Đức tôn quý Karmapa đời thứ 17

“ Khi nghe tin Karmapa Tôn quý ( Rinpoche )có ý định trốn khỏi Tây Tạng sang Ấn độ,tôi rất lo, làm cách nào vượt biên? Nhưng thật tuyệt diệu khi tôi gặp Rinpoche. Chúng tôi bàn về lý do chánh cùng ý định vượt thoát Tây Tạng của Rinpoche trước hết. ' Với nguyện vọng và ước muốn có thể hoằng pháp lợi sanh cho dân Tây Tạng và đem Phật giáo Tây Tạng truyền bá, điều này không thể thực hiện được tại trong xứ Tây Tạng. Thúc đẩy bởi nguyện vọng này mà Rinpoche quyết định ra đi'. Đây là những gì mà Rinpoche cho tôi biết, điều này làm tôi rất vui mừng, tôi nói, tốt, tốt lắm”.

His Holiness The Dalai Lama 

Đức Karmapa trốn khỏi Tây Tạng cùng một ít tuỳ tùng vào ngày 28-12-1999 đến Dharamsala ngày 5-Jan-2000. Đức Karmapa sanh ngày 26-June-1985 tại Kham với đầy đủ dấu hiệu cát tường có thể thấy của một vị thánh tăng khi tái sanh. Vào ngày ra đời, một cầu vòng ngũ sắc hiện ra trên nền trời trong vắt không chút mây, và tiếng loa ốc sa cừ nổi lên vang khắp làng đều nghe.

Đức Karmapa là vị tái sanh thứ 17 thuộc dòng truyền thừa Karmapa từ thế kỷ thứ 12. Vị thứ nhất là đệ tử của Ngài Gampopa. Rinpoche lên ngôi vị năm 1992 tại Tsurphu, cách hai tiếng lái xe từ thủ đô Lhasa. Tu Viện Tsurphu là nơi các vị Karmapa ngự.

Đức Phật Thích Ca thọ ký cho đức Karmapa sẽ là đức Phật thứ sáu: Phật Simha ( Sư Tử Phật). ( Trong Hiền Kiếp này sẽ có một ngàn vị Phật ra đời. Vị thứ nhất: Phật Câu Lưu Tôn – Krakucchanda, 2- Phật Câu Na Hàm Mâu Ni – Canadamouni, 3- Phật Ca Diếp – Kacyapa, 4- Phật Thích Ca Mâu Ni – Cakyamouni, 5- Phật Di-Lặc – Maitreya, 6-Phật Sư Tử – Simha, LND ).

Trong kinh điển đạo Phật cho biết người nào gặp đức Karmapa sẽ tịnh hóa được nghiệp xấu ác cả bảy đời, và nếu người đó một lòng tu tập thì bảy kiếp trong tương lai sẽ gặp nhiều thiện duyên.

“ Vào lúc 14 tuổi, Rinpoche đã thể hiện đầy đủ sức mạnh của một vị Karmapa”, Giám đốc Ward Holmes, cũng là nhà sản xuất cuốn phim gần đây nhất về đức Karmapa thứ 16, “ The Lion Begins To Roar” được trình chiếu khi Rinpoche trốn thoát Tây Tạng. Ông Ward gặp đức Karmapa 16 vào năm 1971. “ Tôi đã từng làm tài xế và thủ quỷ cho Tu Viện ở Woodstock – NY, tôi một lòng giúp đở đức Karmapa. Được gần gũi với Ngài,Ngài giúp cho lòng tự mãn và cái ngã của tôi được quân bình. Làm việc qua lại với đồ hình Mandala cũng y như làm việc với đức Karmapa 16, nhưng cá tánh của đức Karmapa 17 lại rất khác”, tôi có cảm tưởng như thế. Ông Ward cũng là giám đốc của cơ sở Tu Viện Tsurphu, nơi đang thực hiện cuốn phim về cuộc đời Ngài Karmapa tại Ấn độ. Từ khi đến Ấn độ, đức Karmapa 17 ngụ tại Tu Viện Gyuto Tantric, cách Ganj 25 cây số, và đã tiếp khách viếng thăm. Rinpoche được phỏng vấn ba lần bởi Jason Shannon Clement và Michael Parry:

– Tại sao Ngài đến Ấn độ?

– Tôi đến Ấn độ để bảo vệ và giữ gìn văn hóa của tôi, thực hành Phật pháp, và truyền bá tâm bồ đề cho chúng sanh. Mặc dù tôi phải rời xa Tu Viện, tài sản,

cha mẹ, nhưng việc hoằng pháp lợi sanh vẫn cần thiết hơn. Tôi muốn giúp đở tất cả chúng sanh, sông núi, cây cỏ và muôn vật.

– Vai trò của vị Karmapa cùng những hoạt động của Ngài là gì?

– Vai trò không phải chỉ riêng cá nhân tôi mà cho tất cả các vị Karmapas. Đối với đạo Phật ở Tây Tạng thì sự đóng góp của các vị Karmapas vô giới hạn. Dòng truyền thừa này đã giúp vô số chúng sanh. Đây là bổn phận của tất cả các vị Karmapas giúp khai mở tâm từ bi và tình thương cho tất cả, đặc biệt đối

với dân Tây Tạng và để giữ gìn văn hoá cùng tôn giáo Tây Tạng. Phật pháp trường tồn và phát triển do bởi rất nhiều vị thầy vĩ đại, đặc biệt là các vị Karmapas tiền bối.

– Có một sự tiên đoán bởi đức Phật Thích Ca rằng sau 2,500 năm sau giáo pháp của Ngài sẽ truyền bá sang Tây phương. Phận sự của Rinpoche trong việc tiên đoán này là gì? Rinpoche có ý định truyền bá Phật pháp cách nào?

– Lời Đức Phật Thích Ca tiên đoán sẽ thành sự thật. Không ai có thể phê phán điều này. Lẽ đương nhiên, sự tiên đoán sẽ xảy ra. Về phần tôi, tôi không thể

nói. Riêng vị Karmapa không thể truyền bá Phật pháp một mình. Không phải chỉ đơn giản một danh từ ứng dụng vào một người. Dù sao, ý nghiã của chữ

Karmapa có thể nói lên ý nghiã. Từ này theo Bắc Phạn là: Karma-ka, có nghiã là dòng chảy của nghiệp. Tạng ngữ dịch là Karmapa. Tôi là biểu thị các hành

động của tất cả chư Phật. Tôi truyền bá giáo pháp của Phật và chư bố tát trong mười phương. Tôi không thể nói giáo pháp sẽ đi về đâu. Hảy nhìn và tìm chung quanh.

– Người Tây phương chúng tôi rất thích thú về lời tiên đoán này. Chúng tôi có thể đóng góp đặc biệt những gì?

– Giáo pháp đức Phật dạy thì vô số. Tôi không thể nói những gì cá nhân có thể làm. Nói chung, bạn có thể thử phát tâm từ bi, giúp đở và đem tình thương đến cho tất cả chúng sanh. Có một động cơ trung thực và tu tập hành trì. Đây là cốt tủy giáo pháp Phật dạy.

– Chúng tôi rất thích nghe Ngài gồm chung cả núi sông, cây cỏ, muôn loài, trong lời phát nguyện của Ngài đối với chúng sanh. Ngài có lời gì chia sẻ với giới

trẻ?

– Điều quan trọng chách là phải có sự giáo dục đúng. Giáo dục đúng lấy căn bản từ văn hoá, gìn giữ truyền thống, giáo dục sự hiểu biết. Tất cả những điều này có gốc từ thiền định. Giáo dục đúng cần sự chỉ dạy về những thói quen tốt. Rất quan trọng để học sinh được tự do. Các em cần tự do để bày tỏ cảm giác mình và để biết đưọc cách nào tốt nhất giúp ích tất cả chúng sanh.

Đức Karmapa 16 du hành tới Arizona năm 1974 để gặp các bô lão của dân Hopi Native American. Ngài hoàn thành lời tiên tri của họ, “ Khi người đội mũ đỏ tới Tây Phương sẽ xây dựng nhịp cầu trí tuệ giữa Đông phương và Tây phương”.

– Đức Karmapa 16 đã trao đổi sự liên hệ với dân Hopi Native American. Theo Ngài thì sự liên hệ này thế nào và Ngài có ý định tiếp tục không?

– Sự giao thiệp này thật tốt đối với đức Karmapa 16 vào thời đó. Bây giờ thì thật khó nói những gì có thể xẩy ra. Tôi quan tâm tới thời điểm đúng và nghiệp quả đúng. Nguyên nhân và hoàn cảnh phải hội đủ. Nếu như cần thiết và đúng thời cơ thì sẽ xảy ra. Nếu không, sẽ không xẩy đến.

Stephane Allix:

– Là vị Karmapa, ngài có cảm tưởng thế nào?

– Không phải tuỳ thuộc vào cảm giác tôi. Tôi được công nhận là vị tái sanh thứ 17 của dòng Karmapa qua tờ di chúc của đức Karmapa 16 để lại khi Ngài Niết bàn và qua trí tuệ của vị thầy tâm linh vĩ đại ( Đức Dalai Lama ). Theo cá nhân tôi rất may mắn đã tích lũy phước đức và thanh danh. Vì lý do này mà người ta có lòng tin nơi tôi; vì nghiệp nhân tốt của tôi và tình thương cho tất cả chúngsanh.

– Ngài có còn nhớ về các kiếp đã qua?

– Tôi không thể nói tôi còn nhớ, nhưng tôi cảm giác một sự tôn kính vô biên và liên hệ mật thiết đến với các bậc tiền bối trước.

– Những hành động quan trọng nhất của Ngài là gì?

– Bổn phận chánh của tôi là giúp ích tất cả chúng sanh. Đem hạnh phúc và bình an đến cho họ. Còn các hành động khác sẽ theo sau.

– Khi nào và cách nào Ngài trốn thoát khỏi Tây Tạng?

– Tốt hơn là không nên nói về chi tiết cuộc trốn thoát của tôi khỏi Tây Tạng, nếu tôi nói thật, thì không có lợi lúc này. Tôi không có lý do đặc biệt nào về việc

quyết định ra đi. Là nguời tái sanh của đức Karmapa 16, tôi muốn hoằng hóa độ sanh. Điều này có thể thực hiện được nơi một xứ linh thiêng như nước Ấn

độ. Thứ hai, cũng là điều mong ước của tôi để giúp ích cho dân Tây Tạng và tôi chắc chắn rằng tôi được nhiều lợi ích hơn nếu tôi sống bên ngoài nước Tây Tạng. Thứ ba, Đức Dalai Lama và vị lãnh đạo người Tây Tạng mà Ngài không được đảng Cộng sản Trung quốc thừa nhận. Vì thế, người dân bị cưỡng bức chỉ trích Ngài, và, cho tới hiện giờ, tôi chưa bị. Nhưng tôi biết trong tương lai khi thời điểm đến họ sẽ dùng tôi làm con rối.

Jindali Doelter:

– Làm thế nào để chúng tôi, những người sống trong môi trường sôi động, cô lập được tâm mình một cách hữu hiệu nhất trong không khí náo nhiệt Tây phương để tránh khỏi bị cuốn hút theo?

– Nhận biết tâm mình và luôn luôn ý thức những hành động đang làm là một cách hữu hiệu nhất. Đời sống của chúng ta có thể rất bận rộn nhưng không vì thế mà làm tâm rối loạn, vì tâm điều khiển tất cả. Dù cho mình có trốn một nơi hoang vắng nào, tâm cũng có thể rất xáo trộn. Tâm thì chỉ có một dù cho ở

thành phố hay nơi hoang vắng.

– Ngoài phương pháp tịnh hóa ra, có thể ngăn chận những hành vi xấu qua ý chí?

– Vâng, chúng ta có thể điều khiển sự vô minh của chúng ta, giận tức hay bất kỳtrạng thái độc hại nào của tâm. Nếu như cơn giận dữ khởi lên mạnh bạo, chúng ta có thể tu tập pháp tĩnh thức, coi bản thể của cơn giận là gì và do nguyên nhân nào. Nếu bạn phân tách cách này bạn có thể ngăn chận tâm mình bằng ý chí.

– Làm cách nào để sự cầu nguyện thành công?

– Tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân – cách bạn cầu nguyện. Bạn cầu nguyện bằng miệng nhưng bạn cần phải hiểu rõ lời mình cầu nguyện. Thí dụ, nếu bạn trì chú

Kim Cang Tát Đỏa cùng lúc hình dung tự thân mình là Bồ Tát Kim Cang không khác, thì bạn có thể tịnh hóa hết các nghiệp xấu; bản thể của tâm bạn là một với Bồ Tát Kim Cang. Đây là cách cầu nguyện và tích luỹ phước báo.

– Đau khổ vì không bao giờ nhận ra chân thể vạn pháp và bị cảm giác này bao vây. Cách nào tốt nhất để phấn khởi sau cảm giác bị đau khổ phủ trùm và kẹt

vào vòng sanh tử?

– Có hai cách: cố gắng phân tách bản thể của cảm giác bạn có và tịnh hoá nghiệp.

– Rất nhiều người Tây phương trong vòng 30 năm nay trở lại hầu như rất khó cho họ giữ trọn tâm xuất gia. Ngài có nghỉ rằng người cư sĩ hay các tu sĩ sẽ

bành trướng giáo pháp Phật trong phương Tây?

– Được xuất gia là một truyền thống quan trọng và phương pháp này được đức Phật đề xướng. Không phải chỉ có một cách. Rất nhiều đại bồ tát đạt giác ngộ từ người cư sĩ. Xuất gia hay không xuất gia không giống nhau. Những đại sĩ này rèn luyện con đường chân chánh, đặc biệt là Kim Cang thừa và đạt giác

ngộ cách này. Nếu trong tương lai Phật pháp được truyền bá bởi người xuất gia hay không xuất gia – tôi không thể nói. Con đường thể hiện không cùng, chỉ có đức Phật mới biết.

– Đức Karmapa 18 tái sanh có thể trong thân người nữ?. Tại sao không có thêm những vị thầy vĩ đại tái sanh trong dạng nữ hiện giờ?

– ( cười ) Vâng, trong tương lai có lẽ sẽ có nhiều vị nữ tái sanh, nếu thời cơ đúng. Dorje va Khandro Yeshe Tsogyal, là hai vị thầy vĩ đại trong dạng nữ. Số

người nam và nữ tái sanh không đồng nhau, nhưng đây không phải là điểm chánh, điều quan trọng là chúng sanh có được lợi ích không. Cách các vị

Karmapa tái sanh hiện giờ là luật tự nhiên. Các vị Karmapa tương lai có thể tái sanh trong dạng nữ, điều này có thể xảy ra. Đây không phải là câu hỏi thíchhay không thích, mà là những gì tốt nhất cho hoàn cảnh đang thời sẽ thể hiện.

– Tái sanh trong xứ Tây Tạng có lợi gì thay vì tại nước Hoa Kỳ, nơi mà đức Karmapa 16 tịch diệt?

– Trong quá khứ, hệ thống tái sanh chỉ xuất hiện tại xứ Tây Tạng – vài điều như thế, cho tới khi sự hiểu biết về hệ thống này không còn thành lập, thì không

cần thiết tái sanh tại phương Tây. Trong tương lai có thể sẽ có vài vị thầy vĩ đại sẽ tái sanh vào Tây phương. Không có lý do gì không, nếu hệ thống này đã

được hiểu rõ.

– Tây phương, nhất là tại Mỹ, lớp trẻ cùng lứa tuổi như Ngài ( tuổi 15 ) có nhiều khó khăn để đương đầu với bạo động và chém giết tại trường học. Ngài có

thông điệp gì nhắn gởi lại cho thế hệ trẻ lớn lên trong môi trường bạo động?

– Nói chung về thế hệ trẻ và trẻ em còn lệ thuộc vào người lớn được cha mẽ nuôi dưỡng. Cha mẹ phải dạy bảo và giáo dục chúng.. Nếu đứa trẻ không được dạy bảo và cung cấp cho một cuộc sống tốt đẹp, thì rất khó. Hệ thống giáo dục ảnh hưởng toàn quốc. Thế gìới tuỳ thuộc vào thế hệ trẻ để bảo tồn và tôn trọng văn hoá, truyền thống và giữ sự tôn kính cha mẹ. Thế hệ trẻ cũng có bổn phận như thế. Chúng không nên xem thường bổn phận mà phải dẫn đầu thế giới tương lai với sự hiểu biết về giá trị con người, sống trong hoà bình và đoàn kết. Chúng cũng có bổn phận phát triển, học vấn, làm gương mẫu cho thế giới. Nếu được như vậy thì không còn chỗ cho bạo động sanh khởi. Mỗi cá nhân nên sống một cuộc sống bất bạo động và chọn bạn là người có ảnh hưởng tốt cho mình. Rất quan trọng để bảo tồn truyến thống của tất cả các nước. Phải nên hiểu biết như thế.

– Nếu Ngài có thể gặp tổng thống Clinton ngày mai, Ngài sẽ nói những gì? ( Năm 2000 là năm ông Clinton làm tổng thống ).

– Nếu ngày mai tôi gặp tổng thống Clinton, tôi cũng sẽ không có gì để nói. Vì ngày mai sẽ không bao giờ đến. Nhưng nếu tôi gặp tổng thống hôm nay, tôi sẽ

có rất nhiều điều để nói – phần nhiều nói về hòa bình cho nhân loại.

Jindati Doelter

Việt dịch : T.N. Trí-Hòa

Comments are closed.