Sự quân bình

Sự cân bằng cần thiết cho cả thiền định và đời sống hàng ngày. Quá ép buộc và thúc bách chỉ tạo ra căng thẳng, cứng rắn, hoang tưởng và đau khổ. Quá buông lung hay lười biếng thành ra thiếu tập trung, thiếu sức mạnhảo giác, mơ tưởng hão huyền. Để biết cách thiền định như thế nào, Ngài Patrul Rinpoche khuyên chúng ta hãy lưu ý đến câu chuyện trong kinh như sau:

A Nan, một đệ tử chính của đức Phật, dạy Shravana làm sao để thiền địnhTuy nhiên, Shravana không thể thiền định được tốt vì đôi khi tâm trí quá kềm chặt và lúc khác lại buông lỏng. Khi trường hợp này được trình lên đức Phật, Ngài hỏi Shravana: “Này ông, khi còn ở nhà, ông đánh đàn rất hay phải không?”

Shravana trả lời: “Vâng, con đánh hay”.
Đức Phật hỏi: “Âm thanh hay của đàn do lên dây chặt hay lỏng?”
Shravana trả lời: “Bạch Phật, không phải cả hai thứ đó, âm thanh hay là do sự cân bằng của dây đàn”.
Bấy giờ, đức Phật bảo: “Vậy tâm của ông cũng cần phải như vậy”.
Sau này, bằng sự thiền định trong một cách thức cân bằng, Shravana đã đạt được thành quả của việc tu tập.

Trong thiền địnhchúng ta hoàn toàn chú tâm và đem hết năng lực để thiền định, và trong cách này là gắng sức. Nhưng chúng ta không cảm thấy căng thẳng và trong cách này thiền định là sự không cố gắng. Giống như dây đàn, chúng ta vừa chặt vừa lỏng. Nói khác đi, tỉnh táo mà không căng thẳng. Nếu lười biếng, tâm ta không vững chắc và tĩnh lặng. Nếu cưỡng ép, chúng ta đốt hết năng lực và kết thúc trong bám chấp. Trích dẫn Ngài Machig Labdron, một nữ đạo sư nổi tiếng của Tây Tạng, Ngài Patrul Rinpoche viết:

Điểm thiết yếu của quan điểm thiền định
Nằm trong thắt chặt và buông lỏng.
(Đầu tiên làm chặt được ở mức chặt
Sau đó nới lỏng ra ở mức lỏng
Như vậy tinh hoa của sự thấy ở đó.)

Sự linh hoạt là chìa khóa duy trì sự thăng bằng của tâm chúng ta trong những tình huống hàng ngày. Ngài Atisha, một trong những Đại Sư Phật giáo Ấn Độ ở thế kỷ thứ mười viết:

Bất cứ khi nào tâm bạn quá cao,
Cần thiết đánh tan kiêu mạn đó
Bằng cách nhớ lại những lời dạy của Thầy.
Bất cứ lúc nào tâm bạn quá thấp,
Cần phải có nguồn cảm hứng.
Bất cứ lúc nào đối mặt với đối tượng thèm muốn hay sân hận,
Hãy thấy chúng như những ảo giác hay những xuất hiện huyễn hóa.
Bất cứ lúc nào nghe điều không hấp dẫn,
Hãy xem chúng như những tiếng vang.
Bất cứ khi nào thân thể bị tổn thương,
Hãy nhận lấy như kết quả của nghiệp.

Giống như một chuỗi động tác của người trượt băng, vẫn thăng bằng trong lúc quay tròn và làm những kỳ công đáng ngạc nhiên trên băng, chúng ta cần nhận biết trung tâm của mình. Nếu chúng ta đi vào những cực đoanchúng ta sẽ mất trung tâm bình an và trở nên mất thăng bằng. Chẳng hạn, trong mối liên hệ giữa chúng ta và người khác, chúng ta cần tình bạn và trợ giúp, và chúng ta cũng cần độc lập.

Người ta rơi vào cực đoan trong liên hệ giữa họ và người khác. Một số cha mẹ làm ngộp con cái mình trong những liên hệ quá phụ thuộc lẫn nhau. Những bậc cha mẹ khác lại sợ tình cảm thân mật và không cho con cái họ sự trợ giúp đầy đủ. Đúng là mỗi một người đều có thể tự đứng trên hai chân mình. Nhưng nhìn chung, sự thân mật nuôi dưỡng và cho phép con cái – và cha mẹ – lớn mạnh về mặt tình cảm. Cha mẹ phải nói chuyện và tham gia vào những trò chơi trong cuộc sống của con mình và bày tỏ tình thương nồng ấm với chúng. Họ cũng phải để cho con mình thành một người độc lập không phụ thuộc. Đây là sự thăng bằng mà chúng ta cần.

Nhiều đứa trẻ trưởng thành trách móc cha mẹ về những vấn đề thuộc tình cảm, hay nổi loạn chống lại bất cứ ai áp dụng quyền lực trên chúng. Chúng ta cần phải hiểu quá khứ của mình, nhưng trách móc không mang lại tự do. Nếu chúng ta vướng mắc vào bực tức và giận dữchúng ta có thể tạo ra những chất độc bên trong ta và bám vào chúng để bị tổn hại. Sự chữa lành là câu trả lời. Hãy nhìn quá khứ xem là cái gì, rồi tha thứ và quên đi. Đây là cách để tìm thấy an bình.

Tự tin thái quá, sợ phải dựa vào người khác làm cằn cỗi sự tăng trưởng tình cảm và tâm linh của chúng ta. Một số người bác bỏ ý tưởng dựa vào ai khác ngoại trừ chính họ. Nhưng bằng sự quá kiêu mạn hay quá sợ hãi, họ chối bỏ lợi ích của chính họ về sự đào luyện tâm linh. Họ nghi ngờ vị thầy hay giáo lý có thể giúp họ, và những nghi ngờ này khiến họ cách xa sự chữa lành. Hoàn toàn tự do không phụ thuộc vào những người khác là có thể được, nhưng với phần đông chúng ta sự cố gắng được hoàn toàn độc lập khi chúng ta học làm sao đối xử với những khó khăn là một sai lầm.

Chúng ta cần người khác giúp đỡ để đời sống bớt là một cuộc chiến đấu. Sự trợ giúp của gia đình, bạn bè, và cộng đồng là rất tốt. Đồng thời, trong sự cố gắng phát triển tâm linh và tình cảm, chúng ta phải đi trên chính bước chân và những khả năng của mình, không theo lịch trình của người nào khác. Trong mỗi hoàn cảnhcuối cùng nếu chúng ta có thể tĩnh lặng và buông lỏng, thì chúng ta sẽ tìm thấy cân bằng.

Đức Tulku Thondup Rinpoche

Việt dịch: Tuệ Pháp

Trích: Năng lực chữa lành của Tâm - NXB Tôn giáo

Comments are closed.