biệt vô ngại

( Sensitivity; the unimpededness; tính nhận biết phân biệt rành rẽ không bị ngăn chặn).

Để làm bản miêu tả đầy đủ của tâm thanh tịnh, một phương diện thứ ba nên được thêm vào hai tính đức đã được thảo luận ở trên , đó là tính phân biệt vô ngại (sensitivity; the unimpededness; nhận biết phân biệt rành rẽ không bị ngăn chặn; liễu tri biện biệt vô ngại).

Tính quang minh giác chiếu của tâm là khả năng của tâm để trải nghiệm; mỗi sự-sự vật-vật có thể sinh khởi trong tâm, thế nên những khả hữu của chúng cho các nhận biết sáng tỏ hoặc viên minh giác chiếu thì chẳng có giới hạn. (The clarity of mind is its capacity to experience; everything can arise in the mind, so its possibilities for awareness or intelligence are limitless).Thuật ngữ Tây Tạng để phác họa tính đức này được gọi là ‘sự vắng mặt của sự ngăn chặn’ (‘absence of impediment’). Đây là tự do của tâm để trải nghiệm mà không có chướng ngại. Ở mức độ thanh tịnh, những trải nghiệm này có những tính đức của giác ngộ (enlightenment); Ở mức độ nhân duyên, chúng là những nhận thức của tâm của mỗi sự- sự vật-vật trong trạng thái này hoặc kia; đó là, cái khả năng để phân biệt rành rẽ, để nhận thức, và suy nghĩ, tưởng tượng về tất cả sự sự vật vật.

Để trở lại tỉ dụ của chiêm bao, tính đức tự nhiên của nhận biết phân biệt rành rẽ không bị ngăn chặn sẽ là, bởi vì tính rỗng thông chân không diệu viên mở ra các khả hữu cho hiển hiện và tính quang minh giác chiếu-- khả năng của nó để trải nghiệm tính vạn thù sai biệt của những phương diện của chiêm bao, cả những nhận thức của chủ thể chiêm bao và những trải nghiệm của thế giới được chiêm bao. Tính quang minh giác chiếu là cái cho những trải nghiệm cơ hội, phương tiện sinh khởi, trong khi đó tính phân biệt vô ngại là tính toàn thể của tất cả những phương diện được trải nghiệm một cách phân biệt rành rẽ.

Tính phân biệt vô ngại này tương ứng, ở mức độ nhị nguyên đối đãi, tập quán, tất cả những kiểu loại của những tâm niệm và những cảm xúc đang sinh khởi trong tâm và, ở mức độ thanh tịnh của một vị phật, để trở thành tất cả trí tuệ bát nhã hoặc những tính đức giác ngộ đi vào thực hành để cứu độ những hữu tình.

Thế nên, tâm thanh tịnh có thể được hiểu như sau: về bản chất căn bản: chân không diệu viên -- rỗng thông mở ra các khả hữu cho các hiển hiện, về bản chất: quang minh giác chiếu, về các phương diện của nó: phân biệt vô ngại. Ba phương diện này, chân không diệu viên, quang minh giác chiếu, và phân biệt vô ngại, không li cách nhưng đồng thời. Chúng là những tính đức đồng thời và kết hợp của tâm đã tỉnh thức ( the awakened mind).

Ở mức độ thanh tịnh, những tính đức này là trạng thái của một vị phật; ở mức không thanh tịnh của vô minh và ngu si vô trí, chúng trở thành tất cả những trạng thái của tính giác bị lệ thuộc nhân duyên, tất cả những trải nghiệm của sinh tử tương tục.

Nhưng khi tâm được giác ngộ hoặc bị huyễn tượng, không có một sự-sự vật-vật nào vượt ngoài tâm, và tâm về bản chất căn bản thì như nhau trong tất cả hữu tình, loài người hoặc loài khác người. Tính Phật, với tất cả những năng lực và tính đức giác ngộ của nó, thì đều hiện diện trong mỗi hữu tình. Tất cả những tính đức của một vị phật thì ở trong những tâm của chúng ta, mặc dầu bị bao phủ hoặc ngăn che, cũng hoàn toàn giống như ở trong trạng thái một khung kính cửa sổ vốn vẫn trong suốt và trong mờ nhưng một lớp phủ dày dặc cát bụi đã làm thành mờ đục.

Tịnh hoá, hoặc sự trục xuất những cái bất tịnh, cho tất cả những tính đức đã giác ngộ hiện diện trong tâm cơ hội, phương tiện được hiển hiện .

Thực sự, tâm của chúng ta có một chút tự do và một ít tính đức tích cực bởi vì nó bị lệ thuộc nhân duyên do bởi nghiệp của chúng ta, hoặc những tập khí của chúng ta từ thời quá khứ.

Tuy nhiên, dần dần, những sự thực hành Pháp và thiền định tạo tự do cho tâm và đánh thức tâm để trở thành tất cả những tính đức của một vị phật.

Comments are closed.