Tám thức và năm nguyên tố chính

Tính Phật có bảy thức đi chung, chúng ta nắm giữ bảy thức này tạo nên tính nhị nguyên đối đãi.
Khi điều này được nhận biết sáng tỏ, sự nắm giữ bảy thức sẽ ngừng trải rộng.

Kinh Lăng già

Để thông hiểu sáng tỏ sự liên kết giữa các giáo pháp về tâm và sự chuyển cư trong các trung hữu, và để thông hiểu tốt đẹp hơn các tiến trình trung hữu này, điều có thể hữu ích cho chúng ta là hãy xem xét các sự biến hóa tâm trải qua trong suốt những giai đoạn này.

Tính Phật hoặc tâm thanh tịnh, trí tuệ bản nguyên đó, là , rốt ráo, tính không, tính giác quang chiếu, và khả tính vô biên. Nó là quang minh giác chiếu (= quang sắc giác chiếu), đối diện với tất cả các hữu tình vào lúc cuối của sự hoà tan của tâm thức vào thời điểm chết, hoặc, trong trung hữu hấp hối (= cận tử), được tiếp theo bởi trung hữu của tính không.

Quang minh giác chiếu này hoặc bản trí (=trí tuệ bản nguyên) có năm nguyên tố chính: hư không, khí, lửa, nước, và đất trong trạng thái căn bản của nó. Những nguyên tố chính này biến hóa khi tâm và những ứng hiện của nó được biến đổi, như chúng ta sẽ thấy.

Khi tính Phật bị che lấp bởi vô minh, nó trở thành nền tảng phổ quát của sinh tử lưu chuyển (phổ quát = mọi thời, mọi nơi). Trong trạng thái như vậy, nó được gọi là thức phổ quát hoặc thức căn bản, hoặc thức thứ tám. Nó ôm trọn và lan toả khắp sự-sự vật-vật, và từ nó tất cả những huyễn tượng của các thức cá biệt sinh khởi.

Sự phát triển của ngu si (delusion: si; ngu si; vô minh) bắt đầu với hiện tướng của tính nhị nguyên đối đãi. Trạng thái bất nhị của tính không, tính giác quang chiếu, và biện biệt vô ngại (= phân biệt rành rẽ không bị che lấp) chia chẻ thành tính nhị nguyên chủ thể - khách thể và hành tác khởi từ nhận thức đó. Từ tính không sinh khởi tôi-chủ thể, từ tính giác quang chiếu sinh khởi cảm thức về khách thể, và từ phân biệt rành rẽ không bị che lấp sinh khởi tất cả những quan liên trên căn bản tham luyến (= tham), chống đối (= sân), và vô minh (= si). Với sự chia chẻ này, thức bị nhơ nhuốm hoặc thức nhị nguyên đối đãi duyên hội xảy ra-- thức thấy rằng một kẻ có một sự-sự vật-vật. Nó bị quy chiếu ở trong trạng thái bị nhơ nhuốm bởi vì nó bị ô nhiễm với chủ nghĩa nhị nguyên đối đãi, nó là thức thứ bảy. Thức bị nhơ nhuốm này có một đoàn tùy tùng gồm sáu thức khác biệt, tương ứng với các quan năng cảm thức khác biệt: mắt, tai, mũi, lưỡi, xúc chạm, và tâm ý.

Tiến trình chuyển đổi của các nguyên tố trong tâm và trong các trung hữu

Rỗng thông, chiếu sáng, và vô hạn trong tiềm năng, tâm có thể được thông hiểu như có năm phẩm tính căn bản: tính chân không diệu viên, tính động chuyển, tính trong sáng, tính tương tục, và tính an định. Mỗi tính này tương ứng với năm nguyên tố chính (= năm đại) theo thứ tự, gồm hư không, khí, lửa, nước, và đất. Chúng ta đã miêu tả tâm chẳng ở trong trạng thái một sự-sự vật-vật có thể sờ mó được: nó thì chẳng quy định được (không bờ mé quy định), hiện diện mọi nơi, mọi thời, và phi chất liệu; tâm là chân không diệu viên, với bản chất của hư không. Những tâm niệm và những trạng thái tâm ý khởi sinh một cách liên tục trong tâm; sự động chuyển và giao động này là bản chất của nguyên tố khí. Hơn thế nữa, tâm thì trong suốt sáng tỏ, nó có thể nhận biết, và tính giác chiếu quang chiếu trong sáng đó là bản chất của nguyên tố lửa. Và tâm thì tương tục; những trải nghiệm của nó là một dòng không gián đoạn của những tâm niệm và những nhận thức. Tính tương tục này là bản chất của nguyên tố nước. Nói đến sau cùng, tâm là nền tảng hoặc cơ sở từ nó sinh khởi sự-sự vật-vật khả tri trong sinh tử tương tục cũng như trong niết bàn, và phẩm tính này là bản chất của nguyên tố đất.

Năm phẩm tính của tâm thanh tịnh cũng có bản chất của năm nguyên tố. Nhập vào những huyễn tượng và tính nhị nguyên đối đãi, tâm thì bị chuyển đổi, nhưng những sản phẩm của tâm bảo tồn bản chất của năm nguyên tố trong những phương diện khác biệt. Tất cả những ứng hiện là sự trình diễn của tâm trong những sự biến hóa của năm nguyên tố chính. Nhiều hơn thế nữa, có những năng lượng vi tế cung cấp bảo dưỡng tâm và những đột biến của tâm, được gọi một cách theo truyền thống là những gió hay những khí. Tâm, thức, hằng hà sa số những trải nghiệm khác biệt được sinh ra bởi những năng lượng khí này; những năng lượng khí này không thể phân biệt được với tâm và là năng lượng làm sinh động và ảnh hưởng chúng.

Năm phẩm chất căn bản của tâm vừa mới được miêu tả tương ứng với năm khí rất vi tế, năng lượng của chúng ứng hiện trong tâm trong trạng thái năm quang sắc cảnh chiếu căn bản mà chúng được quy chiếu trong trạng thái cực vi tế. Chúng là, theo thứ tự, lam, lục, đỏ, trắng, và vàng. Những quang sắc cảnh chiếu này bắt đầu ứng hiện ở thời điểm khi tâm thức được tái an lập ở vào lúc cuối của trung hữu của tính không. Chúng tạo thành tiến trình “sinh”, sự ngoi lên của thức nhị nguyên đối đãi. Những trải nghiệm và những phóng chiếu của tâm thức sinh khởi một cách sau đó từ năm quang sắc cảnh chiếu; chúng (năm quang sắc cảnh chiếu) tạo ra những hiện tướng của năm nguyên tố và những hiện tướng này được nhận thức xuyên qua huyễn tượng trong trạng thái thân ý sinh và thế giới bên ngoài.

Tất cả những hiện tướng hư huyễn mà tâm thức trải nghiệm, một cách căn bản, chúng là những hoá hiện của tâm, sự ứng hiện của năm nguyên tố chính, một cách khởi đầu, duyên hội xảy ra trong trạng thái những phẩm chất căn bản của tâm, sau đến trong những khí và những quang sắc cảnh chiếu và cuối cùng trong trạng thái những hiện tướng. Mỗi một trong những mức độ này có bản chất của các nguyên tố khác biệt: hư không, khí, lửa, nước, và đất.

Tiến trình của sự cấu trúc tâm thức duyên hội xảy ra vào mỗi thời điểm (=sát na), trong tất cả những trạng thái của tâm thức của chúng ta, nhưng một cách đặc biệt ở vào lúc khởi đầu của trung hữu của hữu tái sinh. Lúc đó, trong suốt trung hữu đó, do sự trình diễn tương tác của năm nguyên tố, tâm thức phóng chiếu hiện tướng của một thân ý sinh, một hình dáng vi tế mà thân ý sinh đồng nhất hóa nó trong trạng thái một chủ thể, trong khi đó vào cùng một lúc, nó phóng chiếu những đối tượng này, được nhận thức theo lối hư huyễn trong trạng thái thế giới bên ngoài.

Thế nên chủ thể tâm thức này, được đồng nhất hóa với thân ý sinh của nó, phát triển những quan liên với những phóng chiếu - hình dáng này mà chúng một cách theo thứ bậc được cấu trúc trong trạng thái những uẩn khác biệt: những thọ, những tưởng và những hành. Năm uẩn chúng cùng nhau hình thành một cá thể (sắc, thọ, tưởng, hành, và thức) thì được tạo lập như vậy. Nhưng ở vào giai đoạn này của trung hữu của hữu tái sinh, ý thức sống trọn vẹn tất cả những trải nghiệm của nó chỉ trong chính nó, và cá thể như vậy chỉ gồm có bốn và nửa uẩn. Trong cách thức này, những trải nghiệm của trung hữu của hữu tái sinh sẽ kéo dài cho tới lúc thụ thai. Vào thời điểm thụ thai, thức tái sinh cấu tạo bởi bốn và nửa uẩn, kết hợp với những nguyên tố bên ngoài, hiện diện trong tinh dịch của người cha và trứng của người mẹ. Thế nên, phôi thai gồm tất cả năm nguyên tố trong những phương diện bên trong của chúng - thức – và trong những phương diện bên ngoài của chúng, đến từ những giao tử của cha mẹ (giao tử; tế bào sinh dục).

Năm nguyên tố của hư không, khí, lửa, nước, và đất hiện hữu trong phôi thai, và sau đó trong thân vật lí, trong trạng thái những xoang trống, khí, ấm nóng, những chất lỏng, và những chất đặc, xét về một mặt, và về mặt khác, trong trạng thái những nguyên lí của sự giàn trải, tính động chuyển, năng lượng, tính ướt và sự kết chặt. Hình dáng sờ mó được mà thân thâu nhận được đó là phương diện thô của sắc uẩn; một cá thể tạo lập bởi năm uẩn thì được kiến tạo như vậy, và một cách từ từ sáu quan năng cảm thức phát triển -- mắt, tai, mũi, lưỡi, xúc chạm, và tâm ý.

Trong cõi của những quan năng cảm thức khác biệt này của ý thức, hai phương diện, thanh tịnh và không thanh tịnh nổi lên. Phương diện thứ nhất (=thanh tịnh) tiến hành từ bản giác (=tính giác bản nguyên) và phương diện thứ nhì (= không thanh tịnh) từ tâm thức nhị nguyên đối đãi. Ý thức bị nhơ nhuốm và bị phiền não tiến hành từ tính nhận biết nhị nguyên đối đãi đi cùng với tất cả những thứ tiêu cực, tỉ dụ giận dữ, tham lam, vô minh, tham luyến, ghen tị, và kiêu. Về mặt khác, một ý thức tích cực sinh khởi từ bản trí với những phẩm chất của trí tuệ bát nhã, đại bi, từ bi, và tín. Hai phương diện này của ý thức đều có khắp trong toàn thể sáu thức và những quan năng cảm thức. Điều này hình thành kết quả trong những trải nghiệm khác biệt của sáu loại đối tượng: những hình dáng, những âm thanh, những mùi, những vị, những đối tượng xúc chạm, và những tâm niệm.

Để phác họa một tương tự, thức căn bản (= thức thứ tám) thì giống như người chủ hoặc vị vua; ý thức giống như con trai của ông, hoàng tử; và các thức cảm quan giống như các đặc phái viên. Đây là cách chúng ta phân biệt tám thức như thế nào. Khi hoàng tử, hoặc ý thức bị nhơ nhuốm của chúng ta, cai trị trên sáu thức cảm quan, chúng đảm nhiệm chức năng quan liên với các đối tượng của chúng bằng đường lối của sáu quan năng cảm thức.

Sự tương tác của nhiều nguyên tố trong duyên khởi phát sinh ra vô số quan niệm kiểm soát thân, ngữ và tâm. Nhiều nghiệp khác nhau được tăng hoạt bởi những huyễn tượng này để lại những tập khí trong thức căn bản, rất giống như những hạt giống được gieo trồng trong đất. Và, giống như các thành tố tương liên khác nhau, chẳng hạn như phân bón, ánh sáng, và độ ẩm ướt chúng làm cho những hạt giống sản sinh ra một mùa gặt hái, những tập khí do nghiệp duyên lưu lại thức căn bản sản sinh ra một mùa gặt hái gồm đa số những cuộc đời hạnh phúc hoặc khốn khổ, tùy thuộc vào những tập khí này là tích cực hoặc tiêu cực.

Kyabje Kalu Rinpoche

Việt dịch: Đặng Hữu Phúc

Nguồn: Tám Thức và Năm Nguyên tố chính

__________________________________

Chú thích

1. Tâm thức = thức = ý thức = thức ý = Skt. vijnana = consciousness = mental consciousness = thức thứ sáu (= the sixth consciousness) = thức mạt na (Skt. manovijnana)

Thức thứ bảy = ý = mạt na = deluded consciousness

Thức thứ tám (the eighth consciousness) = thức căn bản (fundamental consciousness)= thức alaya = thức a lại da (Skt.alayavijnana)= tạng thức = tàng thức

Thức tái sinh = rebirth consciousness = migratory consciousness = migrating consciousness

Thân ý sinh = thân tâm ý = ý sinh thân = mental body

Thế giới tâm ý = mental world.

Trung hữu = trung ấm = the between = bardo (Tạng ngữ)

Trung hữu của Tính không = trung hữu của pháp tính = trung hữu của thật tại.

Reality (thật tại ) = Skt. dharmata (pháp tính)

Clear light = quang minh giác chiếu = basic primordial wisdom = bản trí=….

Lucidity: tính giác quang chiếu

Luminosity: tính giác cảnh chiếu

Năm quan năng cảm thức = Five sense faculties = Năm cơ quan cảm thức = five sense organs = mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân

2. Sáu thức và Tám thức

(Jeffrey HOPKINS. Meditation on Emptiness. Wisdom, 1997)

Các nhà Duy thức của Kinh tạng là học phái phật giáo duy nhất chấp thuận tám thức: năm thức cảm quan, ý thức, một tâm bị nhơ nhuốm phiền não với chủ trương hữu ngã (Skt. klishtamanas = ý = mạt na) và một tạng thức (Skt. alayavijnana = thức alaya = thức a lại da). Những nhà Duy lí và các học phái phật giáo khác chủ trương chỉ có sáu thức với vài chức năng của thức thứ bảy và thức thứ tám do ý thức (=thức thứ sáu) đảm nhiệm.

Định nghĩa của một nhà Duy thức là:

một người kính trình học giới thẩm định các kết luận cuối cùng của họ trong nghiên cứu giáo pháp phật giáo mà họ sử dụng suy lí để biện giải các đối tượng bên ngoài và chủ thể, đề xướng rằng những hiện tượng duyên khởi đó, chẳng hạn tâm thức, thực sự hiện hữu (=tồn tại).

3. Phật Quang Đại Từ Điển, Thích Quảng Độ dịch, in 2000, Đài Bắc

(6 quyển 7374 trang + quyển Mục lục).

Chân như : Sanskrit: bhuta-tathata; tathata.

Chỉ cho bản thể chân thực tràn khắp vũ trụ ; là nguồn gốc của hết thảy muôn vật .
Còn gọi Như như, Như thực, Pháp giới, Pháp tính, Thực tế, Thực tướng, Như lai tạng, Pháp thân, Phật tính, Tự tính thanh tịnh thân, Nhất tâm, Bất tư nghị giới….
Trong sách Phật Hán thời kì đầu dịch là:
Bản Vô. Chân, chân thật không hư dối; Như, tính của sự chân thật ấy không thay đổi….

Hư không. Skt. akasa

(Phật quang đại từ điển. Thích Quảng Độ dịch. 2000 )

(1). Hư không: Chỉ cho pháp vô vi thanh tịnh, không bị chướng ngại.

(2). Hư không: Khoảng không bao la gồm có năm nghĩa: Trùm khắp, thường hằng, không bị ngăn ngại, không phân biệt, dung nạp hết thảy muôn vật.

Còn theo Tông kính lục quyển 6 thì Hư không có 10 nghĩa:

Không chướng ngại, cùng khắp, bình đẳng, rộng lớn, vô tướng, thanh tịnh, bất động, hữu không, không không, vô đắc.

(3). Hư không: Tên khác của Không giới. Chỉ cho khoảng không gian, nơi tồn tại của tất cả các pháp, 1 trong 6 giới.

Comments are closed.