Trung hữu của hữu tái sinh

Những hữu tình của trung hữu không thể đảo ngược lang thang trong một thân ý sinh không vững bền, chúng thì giống như thân vật lí trước đây,
Chúng có tất cả các quan năng và cảm thức và những năng lực phóng chiếu của nghiệp.
Những thân của chúng thì không bị ngăn chặn bởi bất cứ chướng ngại nào.

Jamgon Kongtrul Lodro Thaye, The Text of Surcho

Trong suốt thời kì của trung hữu của hữu tái sinh, tâm tái kiến tạo trải nghiệm của những phóng chiếu khác biệt sinh ra bởi nghiệp của nó; vào lúc cuối của trung hữu này, phan duyên bởi nghiệp đó, nó tái sinh một trong sáu cõi của sinh tử tương tục. Hoàn toàn như giấc ngủ sâu sinh ra đủ loại những trải nghiệm của thế giới chiêm bao, sau giai đoạn bất thức (unconsciousness) và những linh ảnh thoáng qua của trung hữu của tính không được miêu tả ở bài giảng trước, thì xuất hiện những trải nghiệm của trung hữu của hữu tái sinh. Đây là một trạng thái trong đó những trải nghiệm có một thật tại tương tự với những cái mà chúng ta đã quen thuộc một cách thật sự, nhưng những điều kiện của hiện hữu thì sai biệt.

Thân và Thế giới tâm ý

Trong trung hữu này, không có thân vật lí mức thô; thay vào đó, có một thân ý sinh tạo nên bởi bốn uẩn và nửa uẩn, đó là: thức, hành, tưởng, thọ và phân nửa của sắc uẩn. Những hữu tình trong trung hữu của hữu tái sinh có một sắc thân vi tế, một thân ý sinh không thể nhận biết đối với người bình thường. Những hữu tình sinh ra với một thân như thế nhận định nó như là của thân của họ và cũng có thể nhận thức những kẻ khác trong cùng một trạng thái (trung hữu của hữu tái sinh).

Nói tổng quát, chúng ta có ba loại thân. Thứ nhất có thân bình thường, được gọi là thân nghiệp duyên, bởi vì nó là kết quả của nghiệp đã hoàn toàn thuần thục; đó là thân chúng ta đương có. Thân thứ nhì là thân tập khí. Đây là thân của thế giới chiêm bao, nó kết quả từ khuynh hướng của tâm đồng nhất chính nó với một hình dáng vật lí. Nó đến từ những tập khí và những thói quen tích lũy trong trạng thái thức tỉnh. Thân thứ ba, hoặc thân ý sinh, là thân thuộc về hữu tình trong trung hữu của hữu tái sinh. Trong suốt phần thứ nhất của trung hữu của hữu tái sinh, thân ý sinh giống như phương diện vật lí của đời sống vừa mới chấm dứt. Hữu tình trong trung hữu có thể, nếu bị đe dọa, lo sợ cho đời sống của nó. Nó cũng có thể có cảm tưởng bị giết trong khi đối đầu với những kẻ thù hoặc trong những hoàn cảnh khác. Nhưng tất cả những sự biến này và những kẻ thù đều chỉ là những phóng chiếu hư huyễn sinh ra bởi những ấn tượng tiềm ẩn trong tâm; thân ý sinh không thể bị giết bởi những phóng chiếu khác mà chính chúng cũng đều là tâm ý. Mặc dù nó thì không thể bị tiêu diệt, thân ý sinh trải nghiệm tất cả các loại sợ hãi, khủng bố, và thèm khát bởi vì sự ảnh hưởng của những thói quen và những tập khí từ quá khứ. Trong tất cả chuyện này, những trải nghiệm của thân ý sinh và những hiện tướng của trung hữu của hữu tái sinh đều có thể so sánh với những trải nghiệm và những hiện tướng của những chiêm bao, nhưng chúng mạnh mẽ hơn nhiều.

Hữu tình trung hữu có năm quan năng tương ứng với năm cảm thức bình thường, thêm vào có những năng lực nhất định, tỉ dụ thần thông, cho phép nó nhận thức thế giới của chúng sinh. Nó cũng có năng lực di chuyển khắp nơi không bị ngăn trở bởi những đối tượng vật lí. Thật ra , không một cái gì có thể chướng ngại thân ý sinh. Nó chỉ phải nghĩ, tỉ dụ, về Ấn Độ, và nó ngay tức thời tìm thấy nó ở đó; nếu nó nghĩ về nước Mĩ, nó sẽ ở đó ngay lập tức; nếu nó nghĩ về nhà của nó trước khi chết, nó sẽ ở đó ngay tức thời. Hoàn toàn bằng cách nghĩ đến một nơi chốn, nó sẽ ở đó. Cũng như thế, nó chỉ phải nghĩ về hoặc mong ước đối với một cái gì đó cho trải nghiệm sinh khởi một cách tức thời.

Một cách thật sự, tâm của chúng ta nghĩ rất nhiều. Khi chúng ta ở trong trung hữu của hữu tái sinh, những tâm niệm khác nhau này kết tinh hóa và xuất hiện trong trạng thái những thật thể, sinh ra một thế giới trong dòng đại biến dịch. Sự đa thù vạn biệt của những tâm niệm, quay hướng và đổi tốc độ như một cơn gió lốc xoáy, làm cho tình trạng này không thể vững bền và khó khăn một cách cực kì.

Khi tới giai đoạn này của trung hữu, một kẻ có, tỉ dụ, một gia đình, sẽ nhớ đến căn nhà của kẻ đó. Ông sẽ thấy những người thân mến đối với ông, vợ ông, các con ông, và các thứ. Ông khao khát nói chuyện với họ, thông đạt với họ, nhưng họ không thể thấy ông và chẳng còn quan tâm đến ông; ông nói với họ, nhưng không có hồi đáp, và điều này làm cho ông đau khổ rất nhiều. Bởi vì ông không thể tạo ra cuộc tiếp xúc, ông nhận định ra ông không còn thuộc thế giới của những sự sống. Cái không có khả năng truyền đạt gây nên sự đau buồn, đau thương, và gây gổ.

Ở điểm này, ông nhận định rằng, thực tế, ông đã rời khỏi thân và có thể thấy xác chết được chôn hoặc hoả táng một cách thực sự. Những trải nghiệm khủng khiếp và đau đớn này làm ông tin rằng ông đã chết. Ông nhận thức những người thân cận và thân mến với ông đang khóc và đang đau khổ. Những cảm xúc của họ có thể làm sống lại tham luyến của chính ông. Chuyện sẽ lớn hơn nữa, nếu những kẻ được ông yêu mến không buồn rầu, hoặc, tệ hơn nữa, nếu họ sung sướng về cái chết của ông, ông cảm thấy giận dữ, và điều này làm ông đau khổ thêm nữa. Nó có thể là những người thừa kế của ông đang đấu tranh với nhau về những gì ông để lại, đó cũng là một cái nguồn khác của thất vọng và tức giận.

Một kẻ đặc biệt gắn bó với căn nhà của mình hoặc những sở hữu sẽ thấy chúng một lần nữa. Ông thấy người ta chiếm lấy các thứ ông đã từng tích lũy, sự đó làm khuấy động lên lòng tham và luyến tiếc của ông. Ông cố gắng nắm giữ chúng, nhưng không ai nhìn thấy ông, và ông vẫn hoàn toàn vô năng lực. Giận dữ thắng ông và có thể làm ông tái sinh trong một cõi địa ngục.

Vài loại trải nghiệm khác nhau của trung hữu của hữu tái sinh tùy thuộc vào hữu tình trong trạng thái đó: nghiệp tiêu cực tạo ra những hiện tướng khủng khiếp và đau đớn, trong khi nghiệp tích cực là một nguồn gốc của những trải nghiệm vui vẻ hạnh phúc.

Thời lượng của trung hữu của hữu tái sinh biến đổi; tái sinh có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào, nhưng một cách tổng quát, ở vào mỗi cuối của bảy chu kì của bảy ngày.Tái sinh có thể xảy ra sau một, hai, hoặc ba tuần. Tối đa thì luôn luôn là (49) bốn mươi chín ngày, nhưng một trung hữu rất dài có thể kéo dài tới một năm.

Nếu tâm có nhiều trải nghiệm trong những khuynh hướng tiêu cực một cách cực kì, trung hữu này chỉ có một khoảng thời gian ngắn, bởi vì hữu tình sẽ đi ngay lập tức tới các cõi thấp hơn (súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục). Cũng như thế, nếu tâm thấm tràn đầy với những khuynh hướng tích cực, tái sinh sẽ xảy ra một cách nhanh chóng nơi một cõi cao hơn (người, a tu la, chư thiên). Về một phương diện khác, nếu tập khí nghiệp tích cực giảm bớt hoặc yếu, trung hữu của hữu tái sinh sẽ kém cố định và kéo dài hơn.

Bất cứ độ dài thời kì này, những trải nghiệm và những hiện tướng mà người chết nhận thức trong phần đầu của trung hữu của hữu tái sinh quan liên tức thời với đời sống trước. Thế rồi nghiệp dần dần làm những hiện tướng này mờ nhạt đi, trong lúc đó những hiện tướng của đời kế tiếp bắt đầu ứng hiện. Lúc đó những trải nghiệm tiến đến cho biết rằng đời kế tiếp sẽ ra sao. Một cách luôn luôn, trong suốt ba tuần đầu, thức tái sinh cư trú trong một thế giới nơi mà những trải nghiệm của nó giống nhiều với những trải nghiệm của đời trước. Rồi thì, ở lúc bắt đầu tuần lễ thứ tư, nó bắt đầu nhận thức thế giới trong những cái nó sẽ vào tái sinh.

Trong giai đoạn này của trung hữu, sáu dấu hiệu, trong hình dáng của những trải nghiệm khác biệt, ứng hiện trong những đường lối rất thoáng qua và không thể tiên đoán được, chúng gợi ý cho biết nghiệp và tái sinh sắp đến. Sáu dấu hiệu này là những môi trường tự nhiên khác nhau của cư trú, tập hợp điều kiện ảnh hưởng sinh sống, phong cách cư xử, thực phẩm, nhóm hữu tình quan liên, và những trải nghiệm tâm ý hoặc những nhận thức chúng lưu chuyển từng sát na.

Cũng có bốn trải nghiệm chúng xảy ra giữa tất cả hữu tình trong trung hữu này: đây là những âm thanh khủng khiếp được gọi là bốn kinh sợ: sự sụp đổ của một quả núi, một đại hải tràn nuốt, một đại hỏa cháy rực, và một cuồng phong xoáy lốc. Những trải nghiệm này tương ứng với những cái chết nhỏ trong trung hữu đó, trong trạng thái những gió nhất định được chuyển hoàn lại. Sự chuyển hoàn của gió đất sinh ra cảm tưởng bị chôn vùi dưới một quả núi khổng lồ hoặc dưới một căn nhà. Vào lúc chuyển hoàn của gió nước, có một cảm giác mất chân đứng và đang chìm trong đại hải. Vào lúc chuyển hoàn của gió lửa, có một cảm giác của sự bị nướng trong một ngọn lửa mênh mông, và vào lúc chuyển hoàn của gió khí, có một cảm giác của sự bị cuốn bay, như là bị gió bão mang đi.

Cũng có trải nghiệm của ba sâu thẳm trong trung hữu này. Hữu tình trung hữu có cảm tưởng của sự đang rơi vào trong một cái giếng hoặc đường hầm màu trắng hơi xám, màu hơi đỏ, hoặc tối đen; đây là cái được sinh ra do sự ứng hiện của những khuynh hướng tiến về căm ghét, dục tham, và vô minh, một cách thứ tự tương ứng.

Thời điểm của Tái sinh

Ở điểm này, thời điểm của tái sinh duyên hội xảy ra. Có bốn loại khả hữu của tái sinh: tái sinh thai tạng, tái sinh hóa hiện, tái sinh từ nhiệt và ẩm ướt, và tái sinh từ trứng; đôi khi chúng được kết hợp. Những sinh vào địa ngục hoặc những cõi trời là những hoá hiện.

Tái sinh thì được đi chung với những trải nghiệm khác biệt:

Hữu tình trung hữu - thức tái sinh, hoặc bardoa trong Tạng ngữ - trải nghiệm cái lạnh băng giá của miền địa cực thì bị hấp dẫn lôi cuốn đến một ngọn lửa đang cháy. Đây là cái cách như thế nào mà nó đi đến chỗ cuối là bị sinh trong một địa ngục nóng đỏ.

Hữu tình trung hữu cũng có thể bị sợ hãi một cách cực kì và, cảm thấy để được an toàn, đi trốn trong một cái lỗ. Đây là cái cách như thế nào mà nó được tái sinh trong cõi súc sinh.

Nếu hữu tình trung hữu có nghiệp tích cực, nó có thể nhận thức một xứ có chư thiên với một cung điện mĩ lệ. Tiến tới được xứ đó, nó được tái sinh trong những cõi trời của trường thọ, trong cõi đó nó thọ hưởng một thân quang minh suốt một thời gian rất dài.

Nếu hữu tình trung hữu được tái sinh qua thai tạng (=tử cung) trong trạng thái con người, cộng thêm vào đó các nghiệp cần thiết, ba thành tố phải đi chung với nhau: hữu tình trung hữu, tinh trùng của người cha, và trứng của người mẹ. Hữu tình trung hữu nhận thấy cha mẹ đang giao hợp. Nếu hữu tình trung hữu sẽ được tái sinh trong trạng thái nam, nó cảm thấy cảm thức hấp dẫn hướng về người mẹ và có cảm thức chống đối hướng về người cha. Nếu hữu tình trung hữu sắp được tái sinh trong trạng thái nữ, có sự ngược lại -- cảm thức hấp dẫn hướng về người cha và cảm thức chống đối hướng về người mẹ -- sẽ duyên hội xảy ra. Vào thời điểm của thụ thai, tinh dịch của người cha và trứng của người mẹ và hữu tình trung hữu hoặc thức tái sinh thành hợp nhất. Những giao tử là những phương diện bên ngoài của tinh chất trắng nam và tinh chất đỏ nữ. Chúng chứa tiềm năng cho những thành tố căn bản khác nhau – hư không, khí, lửa, nước và đất trong những phương diện bên ngoài của chúng. Hữu tình trung hữu, với thân ý sinh của nó, chứa những thành tố căn bản này trong những phương diện bên trong của nó. Vào thời điểm của thụ thai, có một sự đông đặc của năm thành tố căn bản bên ngoài và năm thành tố căn bản bên trong. Đây là cách như thế nào một cá nhân sinh khởi. Với sự dung hợp này của hai giao tử và hữu tình trung hữu (=thức tái sinh), đi đến một thời kì của bất thức. Một cách có thứ bậc, ở vào thời kì bắt đầu của phát triển phôi, thức sẽ được tìm thấy. Vào thời gian này, không có biệt lệ ngoại trừ, tất cả những kí ức hồi nhớ của hữu tình trung hữu thì bị mất đi.

Hoặc chúng ta là Phật tử hoặc không là, chúng ta được nối kết với một truyền thống hoặc một truyền thống khác, điều quan trọng nhất cho chúng ta vào lúc chết là nhận biết sáng tỏ tâm của chúng ta và bản chất của chúng ta và giờ đây tu tập để đạt đến lí hội thông hiểu này.

Kyabje Kalu Rinpoche

Việt dịch: Đặng Hữu Phúc

Nguồn: Trung hữu của Hữu tái sinh

Chú thích

Khi cha mẹ đang giao hợp, thức tái sinh đi vào, qua miệng người cha, rồi qua đầu cơ quan sinh dục người cha và qua cơ quan sinh dục người mẹ.

Comments are closed.